Hoa Sen (Liên Hoa)
Tên khoa học
Nelumbo nucifera Gaertn
Hoa sen thuộc họ gì? Sen thuộc họ Sen Súng (Nelumbonaceae)
Tên khác
Hoa Sen còn có tên khác là Liên Hoa
Nguồn gốc
Liên hoa là hoa của cây Sen, là loại thực vật xuất hiện rất sớm khoảng những năm 1979, có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó Cây Sen đen tìm thấy ở nhiều khu vực khác như vùng Á-Âu và Trung Quốc. Cây Sen hiện nay được phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới như châu Á , châu Mỹ. Tại Việt Nam hiện nay chỉ có 1 loài Cây Sen được mọc hoang ở vùng đồng bằng Tháp Mười thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp.Bên cạnh những loại Cây Sen mọc hoang cũng có nhiều Cây Sen được trồng trong các vùng ao, hồ nước ở các vùng trung du và đồng bằng từ bắc tới nam. Di ưa khí hậu ẩm và khí hậu nóng, Cây Sen cũng được trồng nhiều ở những vùng Đông Nam Á đến Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ và 1 số tỉnh thuộc phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam có đưa thử Cây Sen lên trồng tại vùng núi cao Sa Pa thì thấy câu sinh trưởng kém thậm chí là cây chết.
Đặc điểm thực vật
- Cây Sen là cây thảo sống dưới nước và có chiều cao > 1m, to khỏe. Thân rễ mọc bò, mập trong bùn và bén rễ ở những mấu từ đó mọc lên lá và thân. Đời sống của sen phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình phát triển và sinh trưởng của lá . Nếu trong thời gian 2-3 năm mà cắt toàn bộ pần lá trên mặt nước của sen đi thì phần than rễ của sen ở dưới lớp bùn sẽ không sống được và chết. Sen sẽ bán tàn vào mua đông và có thời gian sinh trưởng mạnh nhất là vào mùa hè và thu. Sản lượng sen hàng năm ở Việt Nam rất lớn có thể cung cấp từ vài trăm tấn đến hàng ngàn tấn hạt sen cho cả thị trường trong nước và nước ngoài.
- Hoa sen to và mọc riêng lẻ trên các cuống dài, có phủ đầy gai nhọn, cuống hoa phẳng đường kính của hoa khoảng 8-12mm và có màu hồng, trắng hoặc hồng đỏ tùy từng loại sen. Lá đài 3-5, có màu lục nhạt, sớm rụng, cánh hoa nhiều và cánh ngoài to dần càng vào trong cánh càng khum lòng màng, những cánh hoa giữa và trong nhỏ dần, giữa nhị và cánh hoa có những dang chuyển tiếp, nhị hoa màu màu, rất nhiều nhị, chỉ nhị có phần phụ, mảnh thơm và màu trắng. Bộ nhụy hoa gồm nhiều lá noãn các lá noãn này tách rời nhau và nằm trên cùng 1 đế hoa hình nón ngược được gọi là gương sen. Mùa ra hoa là tháng 5-6 hàng năm.
Bộ phận dùng
- Cây sen có nhiều bộ phận dùng: hoa, lá, tâm, hạt sen, gương sen, ngó sen, tâm sen.
- Hoa sen có thể sử dụng cánh hoa sen, gương sen, tua nhị sen, nhụy sen.
Thu hái, chế biến
Cây Sen ra hoa vào tháng 5-6 hàng năm, khi hoa sen to, mập thì có thể thu hái khi hoa còn ở dạng nụ to hoặc dạng bông đã nở. Hoa sen có thể dùng trực tiếp hoặc làm khô để sử dụng. Nhụy sen đem đi phơi khô và bảo quản cẩn thận.
Tính vị, quy kinh
Hoa Sen có vị ngọt sáp, tình bình quy vào kinh thận và tâm.
Thành phần hóa học
- Gương sen có chứa 0,6% chất béo, 4,9% chất đạm, 9% carbohydrat và 0,017% vitamin, chứa 4 alcaloid là nuciferine, liriodenine luciferin, N-noramepavin, các flavonoid quercetin và isoquercitrin.
- Nhị sen có chứa 61 thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó 73% là các hydrocarbon mạch thẳng; 1,4-dimethoxybenzen, linalol, limonen, terpunen -4-ol.Tua nhị sen có chứa tanin.
- Ngó sen chứa 8% asparagin, 70% tinh bột, arginin, tyrosinglucose, trigonellin, vitamin B, C,A, PP, tinh bột và lượng nhỏ tanin.
