Hạt Điều (Đào Lộn Hột)

Showing all 4 results

Hạt Điều (Đào Lộn Hột)

Tên khoa học

Anacardium occidentale L. thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)

Bộ: Sapindales

Chi : Anacardium

Giới : Plantae

Loài : A. occidentale

Tên khác

Hạt Điều còn có tên khác là Đạo Lộn Hột, quả điều.

Nguồn gốc

Cây Hạt Điều có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới của châu Mỹ nhưng từ lâu Cây Điều đã được di thực tới nhiều nơi khác trên thế giới như vùng nhiệt đới châu Á như Ấn Độ, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Cây Điều sống được trên những vùng đất pha cát mà nhiều loại cây khác không sống được. Hiện nay Cây Điều trở thành cây công nghiệp được phát triển ở khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới ở châu Phi, châu Á châu Mỹ và châu Úc. Ở Việt Nam, cây điều di thực vào từ năm 1980, được trồng rộng rãi ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ như: Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Phước, Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai,..Từ năm 2006 đến nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới và là nước trồng điều có diện tích lớn thứ 3.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Điều là 1 loại cây to có chiều cao từ 8-9m, thân ngắn cành dài và lá mọc so le nhau, cuống lá ngắn, lá có phiến nhẵn, hình trứng, dai và chiều dài từ 10-20cm. Rễ cây phình to là loại rễ cọc, khỏe có nhiều chùm mọc sâu và lan rộng bên dưới đất. Hoa của Cây Điều có màu trắng, nhỏ và mùi thơm dễ chịu, hoa mọc thành chùy ở tận cùng của ngọn cành,
  • Hạt Điều khi khô không tự mở vỏ, Hạt Điều có hình quả thận, vỏ ngoài cứng dài 2-3 cm, trên mặt quả có những hõm và cuống phình to thành hình trái lê hay hình quat đào, các cuống này to bằng nắm tay có màu trắng, vàng hay đo tùy từng loại điều.
Hạt Điều
Hạt Điều

Bộ phận dùng

Nhiều bộ phận của Cây Điều được sử dụng như phần cuống quả phình ra được nhân dân ra sử dụng để đóng hộp hay dùng tương, phần hạt, nhựa và thân đều được sử dụng để làm thuốc hoặc thực phẩm.

Thu hái, chế biến

Hạt Điều tươi thu hoạch vào tháng 2-6 hàng năm. Khi thu hoạch Hạt Điều phải đảm bảo điều đã chín không chỉ giúp chất lượng điều thu được tốt nhất mà còn giúp dễ chế biến hơn. Khi trái điều chín có thể thu hoạch bằng cách hái trực tiếp trên cây tuy nhiên phương pháp phổ biến hiện nay là đợi Hạt Điều chín và tự rụng xuống gốc cây khi đó sẽ thu hoạch Hạt Điều bằng cách ngắt Hạt Điều tách ra khỏi phần cuống phình to. Sau khi thu hoạch Hạt Điều sẽ được rửa sạch với nước sau đó đem phơi hoặc sấy cho khô (đảm bảo điều đã được khô hoàn toàn) rối dùng sàng và rỗ để loại bỏ những tạp chất, dị vật bị lẫn với Hạt Điều, loại bỏ những hạt lép, sâu, xấu sau đó bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát tránh để Hạt Điều bị mốc.

Tính vị, quy kinh

Trong đông y, Hạt Điều có vị bùi, ngọt, tính ấm.

Thành phần hóa học

Trong Hạt Điều có vỏ ngoài cứng và chiếm 69%, nhân 26%, còn lại là vỏ nhân. Thành phần chủ yếu của chất chiết từ vỏ Hạt Điều là cardola và acid anacardic. Vỏ nhân là lớp vỏ phủ lên nhân có thành phần chủ yếu là cardol và acid anacardic. Nhân Hạt Điều có chứa 41,3% dầu, 5,9% tinh bôt, 9,7% hợp chất chứa nito.  Giá trị dinh dưỡng của hạt điều (100g hạt điều) có chứa 18,4g protein, 28,7g glucid, 0,6g chất xơ, 46,3g lipid, 0,9 mg vitamin E, 0,417 mg vitamin B6, 34,1mg vitamin K, ngoài ra còn chứa các chất khoáng như 12mg natri, 28 mg canxi, 292mg magie, 660mg kali, 25mcg folate.

