Hà Thủ Ô Trắng

Showing all 5 results

Hà Thủ Ô Trắng

Tên khoa học

Hà Thủ Ô Trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas Merr, là một loài thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Ngoài tên gọi thông thường là Hà Thủ Ô Trắng, còn có một số tên gọi khác là dây mốc, cây đa long, xạ ú pẹ, dây sữa bò, sừng bò,..

Nguồn gốc

Cây mọc hoang trong tự nhiên ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc, nơi có đất đá cằn cỗi, khô cứng, như vùng Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Giang,…

Đặc điểm

Hà Thủ Ô Trắng là loại cây leo thường có chiều dài từ 2 đến 5 m, có chứa nhiều quả non, hoặc lá chứa mủ màu trắng. Thân và cành của cây có màu đỏ nhạt đến đỏ nâu, thường mang nhiều lông. Khi cây già đi, phần lông này sẽ rụng dần và trở nên nhẵn mịn hơn.

Lá của cây mọc đối xứng qua viền gân giữa với đầu lá nhọn hơn, tạo thành hình mác dài với đáy hình nón cụt hoặc hình tròn. Lá có nhiều lông tơ mọc ở mặt trên và mặt dưới thân lá, nhưng lông ở mặt trên thường ngắn hơn lông mặt dưới.

Hoa của Hà Thủ Ô Trắng có màu nâu nhạt đến vàng tía, bề mặt cũng có nhiều lông, mọc thành hình xim. Quả Hà Thủ Ô Trắng có hình thoi với chiều dài từ 7 đến 11cm và chiều rộng 8mm. Hạt có hình dạng hơi dẹt, phồng ở phía mặt lưng với chiều rộng 2mm và dài 5 đến 7mm. Hạt có đính chùm lông mịn và thường dài khoảng 2 cm, phần rễ của cây có màu trắng và lõi ở giữa giống như củ sắn mỳ.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng là rễ củ của cây, thường mùa thu hái là bất kỳ thời điểm nào trong năm,tuy nhiên để rễ củ của cây cho chất lượng và đạt được hiệu quả tốt nhất, người ta thường thu hoạch và đầu xuân hoặc cuối đông để hàm lượng các chất trong dược liệu ở giá trị cao nhất. Sau khi thu hoạch rễ củ sẽ được rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô, bảo quản vfa sử dụng khi cần thiết.

Tính quy, vị kinh

Hà Thủ Ô Trắng có tính mát, vị đắng, quy vào 2 kinh là can và thận, có tác dụng bổ máu, bổ huyết. Do đó thường được sử dụng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, thiếu máu, da dẻ xanh xao, thận gan yếu, ăn ngủ kém, không ngon,…

Thành phần hoá học

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hoá học có trong Hà Thủ Ô Trắng. Một số sách và tài liệu Việt Nam ghi chép lại thì rễ củ Hà Thủ Ô Trắng có chứa nhiều tinh bột và cho phản ứng dương tính với các alkaloid ngay sau khi đào về.

Công năng

Tác dụng hạ Cholesterol máu

Từ dữ liệu tham khảo từ Tân Y cho thấy rằng các hoạt chất chứa trong dược liệu có tác dụng đối với bệnh nhân có mức cholesterol máu cao. Nghiên cứu trên mô hình động vật gây mức cholesterol máu cao cho thấy sự hấp thu cholesterol tại ruột của động vật thr nghiệm giảm đi đáng kể sau khi sử dụng Hà Thủ Ô Trắng.

Tác dụng phòng chống và giảm thiểu xơ vữa động mạch

Một thành phần có trong Hà Thủ Ô Trắng mang tên Lecithin có tác dụng giảm xơ cứng động mạch trên bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp làm chậm nhịp tim ở người có nhịp tim tăng cao, và làm giảm lưu lượng máu động mạch một cách từ từ, do đó giúp bảo vệ cơ tim do thiếu máu.

Tác dụng chống lão hoá

Ở một số chuột nhắt thử nghiệm cho thấy loại dược liệu này giữ cho tuyến ức không bị teo đi và duy trì kích thước tuyến ức như lúc con non, tuy nhiên tác dụng này cần được nghiên cứu thêm.

Tác dụng nhuận tràng

Theo các nghiên cứu ghi chép lại trong cuốn Trung dược – Nhà xuất bản Khoa học, Hà Thủ Ô Trắng còn có một tác dụng khác ngoài các tác dụng kể trên là tác dụng nhuận tràng tương đối mạnh. Do trong thành phần Hà Thủ Ô Trắng có chứa hợp chất oxymethylanthraquinone, đảm nhiệm vai trò làm tăng nhu động ruột.

Tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Các thành phần của Hà Thủ Ô Trắng có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lỵ, và trực khuẩn lao ở người. Các nghiên cứu khác còn chỉ ra dịch chiết của dược liệu này có tác dụng ức chế virus, đặc biệt là virus gây bệnh cúm ở người.

Ngoài các tác dụng kể trên, Hà Thủ Ô Trắng còn có nhiều tác dụng khác như ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường thị lực, giảm đau nhức xương khớp, trị rắn cắn,… Một tác dụng khác của Hà Thủ Ô Trắng thường được Đông y áp dụng đó là bổ huyết, tăng cường tuần hoàn, giúp cải thiện tình trạng râu tóc bạc sớm, tóc gãy rụng, xơ xác.

Tác dụng y theo y học cổ truyền

Theo các sách Y học cổ truyền ghi chép lại, Hà Thủ Ô Trắng chủ trị huyết hư thiếu máu, da xanh xao, gầy còm, tóc bạc sớm, kinh nguyệt không đều, sinh lý yếu, đau nhức xương khớp. Nhiều nơi còn sử dụng củ và lá của cây để chữa bệnh. Một số bệnh thường được dân gian áp dụng đó là bệnh cảm sốt, cảm nắng, kinh nguyệt ra không đều. Nhiều người dùng dây sắc lấy nước của cây để đun nước tắm, chữa lở ngứa, mụn nhọt, ngoài ra củ cũng được dùng để trị đau dạ dày kinh niên.

Liều dùng

  • Tuỳ vào thể trạng và mức độ bệnh sẽ được gia giảm cho hợp lý, thường giao động trong khoảng từ 15 đến 20 gram cho thuốc sắc.
  • Cách dùng: sắc dược liệu cùng với các dược liệu khác, nấu cho đến khi đặc lại thành cao, sử dụng trực tiếp, nấu cháo ăn hoặc ngâm rượu.
Được xếp hạng 5.00 5 sao
125.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang Đóng gói: Hộp 1 lọ 40 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Điều hòa huyết lưu

Trinh Nữ Hoàng Cung Abipha

Được xếp hạng 5.00 5 sao
185.000 đ
Dạng bào chế: viên nang Đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Chống thấp khớp, cải thiện bệnh trạng

Gai cốt hoàn

Được xếp hạng 5.00 5 sao
170.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên

Xuất xứ: Hong Kong

Hệ tim mạch, tạo máu

Flavital 500

Được xếp hạng 5.00 5 sao
140.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt nam

Điều hòa huyết lưu

Ô Mộc Khang (lọ 50 viên)

Được xếp hạng 5.00 5 sao
315.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: hộp 50 viên

Xuất xứ: Việt Nam