Tác dụng dược lý
- Nuciferin trong gương sen có tác dụng co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương, chống ho, chống viêm yếu và giảm đau, kháng serotonin và có khả năng phong bế thụ thể adrenergic. Các dẫn chất của nornuciferin dưới dạng hydrocloride hay hybromide có tác dụng gây giật rung mạnh khi dùng cho chuột nhắt trắng theo đường tiêm phúc mạc. Nuciferin có tác dụng an thần giúp dưỡng an thần và làm kéo dài giấc ngủ cho chuột trắng gây ra bởi pentobarbital. Trên điện não đồ ở chuột cho dùng liều 100mg/kg/ngày trong 4 ngày liền cho thấy Nuciferin làm tăng cường quá trình ức chế trong các tế bào thần kinh thể lưới thân não, vùng vỏ não cảm giác vận động ( Nuciferin làm tăng sóng chậm delta và làm giảm thanh phần sóng nhanh beta).
- Nước sắc nhị sen có tác dụng ức chế bacillus proteus, tụ cầu vàng.
- Dịch chiết từ hoa sen có tác dụng kháng 1 số loại vi khuẩn gram dương và gram âm.
- Dịch chiết gương sen có tác dụng chống chảy máu và thành phần hoạt chất quercetin là hoạt chất chính của gương sen.
- Qua nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc chế từ Hoa Sen trên tử cung cô lập ở những con vật là chuột có thai và không có thai cho thấy Hoa Sen có tác dụng làm yếu cơ. Với những thí nghiệm trên tử cung cô lập ở động vật thí nghiệm là thỏ thì lại thấy Hoa Sen có tác dụng kích thích. Khi dùng trên thỏ cái uống nước sắc Hoa Sen cũng cho thấy tác dụng tương tự như vậy. Đối với ruột bị cô lập, Hoa Sen làm giảm sự co bóp.
- Khi cho chó uống nước thấy huyết áp tăng lên và lượng nước tiểu thì lại giảm xuống.
Công năng chủ trị
Hoa Sen có tác dụng bổ thận, thanh tâm, sáp tinh, chữa băng lậu, cầm máu, chữa chứng hay quên.
Liều dùng
Liều dùng của nhụy sen là 5-10g/ngày.
Gương sen: 8-12g/ngày.
Bảo quản
Hoa Sen bảo quản ở nơi kín, khô ráo, thoáng mát.
Một số bài thuốc có chứa Hoa Sen
Công dụng của sen như sau:
- Chữa chứng hay quên, băng lậu, giúp cầm máu: nhụy sen tươi đem hãm với trà để uống hoặc sắc với nước để dùng hàng ngày, dùng 5-10 g nhụy sen mỗi ngày.
- Chữa tiêu chảy, liệt lỵ: cọng hoa sen đem rửa sạch khoảng 60g thêm 2 thìa đường trắng đem sắc lên và uống trực tiếp.
- Người bị nổi nhọt, nóng trong: 50g hoa sen tươi hoặc dùng 30g hoa sen khô cho thêm 20g đường phèn đem sắc uống thay trà và dùng bã sen sau khi sắc đắp lên chỗ bị mụn nhọt.
- Người già bị mệt mỏi, uể oải trong người: củ sen tươi 100g đem nấu chín và ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều, dùng đều đặn mỗi ngày.
- Trị ngạt mũi, viêm mũi lâu ngày: cánh hoa sen đem rửa sạch (lưu ý nên rửa nhẹ nhàng để tránh làm cánh bị giật nát) sau đó đem thái chỉ rồi phơi khô, lấy 100g cánh hoa sen đã phơi khô + 100g bạch chỉ, tất cả các thành phần trên đem tán nhỏ thành bột mịn rồi cuốn vào trong giấy như cuốn thuốc lá sau đó hút phả khói ra bằng đường mũi, đều đặc và liên tục làm như vậy trong 1 tuần.
- Trị chứng mệt mỏi, đau lưng: nhuy của hoa sen cân lấy 4 g dùng thêm 6g cam thảo, tất cả đem cho vào nồi thêm 3 bát nước để sắc, tiến hành sắc đến khi còn ⅓ thì dừng sắc và thu lấy dịch sắc uống trước khi đi ngủ.
- Trà sen uống giúp ăn ngủ tốt: 40g nhụy sen + 400g cúc hoa + 300g hạt sen. Cách làm như sau: nhụy sen đem sấy khô hoặc phơi, hạt sen đem ngâm nước nóng sau đó bóc sạch lớp vỏ bên ngoài và bỏ tâm sen bên trong, phần thịt sen đem sao vàng cho đến khi chuyển vàng. Cúc hoa đem phơi khô hoặc sấy khô. Đem tất cả các vị thuốc trên sao vàng cho bốc mùi thơm thì để nguội sau đó cho vào lọ kín dùng dần để uống dần như trà.
- Chữa chảy máu tử cung, đau bụng dưới do máu ứ, băng huyết, ỉa ra máu: 10-15g Hoa Sen gương sen đem sắc lấy nước uống.
- Chữa băng huyết, di mộng tinh, thổ huyết, đái dầm, trĩ bạch đới, đài dấm, đái nhiều: dùng 3-10g nhị sen tươi đem sắc uống.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Sen. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 522. Truy cập ngày 05/12/2023.
- Đỗ Huy Bích (2006) Sen, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 783.Truy cập ngày 05/12/2023.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Sen, trang 965. Truy cập ngày 05/12/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam