Giấm táo (Apple Cider Vinegar)

Showing all 3 results

Giấm táo (Apple Cider Vinegar)

Giấm táo là gì?

Giấm táo là sản phẩm được lên men từ táo và nước; trải qua quá trình chuyển hóa đường trong táo tạo thành rượu, sau đó tiếp tục chuyển hóa rượu tạo thành giấm.

Cách làm giấm táo

Cách làm Giấm táo tại nhà
Cách làm Giấm táo tại nhà

Nguyên liệu: Táo (táo mèo, táo đỏ, táo xanh,…); nước đun sôi để nguội; đường; lọ đựng thủy tinh có nắp; một tấm vải mỏng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch táo, cắt thành từng miếng nhỏ, xếp vào lọ thủy tinh
  • Thêm nước, đường vào lọ, khuấy đều cho đường tan hết. Chú ý nước cần ngập bề mặt táo
  • Dùng tấm vải mỏng đã chuẩn bì che lên miệng lọ, đậy nặp
  • Sau 1 tuần, mở nắp và loại bỏ lớp nấm men trên bề mặt. Lọc lượng dịch còn lại và tiếp tục bảo quản trong lọ.
  • Sau 6 tuần, thành phẩm giấm táo hoàn thành và có thể sử dụng.

Giấm táo có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Nếu xuất hiện vẩn đục hoặc lắng cặn trong lọ, có thể lọc lại và tiếp tục sử dụng bình thường.

Giấm tấm không cần bảo quản trong tủ lạnh.

Thành phần của giấm táo

Giấm táo có vị chua do thành phần chứa nhiều các loại acid như acid acetic, acid lactic, acid citric, acid malic, kali, calci, phospho, magie,…

Tác dụng của giấm táo

Tác dụng của Giấm táo
Tác dụng của Giấm táo

Kháng khuẩn, kháng viêm

Một số nghiên cứu cho thấy giấm táo có tác dụng kháng khuẩn đối với E.coli , S. aureus và C. albicans; kích thích quá trình giải phóng các chất hóa học trung gian chống viêm, tăng khả năng hoạt động của thực bào của bạch cầu đơn nhân.

Kiểm soát cân nặng

Acid acetic được cho rằng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đốt cháy mỡ thừa, từ đó giúp kiểm soát cân nặng, tuy nhiên công dụng này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ và xác nhận. Một số đối tượng sử dụng giấm táo 2 lần mỗi ngày cho thấy giúp ích cho quá trình giảm cân. Ngoài ra, giấm táo còn giúp giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể, giúp giảm mỡ và giảm cân.

Điều hòa nồng độ glucose máu

Một số các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng giấm táo mỗi ngày làm giảm nồng độ glucose huyết sau bữa ăn, giúp ích cho bệnh nhân gặp tình trạng đái tháo đường. Tuy nhiên, giấm táo không có tác dụng thay thế thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu.

Giảm đau họng

Giấm táo có tính kháng khuẩn nên có thể sử dụng súc miệng để làm dịu các cơn đau họng. Tuy nhiên, cần pha loãng giấm táo trước khi sử dụng để tránh gây tổn thương niêm mạc.

Điều hòa nồng độ cholesterol

Giấm táo có công dụng làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu; từ đó giảm mỡ máu, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Tăng cường sức khỏe da

Giấm táo có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp tăng cường bảo vệ da, làm giảm tình trạng mụn trên da, nâng cao sức khỏe da, cân bằng pH da, hạn chế sự tiết bã nhờn, tốt cho da dầu mụn. Ngoài ra, giấm táo pha loãng chấm lên vùng da bị mụn giúp chống viêm và gom cồi mụn nhanh hơn. Thành phần acid malic trong giấm táo giúp hạn chế tình trạng nám da, tàn nhang.

Cách sử dụng giấm táo

Giấm táo có thể sử dụng hàng ngày như một phần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng, dùng để trộn salad hoặc pha loãng giấm táo với nước để uống. Giấm táo cũng là thành phần trong nhiều sản phẩm dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có thể bổ sung hàng ngày.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng giấm táo, hạn chế các tác dụng phụ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không lạm dụng sử dụng giấm táo
  • Hạn chế sự tiếp xúc với răng để tránh sự mài mòn
  • Không khuyến cáo sử dụng giấm táo cho người bị bệnh dạ dày
  • Không dùng nếu cơ địa dị ứng

Tác hại của giấm táo

Giấm táo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể như đau bụng, kích thích nhu động ruột, đầy hơi khó chịu, trào ngược acid dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn.

Có nên uống giấm táo mỗi ngày không?

Có thể sử dụng giấm táo mỗi ngày để giúp ích cho sức khỏe tuy nhiên cần dùng lượng vừa đủ và đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Tài liệu tham khảo

  1. Launholt TL, Kristiansen CB, Hjorth P. Safety and side effects of apple vinegar intake and its effect on metabolic parameters and body weight: a systematic review. Eur J Nutr, ngày truy cập 06/01/2025.
  2. Hadi A, Pourmasoumi M, Najafgholizadeh A, Clark CCT, Esmaillzadeh A. The effect of apple cider vinegar on lipid profiles and glycemic parameters: a systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials. BMC Complement Med Ther, ngày truy cập 06/01/2025.
  3. Jafarirad S, Elahi MR, Mansoori A, Khanzadeh A, Haghighizadeh MH. The improvement effect of apple cider vinegar as a functional food on anthropometric indices, blood glucose and lipid profile in diabetic patients: a randomized controlled clinical trial. Front Clin Diabetes Healthc, ngày truy cập 06/01/2025.

Vitamin C

365x Vitamin C

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch Đóng gói: Hộp 10 chai x 100ml

Xuất xứ: Hàn Quốc

Chống béo phì, giảm cân

Nature’s Truth Apple Cider Vinegar Gummies

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên kẹo dẻoĐóng gói: Lọ 120 viên

Xuất xứ: Mỹ

Chống béo phì, giảm cân

Apple Cider Vinegar Capsules Nature’s Truth

Được xếp hạng 5.00 5 sao
650.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Lọ 180 viên nang

Xuất xứ: USA