Hạt Điều
Hạt Điều

Tác dụng dược lý

  • Chiết xuất Hạt Điều dạng nước được tiêm tĩnh mạch với các liều khác nhau (12, 40, 90 và 167 mg/kg thể trọng) ở những con thỏ có huyết áp bình thường gây giảm huyết áp đáng kể phụ thuộc vào liều.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy công dụng của Hạt Điều cho tim mạch là nhờ các  thành phần chất béo không bão hòa giúp làm giảm mức độ cholesterol toàn phần trong cơ thể đồng thời làm giảm nồng độ các cholesterol xấu là LDL-đây được coi là loại thành phần gây bệnh tim mạch. Hạt Điều còn giúp tạo ra các cholesterol tốt là HDL nhờ đó hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Chất xơ trong Hạt Điều cũng giúp làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm sự đồng hóa cholesterol từ quá trình tiêu thụ thực phẩm.
  • Trong Hạt Điều có nhiều nhiều chất béo đơn vì vậy có lợi cho sự giảm đường huyết và tăng quá trình sản xuất insulin của cơ thể từ đó giúp kiển soát lượng đường huyết và thành phần đường trong Hạt Điều thấp cùng với thành phần chất xơ cao giúp làm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2, phù hợp với bệnh nhân có mức đường huyết cao.
  • Vì Hạt Điều có chứa nhiều hàm lượng vitamin B, giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe não bộ.
  • Do hàm lượng chất xơ lớn trong Hạt Điều giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và thành phần proanthocyanidin là 1 flavonoid trong Hạt Điều có khả năng chống lại các tế bào khối u và ngăn chặn sự phân chia của chúng.
  • Hàm lượng proanthocyanidin và đồng cao trong Hạt Điều giúp ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết.
  • Trong hạt điều có chứa sắc tố zeaxanthin có tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi các tác hại của tia UV.
  • Vitamin E trong Hạt Điều giúp chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh và giảm quá trình lão hóa. Trong 100g Hạt Điều có chứa 0,9mg vitamin E.
  • Kali trong Hạt Điều giúp bảo vệ thận và điều trị tình trạng mất nước và khoáng chất của cơ thể.
  • Trong Hạt Điều có chứa 1,3% chất xơ có tác dụng duy trì và làm dịu hệ tiêu hóa, giảm táo bón, có lợi cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch, trĩ, bệnh túi ruột thừa.
  • Đồng là 1 trong những thành phần trong Hạt Điều giúp cải thiện xương và các mô liên kết giúp đóng vai trò cung cấp năng lượng và phòng ngừa ung thư. Nó cũng rất cần thiết cho hoạt động của lysyl oxydase- một loại protein liên kết chéo elastin và collagen hỗ trợ xương khớp.
  • Thành phần magie trong Hạt Điều giúp tăng trương lực thần kinh và cơ bắp, kích hoạt dây thần kinh.

Công năng chủ trị

Tác dụng hạt điều trong đông y như sau: Hạt Điều được dùng với tác dụng bổ dưỡng, trừ đàm, làm dịu, tốt cho người bị ho do phong hàn, đau họng, suy nhược cơ thể, nhiều dàm.

Liều dùng

Nên ăn bao nhiêu hạt điều mỗi ngày? Tùy vào từng đối tượng người dùng mà liều Hạt Điều có thể khác nhau, liều dùng tối đa của Hạt Điều là không quá 100g hạt trong 1 ngày.

Tác hại của hạt điều

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời mà Hạt Điều đem lại nó cũng gây 1 số tác hại như sau:

  • Hạt Điều được bao bọc trong 1 lớp vỏ cứng có chứa nhựa phenolic urushiol có thể gây độc vì vậy nếu không chế biến phù hợp mà ăn phải thì có thể gây tiêu chảy, ngộ độc thậm chí tử vong nếu dùng uroshiol lượng lớn.
  • Trong Hạt Điều có chứa nhiều chất béo vì vậy nếu ăn quá nhiều Hạt Điều sẽ gây tăng cân.

Kiêng kỵ

Bệnh gì không nên ăn hạt điều? Không nên dùng Hạt Điều cho người bị bệnh thận nặng vì Hạt Điều.

Một số bài thuốc có chứa Hạt Điều

  • Điều trị kiết lỵ: Hạt Điều + Măng Cụt + Ý Dĩ + Cau Già, mỗi vị 30g đem tất cả sắc với 650ml đến khi cô còn 200ml rồi chia thành 2 lần/ngày và uống trong 3-5 ngày.
  • Điều trị viêm họng: Súc miệng bằng rượu ngâm Hạt Điều trong 5-7 ngày, mỗi ngày 3-4 lần.
  • Điều trị nứt nẻ, chai chân, lở loét: dùng dầu chiết xuất từ Hạt Điều rồi thoa vào vị trí da bị nứt nẻ, chai chân, lở loét, ngày 3-4 lần trong 10-15 ngày.
  • Trị tiêu chảy:
  • Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết: dùng rượu ngâm nứt nẻ, chai chân, lở loét để xoa bóp tại chỗ bị đau nhức 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trong 5-7 ngày.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Tất Lợi (2006), Đào lộn hột. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 553.

Được xếp hạng 5.00 5 sao
249.000 đ
Dạng bào chế: Dạng gói bộtĐóng gói: Hộp 30 gói x 20g

Xuất xứ: Việt nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
290.000 đ
Dạng bào chế: Dạng gói bộtĐóng gói: Hộp 30 gói x 20g

Xuất xứ: Việt nam

Vitamin - Khoáng Chất

Granola Fresh Lạc Lạc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
355.000 đ
Dạng bào chế: Dạng hạtĐóng gói: Hộp 650g, Hộp 600g

Xuất xứ: Việt nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
285.000 đ
Dạng bào chế: Dạng gói bộtĐóng gói: Hộp 30 gói x 20g

Xuất xứ: Việt nam