Hà Thủ Ô Đỏ (Dạ Giao Đằng)
Tên khoa học
Polygonum multiflorum (Hà thủ ô đỏ), họ Rau răm (Polygonaceae)
Nguồn gốc
Hà thủ Ô Đỏ Chế là sản phẩm chế biến của Hà thủ Ô Đỏ. Có nguồn gốc từ rễ củ khô của cây loài Polygonum multiflorum (Hà thủ ô đỏ), họ Rau răm (Polygonaceae)
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Hà Nam, Hổ Bắc, Quảng Tây, Quảng Đông và Quý Châu.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Thu và mùa Đông khi lá bắt đầu lụi. Cắt bỏ 2 đầu rễ củ, rửa sạch, các củ to được cắt nhỏ, làm khô.
Các phiến hoặc miếng Hà thủ ô được trộn nước đâu đen trong dụng cụ không làm bằng sắt và hầm đến khi các củ hấp phụ hết nước đậu đen. Có thể đổ không cần hoặc sau khi ngâm nước đậu đen. Đồ đến khi bên ngoài và bên trong củ đều có màu đen, phơi đến nửa khô, thái phiến và phơi đến khô.
Tính vị quy kinh
Tác dụng
Bổ ích can thận, bổ huyết, cố tinh, giải độc thông đại tiện.
Về cơ bản tác dụng của hà thủ ô không khác Thục địa quá nhiều, cũng tư bổ can thận âm đế ích tinh huyết. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất, điểm khác biệt cốt tử mà mãi mãi hà thủ ô không thể, không bao giờ so sánh được với thục địa. Thục địa chỉ bổ tinh huyết của thận, không đem chia cái tinh huyết đấy cho bất kỳ chỗ nào khác, chỉ giữ lại cho nguyên thận dùng – chính vì thế mà thục địa hay có tính nê trệ, vì nó chỉ giữ cho thận. Còn Hà thủ ô sau khi bổ tinh huyết của thận có xu hướng đem cái tinh huyết của thận hành ra ngoài để nuôi dưỡng, đem đi các hang cùng ngõ hẻm chia hết cái tinh huyết đấy ra – đến cả râu tóc ở tít tận trên cao, tận ngoại biên xa xôi nó cũng đem phân phát. Vì vậy cơ bản hà thủ ô tư âm bổ thận ích tinh huyết giống thục địa nhưng khác với thục địa là: hà thủ ô bổ thận nhưng hoạt mạnh (không trệ), còn thục địa bổ thận mạnh nhưng trệ (không hoạt).
Chính bởi vì tác dụng bổ ích tinh huyết và có tính hoạt như vậy nên hiện nay một trong những tác dụng dùng nhiều nhất và phổ biến nhất của Hà thủ ô là chữa râu tóc bạc – với hai bài thuốc nổi tiếng nhất là Thủ ô diên thọ hoàn và bài Thất bảo mỹ nhiệm đơn, trong hai bài này ngoài Hà thủ ô thì còn có một vị thuốc nữa là Hắc chi ma (hạt vừng đen) đóng vai trò chủ chốt trong bài (cũng có tác dụng ích tinh huyết – sẽ trình bày cụ thể trong phần thuốc bổ âm)
Đặc điểm dược liệu
Hà thủ Ô: Dạng cục hoặc hình trụ thuôn dần hai đầu không đểu. Bề mặt màu nâu đỏ sẫm hoặc nâu đỏ nhạt. Mặt gãy màu nâu vàng nhạt hoặc nâu đỏ nhạt. Thể chất: nặng, chắc, khó gãy, có bể mặt nhiều bột. Mùi: nhẹ. Vị: hơi đắng, ngọt và chát.
Hà thủ Ô Đỏ Chế: Các phiến mỏng nhăn nheo không đều. Bề mặt nâu đen hoặc nâu đỏ. Thể chất: cứng, mặt gãy dạng sừng. Mùi: nhạt. Vị: ngọt nhẹ nhưng đắng và hơi chát.
Hà Thủ Ô và Thục Địa – Đỉnh cao của thuốc Đông y
Nếu là một người làm về Đông Y hoặc học về đông y thì chắc hẳn không ai không từng nghe nói đến thục địa và hà thủ ô. Nhưng mà để hiểu thật rõ, thật kỹ về hai vị thuốc này thì không phải ai cũng được tỏ tường. Trong bài viết ngày hôm nay xin được ngỏ hầu với các bạn chút kiến thức mà tác giả với kinh nghiệm hơn 10 năm biết đến Đông Y khai ngộ được.
