Hoa Bia (Humulus Lupulus)
Tên khoa học
Humulus lupulus L. thuộc họ Gai Mèo Cannabinaceae.
Tên khác
Hoa Bia còn có tên khác là Hublông, Hương Bia, Houblon.
Nguồn gốc
- Hoa Bia là cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới Châu Âu và được trồng nhiều ở các nước trên thế giới để lấy hoa để ủ men bia trong công nghiệp sản xuất bia. Cây hoa bia ở Việt Nam được mang về khoảng đầu những năm 70 và được trồng tại các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Lâm Đồng. Hoa Bia có thể thích nghi với khí hậu ở nước ta nhưng chưa thể phát triển cao lớn được. Khi trồng người ta thường bỏ những gốc cây đực để tránh tình trạng thụ phấn với những hoa cái để tạo ra quả sẽ khiến mùi thơm của hoa bị giảm và giảm chất lượng hoa thu được.
- Các loại hoa bia chính hiện nay bao gồm England Hops, American Hops, Noble Hops.
Đặc điểm thực vật
Hoa Bia là cây mọc leo sống dai và có thân khác gốc. Thân Hoa Bia mọc cuốn, có lông, lá Hoa Bia có cuống, mọc đối và gốc có hình tim, có 3-5 thùy chân vịt, phần mép lá có hình răng cưa. Hoa Bia có màu lục nhạt, hoa cái họp thành nón, nhiều nón sẽ họp thành chùm ở đầu cành, hoa đực sẽ tập hợp thành chùy thưa và mọc ở kẽ lá. Mỗi nón hoa cái hình trứng có rất nhiều lá bắc hình lá, có màu vàng, khi chín thì mỏng và lá đài phủ lên nhau. Ở nách của mỗi nón có 2 hoa cái, sau khi được thụ phấn sẽ cho quả bế nhỏ.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Hoa Bia là cụm hoa cái, quả.
Thu hái, chế biến
- Hoa Bia ra hoa vào tháng 6-7. Cụm hoa cái của Hoa Bia được thu hoạch vào cuối mùa hạ và nên thu hoạch khi hoa chưa nở hoàn toàn. Sau khi thu hái hoa cái đã chín thì đem sấy khô. Trên các lá bắc sẽ có những lông tuyến có màu nâu, lợi bỏ chúng bằng cách phơi khô ở nhiệt độ < 60 độ thì mùi thơm của hoa sẽ tăng lên trong quá trình bảo quản.
- Hiện nay người ta còn dùng cả lông tiết phủ trên các lá bắc (lá bắc chiếm 10-12% cụm hoa cái) với tên upulin. Muốn chế lupulin thì đem hoa cái đi đập và lông tiết sẽ bị rụng hết dưới dạng bột màu nâu đỏ nhạt, dễ bị vón vào nhau và không thấm nước, mùi hằng đậm, có vị đắng, khi soi dưới kính hiển vi sẽ thấy nhiều tế bào và có lớp cutin bị nhựa dầu tiết ra làm giãn ra.
Tính vị, quy kinh
Hoa Bia có vị đắng, mùi thơm, tính bình.
Thành phần hóa học
- Những bông hoa cái của Hoa Bia có chứa nước khoảng 10% , chất vô cơ 8%, các chất lipid, 1 ít tanin 2-4%, sáp, sắc tố flavom, chát xanthohumol, kaempferol, glucosid của quexetola. Các amin và cholin cũng được tìm thấy trong Hoa Bia. Tinh dầu 0,2-0,5%, hợp chất chứa N 13-24%, glucose, fructose và tro 7-10&, pectin 12-14%. Trong thành phần tanin có chứa chất vô cơ bao gồm canxi, kali, magie, sulfat, phosphat, silicat. Các thành phần chất nhựa cũng chứa hợp chất acid đặng dạng alpha và beta như alpha lupulimic.
- Lá Hoa Bia có chứa tinh dầu
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn: Cao hoa bia có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số loài vi khuẩn trực lao và vi khuẩn gram dương. Thành phần lupulon có tác dụng ức chế mạnh đối với vi khuẩn staphylococcus aureus với nồng độ ức chế tối thiểu là MIC= 1,25 microgam/ml và chất lupulon tổng hợp là 0,6 microgam/ml.
- Tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên: thành phần alpha methyl-3-buten -2-ol trong hoa bia với nồng độ 206,5 mg/kg khi dùng theo đường tiêm phúc mạc cho động vật thí nghiệm là chuột cống trắng có tác dụng làm giảm hoạt động tự phát ở những con chuột này.
