Hạt Lanh
Tên khoa học
Linum usitatissimum là loài thuộc chi Linum, họ Linaceae
Tên khác
Hạt Lanh có tên khác là hạt Alsi.
Nguồn gốc
Hạt lanh trồng ở đâu? Cây lanh có nguồn gốc từ Trung Đông, Switzerland, Trung Quốc, Ai Cập. Say này Cây lanh đã được di thực và được trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cây lanh được trồng nhiều ở vùng Bắc Mỹ. Các hạt nâu được sản xuất và trồng chủ yếu tại Canada. Ở Việt Nam, Cây lanh được trồng tại những khu vực vùng núi phía Bắc, đây là loại cây truyền thống của các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Cây lanh được trồng chủ yếu ở khu vực các huyện Hà Giang như Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh, Đồng Văn.
Đặc điểm thực vật
- Cây Lanh là 1 loại cây thân cỏ thường niên có thể thích nghi với những khu vực khí hậu ôn đới. Cây được trồng bằng cách gieo hạt vào mua xuân và thu hoạch vào đầu hè. Cây Lanh có chiều cao lên tới 1,2m, thân cây mảnh khảnh, lá cây có hình mũi mác, màu xanh lục và mảnh, chiều dài là 20-40 mm , rộng 3 mm. Hoa Cây Lanh có màu xanh nhạt với 5 cánh hoa, đường kính 15-25mm, các hoa và quả của Cây Lanh xếp thành 1 vòng khô nang đường kính 5-9 mm. Cụm hoa mọc ở phần ngọn của thân và mọc thành các xim ít hoa, hoa là hoa lưỡng tính, nhị 10 hơi dính ở phần gốc, 5 nhị sinh sản ở các lá đài.
- Hạt Lanh có kích thước nhỏ chỉ nhỉnh hơn hạt chia, hạt é 1 chút. Hạt có màu nâu vàng, màu vàng hoặc màu nâu. Hạt lanh có hai loại cơ bản: màu nâu và màu vàng hoặc vàng kim.
Bộ phận dùng
Hạt Lanh và các bộ phân khác như rễ, thân, lá từ cây Lanh đều được sử dụng nhưng trong trong y học thì chỉ có hạt lanh và dầu chiết xuất từ hạt lanh là được ứng dụng nhiều hiện nay.
Thu hái, chế biến
- Hạt Lanh được thu hoạch vào tháng 2-4 hàng năm.
- Sử dụng hạt lanh như thế nào? Do Hạt Lanh có lớp vỏ ngoài khó võ và cứng vì vậy khi dùng Hạt Lanh cần chế biến bằng cách rang chín lớp vỏ cứng bên ngoài của Hạt Lanh sẽ dễ tách hơn như rang bằng chảo, rang bằng lò vi sóng,.. Có thể sắc nước Hạt Lanh uống hoặc nhai trực tiếp Hạt Lanh.
Tính vị, quy kinh
Hạt Lanh có vị nhạt đặc trưng, không chát, không ngọt và không đắng, không có mùi tính bình.
Thành phần hóa học
- Hạt Lanh trong thành phần không chứa tinh bột , có khoảng 10% chất nhầy acid. Hạt Lanh chứa chất xơ 4,8%, dầu béo 37,1%, chất vô cơ 2,4%, carbohydrat 28,8%, nước 6,6%, Ca 0,17%, P 0,37%, Fe 2,7% mg, protein 20,3%, ngoài ra còn chứa các thành phần thiamin, riboflavin, carotene, acid pantothenic, cholin, niacin. Hạt Lanh không có albumin, chứa nhiều glutelin, chứa các chất có Nito như pepton, proteose. Hạt Lanh cũng chứa arginine và acid glutamic, carbohydrat chủ yếu là cellulose, đường. Hạt Lanh chứa lecithin 0,88%, phytin 6,4% , chất nhựa, acid malic, các sắc tố, các enzyme protease và diastase, lipase, kẽm, vitamin B6, kali, đồng, sắt.
- Hat Lanh sau khi được ép dầu sẽ cho dầu có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, có khi dầu sẽ có độ đục nhất định. Trong dầu Hạt Lanh có chứa acid linoleic 14,4%, acid oleic 13,9%, acid palmitic 8,2%, acid arachidic 0,5%, acid stearic 6,8%, acid linolenic 56,2%. Dầu hạt lanh chứa phosphatide 25% gồm cephalin và lecithin. Thành phần của phosphatid là acid linoleic 20%, acid hexadecenoic 4%, acid stearic 11%, acid oleic 34%, acid palmitic 11%, acid linolenic 17%. Ngoài ra trong dầu còn chứa chất sáp gồm acol cerylic 43,1%, acid cerotic 32,5%, acid stearic 18,7% và hydrocarbon. Trong số tất cả các lipid trong dầu hạt lanh, axit α-linolenic là axit béo chính chiếm từ 39,00 đến 60,42%, tiếp theo là axit oleic, linoleic, palmitic và stearic
- Ngoài ra các bộ phận hoa, rễ, thân cây lanh có chứa linamarin.