Thục địa và Hà thủ ô đều bổ thận huyết, bổ tinh huyết, trong hệ thống các vị thuốc đông y có cực kỳ ít và cực hiếm vị thuốc nào có thể bổ đến được tinh huyết của thận. Vì thận là tạng nằm sâu nhất (thuốc rất khó vào), mặt khác các thuốc bổ thận đòi hỏi kỹ thuật bào chế khó khăn nhất, nghiêm ngặt nhất và cầu kỳ nhất.
THỤC ĐỊA là vị thuốc kinh điển nhất, tinh túy nhất của đất trời này, đại diện tư âm dưỡng tinh huyết, bổ tinh huyết của thận MẠNH nhất, không vị thuốc nào có thể sánh bằng, không có bất kỳ thứ gì trên đời này có thể bổ tinh huyết của thận bằng được thục địa. Thục địa dùng trong can thận bất túc (bẩm tố tiên thiên), can thận khuy tổn (bẩn tố hậu thiên: do thiên quý suy hoặc do lao động dùng phá sức,…) với đại diện là bài LỤC VỊ nổi tiếng khắp chốn đông y. Thục địa bổ tinh huyết ngoài ra còn có trong bài THỦ Ô DIÊN THỌ HOÀN hoặc bài HỮU QUY HOÀN. Thục địa vừa là quân vừa là sứ, nên bài thuốc muốn vào thận thường dùng thục địa.
HÀ THỦ Ô về cơ bản tác dụng không khác thục địa quá nhiều, cũng bổ tinh huyết của thận. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất, ĐIỂM KHÁC BIỆT CỐT TỬ mà mãi mãi hà thủ ô không thể, không bao giờ so sánh được với thục địa đó là: Thục địa chỉ bổ tinh huyết của thận, không đem chia cái tinh huyết đấy cho bất kỳ ai khác, chỉ giữ lại cho nguyên thận dùng – chính vì thế mà thục địa hay có tính nê trệ là vị thế, vì nó chỉ giữ cho thận. Còn Hà thủ ô sau khi bổ tinh huyết của thận có xu hướng đem cái tinh huyết của thận hành ra ngoài để nuôi dưỡng, đem đi các hang cùng ngõ hẻm chia hết cái tinh huyết đấy ra – đến cả râu tóc ở tít tận trên cao, tận ngoại biên xa xôi nó cũng đem phân phát. Vì vậy cơ bản hà thủ ô ích tinh huyết giống thục địa nhưng khác với thục địa là: hà thủ ô bổ thận nhưng hoạt mạnh (không trệ), còn thục địa bổ thận nhưng trệ (không hoạt).
LƯU Ý: Để đạt được tác dụng như trên thì Thục địa và Hà thủ ô phải chế cực chuẩn, nếu chế không chuẩn thì thục địa không khác gì đồ vứt đi. Mà kỹ thuật chế thục địa là kỹ thuật khó khăn nhất và công phu nhất trong giới bào chế dược liệu, ngày xưa nó gần như nó là tuyệt kỹ, kỹ thuật bí truyền. Hiện nay công thức bào chế thục được khá nhiều người biết đến tuy nhiên chất lượng thục địa chế hiện nay vẫn là một ẩn số (có hiệu thuốc đông y rao bán thục địa với giá 150k-200k/1kg, cái loại hàng này uống cỡ 1 tấn thục điạ cũng chả có tác dụng gì).
THỤC ĐỊA chuẩn, hàng xịn có những yêu cầu sau đây: Thứ nhất là DẺO (cầm bóp thử một cái thấy quyện vào nhau – còn thục địa mà sờ khô cong, bẻ cái gãy thì chỉ có vứt đi). Thứ hai DÍNH kiểu dính dính nhưng mà không dính nhoe nhoét, không ướt nhoẹt, nó dính nhưng mà vẫn ráo ( dính giống như bột bánh trôi khi nhào nặn bột). Thứ ba là MỊN (cầm dao hoặc kéo cắt thử một lát thấy bên trong rất mịn, mịn phẳng nét như sony). Thứ tư là có vị NGỌT THƠM, tính ẤM (đưa lên mũi ngửi thấy mùi thơm, cho vào miệng nếm thử thấy có vị ngọt, trong miệng cảm thấy ấm ấm). Đáp ứng được các tiêu chí này là thục địa THƯỢNG PHẨM. Mà cái hàng thượng phẩm này hiện nay không có mấy nhà thuốc đông y đáp ứng được
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hoa Kỳ
Xuất xứ: Việt Nam
Dưỡng Tóc
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam