Hiển thị tất cả 3 kết quả

Hải Đới (Côn Bố)

Tên khoa học

Laminariae Thallus

Tên khác

Hải Đới có tên khác là Côn Bố, Nga Chưởng Thái.

Nguồn gốc

  • Hiện nay Hải Đới chưa được tìm thấy ở nước ta mà phải nhập về từ Trung Quốc. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì Hải Đới là loại tảo mọc hoang dại được tìm thấy tập trung chủ yếu ở những vùng ven biển của Phúc Kiến, Sơn Đông, Liêu Ninh. Theo những tài liệu cũ ghi nhận ở ven biển Việt Nam có thể có loài côn bố Laminaria flexicaulis nhưng trong tài liệu chưa thấy nói được khai thác.
  • Hải Đới là dược liệu thu được sau khi phơi hoặc sấy khô của cây Tảo dẹt Ecklonia kurome Okam hay Laminaria japonica Aresch. thuộc họ Côn Bố.

Đặc điểm thực vật

  • Laminaria japonica có đặc điểm cuộn bết lại với nhau thành các khối hay các bó. Laminaria japonica có màu xanh lục nhạt, nâu ánh lục hoặc có màu nâu đen. Bên ngoài Laminaria japonica có lớp bột màu trắng. Phần gốc của Laminaria japonica có dạng sợi hình trụ, màu nâu đen và mang nhiều sợi nhỏ. Nếu được ngâm với nước, Laminaria japonica sẽ trương nở thành các dải có chiều dài là 50-150cm, chiều rộng 10-40cm, phần giữa dày lên, phần mép mỏng hơn và uốn lượn. Laminaria japonica có thể chất hơi dai, vị mặn và có mùi tanh của rong biển.
  • Ecklonia kurome Okam thường xoắn hay cuộn thành khối tròn không đều nhau. Ecklonia kurome Okam có màu đen, sau khi ngâm trong nước nó sẽ trương nở thành dạng lá, rộng 16-26cm và dài, dày 1,6mm, hai mặt của Ecklonia kurome Okam có gân dạng chân vịt, thùy lá mỏng dẹt, mép có răng cưa hoặc nguyên. Thể chất của Ecklonia kurome Okam trơn mượt và xốp.
Hải Đới
Hải Đới

Thu hái, chế biến

  • Vao hai mùa trong năm là mùa hạ và mùa thu sẽ là mùa thu hoạch Hải Đới, người ta vớt Hải Đới từ biển và đưa lên bờ sau đó rửa sạch bớt nước biển mặn cũng như tạp chất sau đó đem sấy hay phơi khô là dùng được.
  • Khi dùng Hải Đới cần loại bỏ hết tạp chất và dùng nước sạch để rửa, vớt ra phơi hơi khô rồi đem cắt thành các sợi rồi đem phơi hoặc sấy cho khô hẳn để dùng.

Tính vị, quy kinh

Hải Đới có vị mặn, tính hàn quy vào kinh thận, can, vị.

Thành phần hóa học

Hải Đới có chứa tới 60% hydrat cacbon trong đó chủ yếu là lactozan, angin, pentozan. Ngoài ra trong Hải Đới còn chứa protid, vitamin, và ít chất béo. Trong tro toàn phần của Hải Đới có kali, iod, calci và sắt. Algin gồm chủ yếu các muối natri của acid anginic. Acid anginic lại là 1 polymannuronic acid trong cấu tạo có chứa nhiều đơn vị acid D-manuronic dưới dạng pyranoza liên kết với nhau ở vị trí 1-4.

Định tính

  • Khi ngâm Hải Đới trong nước sẽ thấy Hải Đới dày lên và trương nở mặt ngoài nhẵn có chất dày tạo ra dịch nhớt trong suốt. Khi cuốn bằng các ngón tay sẽ thấy với Laminaria japonica không thể cuốn thành nhiều lớp được hoặc với Ecklonia kurome Okam có thể cuộn lại được..
  • Khi ngâm 10g Hải Đới đã được cắt nhỏ trong 200ml nước trong khoảng vài tiếng đem lọc và cô dịch vừa lọc được đến còn khoảng 100ml. Lấy 2-3 ml dịch vừa thu được cho thêm 1 giọt thuốc thử acid citric + vài giọt dung dịch AgN03 2% rồi tủa keo màu vàng sẽ tạo được thành tủa, tủa này không tan trong acid nitric và amoniac.

Định lượng

  • Tiến hành cân chính xác 10g dược liệu Hải Đới đã được cắt thành các mảnh nhỏ rồi đem cho vào chén và nung hoặc sấy ở nhiệt độ 100 độ trong thời gian 10 phút, nung ở nhiệt độ 400-500 độ trong 40 phút. Để nguội sau đó chuyển cắn sau khi nung cho vào 1 chiếc cốc có mỏ và thêm 100ml nước đem đun sôi trong vòng 5 phút (kết từ lúc sôi) sau đó đem lọc. Tiếp tục tiến hành lặp lại các thao tác trên với cắn thêm 2 lần nữa, mỗi lần 100ml nước rồi gộp thu lấy dịch lọc đem rửa cắn 3 lần, mỗi lần với 1 ít nước nóng. Gộp dịch lọc và dịch rửa vừa thu được đem cô đến khi còn 80ml thì để nguội chuyển dịch thu được vào bình định mức 100ml. Pha loãng bằng nước đên khi mực dung dịch trong bình chạm đến vạch bình.
  • Lấy chính xác 5ml dịch pha loãng vừa thu được cho vào bình thủy tinh có nắp thêm 2 giọt dung dịch đỏ methyl, 50ml nước, sau đó thêm từ từ dung dịch H2SO4 loãng đến khi thấy màu đỏ xuất hiện. Thêm 5ml dung dịch Brom vừa mới pha, đem đun sôi và thêm 5ml dung dịch natri fomat nồng độ 20% sau đó đem đun sôi trong 10-15 phút. Rửa thành bình với nước nóng để nguội rồi thêm 5ml dung dịch H2SO4 loãng + 5ml dung dịch KI 15% và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,01N tới khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt thì cho thêm vào đó 1ml dung dịch hồ tinh bột tiếp tục tiến hành chuẩn độ đến khi hết màu xanh.
  • 1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,01N tương đương 0,2115 mg iod.
  • Yêu cầu: chế phẩm phải chứa không ít hơn 0,35 % iod (với Laminaria japonica) và 0,20% iod (với Ecklonia kurome Okam) tính theo chế phẩm khô kiệt.