- Tác dụng an thần, gây ngủ: cao lỏng Hoa Bia được dùng thử nghiệm trên chuột nhắt trắng theo đường tiêm dưới da với liều 0,625-2,5 g/kg cho thấy chuột ngủ li bì trong 1 khoảng thời gian dài và đến ngày thứ 3 thì chết.
- Tác dụng chống đái tháo đường: thành phần humulon và lupulon được phân lập từ hoa cái của Hoa Bia có tác dụng chống đái tháo đường. Với liều 200mg/kg dùng theo đường uống làm hạ glucose máu > 50% trong vòng 6 giờ ở chuột cống trắng bị tăng đường huyết do streptozocin.
- Các thử nghiệm trên người cho thấy hoa cái của Hoa Bia có tác dụng làm dịu ho, kích thích tiêu hóa, long đờm, gây ngủ nhẹ, an thần. Lupulin có tác dụng dịu dục, giảm đau nhưng với liều cao gây nôn và choáng nhẹ.
- Cụm hoa cái của Hoa Bia được biết đến như chất gây đắng điều trị rối loạn giấc ngủ.
- Một số chalcones prenylat hóa có trong hoa bia đặc biệt, xanthohumol đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong các thí nghiệm in vitro, trong khi 8-prenylnaringenin được coi là một trong những phytoestrogen mạnh nhất được phân lập.
- Phytoestrogen trong Hoa Bia là 8-prenylnaringenin (8-PN), 8-geranylnaringenin, cùng với 6-prenylanaringenin (6-PN), 6,8-diprenylnaringenin có tác dụng điều trị hoặc phòng ngừa các triệu chứng liên quan đến mãn kinh, bảo vệ chống lại tình trạng tăng mỡ nội tạng và tích tụ chất béo trung tính trong gan ở động vật OVX.
Công năng chủ trị
Tác dụng của Hoa Bia trong đông y: tác dụng kiện tỳ, hóa đờm, tiêu thực, an thần, chỉ khát, tiêu viêm, sát trùng, lợi tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, dịu thần kinh, chặn ho. Hoa bia được sử dụng để điều trị chứng lo âu, các rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ khác, căng thẳng, dễ bị kích động, bồn chồn, khó ngủ, hồi hộp và khó chịu. Nó cũng được sử dụng để cải thiện sự thèm ăn, trị chứng khó tiêu, kích thích sữa mẹ, tăng lưu lượng nước tiểu. Hoa bia đôi khi được bôi lên da để trị vết loét ở chân và như một chất kháng khuẩn. Các ứng dụng khác bao gồm đau dây thần kinh và đau khi cương cứng kéo dài của dương vật, ung thư buồng trứng, cholesterol cao, co thắt ruột, rối loạn đường ruột, ung thư tuyến tiền liệt , bệnh lao , nhiễm trùng bàng quang , ung thư vú. Hoa bia đôi khi được bôi lên da để trị vết loét ở chân và như một chất kháng khuẩn.
Một số bài thuốc có chứa Hoa Bia
- Dùng ngoài da để trị thấp phong, đau khớp, thống phong, ung thư, áp xe nguội: dùng 30g nón Hoa Bia cho vào 1 lít nước sau đó đem tất cả đun sôi và hãm trong 10 phút, rồi thu lấy phần dịch nước sau đó uống chén/lần mỗi ngày uống 1-3 lần. Nếu dùng dưới dạng cao hay dạng viên thì dùng liều 0,25g dạng cồn thuốc hay dạng cao.
- Chữa tiểu tiện khó, viêm đường tiết niệu: Hoa Bia 3g + rễ cỏ tranh 5g + mã đề 15g, đem tất cả đi sắc rồi lấy dịch uống.
- Chữa lao phổi: quả Hoa Bia 3g + 12g bách bộ + 9g bách hợp tất cả đem sắc lên và uống mỗi ngày uống 1 thang thuốc.
- Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược: quả Hoa Bia 3g + 12g toan táo nhân + 6g quế nhục đem tất cả sắc uống hàng ngày.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Húp lông. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 413. Truy cập ngày 11/12/2023.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Húp lông , trang 525. Truy cập ngày 11/12/2023.
- Đỗ Huy Bích (2006), Húp Lông , Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 1013.Truy cập ngày 11/12/2023.
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Úc
Trợ tiêu hóa
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Cộng hoà Séc
Xuất xứ: Việt Nam