Tác dụng dược lý
- Hạt lanh chứa glycoside cyanogenic khi được hấp thu vào cơ thể có thể tạo ra thiocyanat bằng cách kết hợp với lưu huỳnh dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp nếu hàm lượng thiocyanat quá cao.
- Omega-3 giúp cải thiện cảm giác no,giảm cảm giác thèm ăn tuy nhiên Acid béo omega – 3 trong Hạt Lanh cũng là nguyên nhân gây tình trạng loãng máu.
- Axit phytic trong Hạt Lanh làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất như kẽm, sắt.
- Lignan trong hạt lanh giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo, cải thiện chức năng tế bào. Lignans hoạt động như chất chống oxy hóa và phytoestrogen.
- Hạt lanh có chứa omega-6, omega-3, giúp giảm cholesterol xấu tốt cho tim.
- Các hợp chất tinh khiết và chiết xuất thô được phân lập từ Hạt Lanh cho thấy tác dụng chống loạn nhịp, khả năng chống sốt rét, bảo vệ gan, chống ung thư, chống béo phì, chống tiêu chảy, trị đái tháo đường, chống vi khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, ức chế miễn dịch.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các trường hợp độc hại từ việc tiêu thụ hạt lanh là do linatine và cadmium, glycoside cyanogen.
- Dầu hạt lanh được sử dụng cho bệnh tim, hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, tăng lipid máu.
- Phytoestrogen có thể có hoạt tính estrogen yếu ở động vật và con người.
- Protein lanh giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim cũng như hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
- Hạt lanh có đặc tính dinh dưỡng và là nguồn giàu axit béo ω-3: axit α-linolenic (ALA), axit béo không bão hòa đa chuỗi ngắn (PUFA), chất xơ hòa tan và không hòa tan, lignan phytoestrogenic.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của hạt lanh khi dùng quá liều có thể gây các vấn đề về tiêu hóa do bổ sung lượng chất xơ đột ngột, các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng.
Công năng chủ trị
Công dụng của hạt lanh như sau: hạt lanh được dùng làm thuốc chữa đau đầu, phong hủi, ngứa, tiểu tiện không thông. Dân gian Ấn Độ, còn dùng Hạt Lanh để làm săn, làm dịu, long đờm, lợi tiểu, làm mềm da, trị ho, hen suyễn, sởi, viêm dạ dày, áp xe, chốc lở, tác dụng nhuận tràng. Ở Achentina, Hạt Lanh có tác dụng để dùng uống trị khó tiêu. Ở Italia, nước sắc hạt lanh có tác dụng sát khuẩn, nước hãm Hạt Lanh có tác dụng trị khó tiêu.
Liều dùng
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng chỉ nên tiêu thụ 42g Hạt Lanh/ngày.
Một số bài thuốc có chứa Hạt Lanh
- Trị lỵ: Hạt Lanh đem rang thơm cho chín rồi nghiền thành bột sau đó trộn 20-25g Hạt Lanh với lượng đường vừa phải rồi đem uống, chia 3 lần/ngày.
- Điều trị viêm, loét, chữa mụn nhanh chóng: giã Hạt Lanh rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
- Các sử dụng hạt lanh trong trị ho, cảm, viêm phế quản, tiêu chảy, lậu như sau: Hạt Lanh đem hãm sau đó lọc lấy dịch nước thu được và uống trực tiếp.
- Cách ăn hạt lanh giảm cân: 3 thìa Hạt Lanh + 1 lít nước, đem 1 lít nước đun sôi sau đó cho thêm Hạt Lanh vào tiếp tục đun đến khi nước sôi tiếp thì tắt bép và để nguội, lọc lấy phần dịch thu được và uống mỗi ngày, nên uống 150ml nước Hạt Lanh/ngày, ngày uống 3-4 lần và nên uống trước khi ăn 30 phút là tốt nhất vì nước Hạt Lanh sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn nhờ đó giúp giảm cân.
Tài liệu tham khảo
- Yeasmin Akter 1, Md Junaid 2, Syeda Samira Afrose 3, Afsana Nahrin 4, Muhammad Shaiful Alam 2, Tania Sharmin 2, Rasheda Akter 2, S M Zahid Hosen (2021) A Comprehensive Review on Linum usitatissimum Medicinal Plant: Its Phytochemistry, Pharmacology, and Ethnomedicinal Uses, pubmed. Truy cập ngày 08/12/2023.
- Rachael Ajamera (2023), Flaxseed: 9 Health Benefits and How to Eat, healthline. Truy cập ngày 08/12/2023.
- Ankit Goyal ,Đồng tác giả Vivek Sharma , Neelam Upadhyay , Sandeep Gill ,và Manvesh Sihag (2014), Flax and flaxseed oil: an ancient medicine & modern functional food, pubmed. Truy cập ngày 08/12/2023.
Xuất xứ: Đức
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Cộng hòa Séc