Tác dụng dược lý

  • Hải Đới có chứa hàm lượng lớn iod nên có tác dụng phòng ngừa bướu cổ do tình trạng thiếu iod gây ra.
  • Trong thành phần Hải Đới có chứa laminine có tác dụng ức chế cơ trơn.
  • Hải Đới có tác dụng hạ huyết áp, chống ho, hen suyễn, hạ lipid máu.

Công năng chủ trị

  • Hải Đới có công năng hành thủy, nhuyễn kiên. Chủ trị tràng nhạc, bướu cổ, phù thũng, sán khí. Hải Đới có tính làm mềm các phần tích tụ, phần rắn, chữa đau sưng dịch hoàn.
  • Hiện nay Hải Đới cũng chỉ được dùng trong y học cổ truyền để chữa bệnh mà y học hiện đại ngày nay xác định là do thiếu iod gây ra. Ngoài ra Hải Đới còn được dùng trong tây y để làm vật nong rộng tử cung nhưng vẫn còn ít dùng. Trong Tây y việc dùng Hải Đới dạng bột còn được sử dụng như 1 vị thuốc chứa iod hữu cơ giúp làm thuốc nhuận tràng theo cơ chế cơ học.

Liều dùng

Dùng Hải Đới theo liều 6-12g dạng hoàn tán hay thuốc sắc. Thường dùng Hải Đới phối hợp với các vị thuốc khác.

Hải Đới
Hải Đới

Bảo quản

Bảo quản Hải Đới nơi khô ráo.

Một số bài thuốc có chứa

  • Chữa sưng tuyến Lympho ở cổ hay bướu cổ do tuyến giáp:
    • Bài thuốc 1: 30 g Côn bố, 30 g Sò, 30 g Sứa, 15 g Hạ khô thả osắc thành thuốc uống.
    • Bài thuốc 2: Hải đới và Tảo đuôi ngựa theo tỉ lệ 1:1 rang khô, nghiền thành bột mịn. Lấy nước cơm làm thành phần hoàn sau đó hoàn viên để được kích thước to bằng hạt ngô và dùng 3g/lần x 2 lần/ngày. Uống đều đặn trong 30 ngày.
  • Điều trị tuyến giáp sưng to, đờm tụ thành khối, kết hạch:
    • Bài thuốc 1: Côn bố đem sấy khô và tán thành bột cho mịn rồi uống 4g/ngày có thể dùng ngậm hay nuốt trực tiếp với nước.
    • Bài thuốc 2: Huyền sâm, Bán biên liên,Hải đới, Cải rừng tía với lượng mỗi vị là 12 – 20 g sau đó sắc thành thuốc uống.
  • Chữa chứng sưng đau hạch Lympho:
    • Bài thuốc 1: 3 g Toàn yết, 10 g Long đởm, 10g Đương Ưuy, 6g Đào Nhân, 10 g Côn bố, 10 g Phục linh, 10 g Hải tảo, 5 g Xuyên sơn giáp tất cả được đem đi sấy khô và tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên uống 6g/ngày.
    • Bài thuốc 2: Hạ khô thảo, Mẫu lệ, mỗi vị 15 g, Côn bố, Huyền sâm, mỗi vị 10 g và 5 g Cương tàm đem tất cả sấy khô tán thành bột mịn và dùng 10g/ngày.
  • Điều trị thủy thũng, bướu cổ, khí kết tụ ở bàng quang, viêm phế quản mạn tính:
    • Bài thuốc 1: 10g Côn Bố + 3 lát Sinh Khương sắc thành nước uống.
    • Bài thuốc 2: 100g Bạch Bộ, 100g Hải Đới, 200g Tri Mẫu tất cả đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng trong 7 ngày. Sau đó uống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
  • Chữa khí hư, đới hạ, tình hoàn sưng đau: 12g Côn Bố, 12g Mẫu Lệ, 12g Quất hạch, 8 g Tiểu Hồi sắc thành thuốc rồi uống.
  • Trị bướu cổ, thủy thũng, khí kết tụ ở bàng quang: 60g Côn Bố, 1 nắm hành lá tươi thái nhỏ rồi sắc đến nhừ thì thêm hạt tiêu, gừng, gia vị nấu thành canh để ăn.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Tất Lợi (2006), Hải Đới. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 256.

Hướng thần kinh, Bổ thần kinh

HOẠT HUYẾT T-ĐÌNH G&P PLUS

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nang Đóng gói: Hộp chứa 3 vỉ x 30 viên

Thương hiệu: Công ty liên doanh dược G&P France

Xuất xứ: Việt Nam

Thuốc kháng giáp

An Giáp Vương

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 700.000 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 1 lọ 90g

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Trương Trọng Cảnh

Xuất xứ: Việt Nam

Điều hòa huyết lưu

Hoạt huyết Tiền Đình Nhân Tâm

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 95.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ × 10 viên