Gạo Lứt (Brown Rice)
Tên khoa học
Oryza sativa L., thuộc họ Lúa – Poaceae
Tên khác
Gạo Lứt hay còn được gọi là Gạo Lật, Gạo Rằn
Gạo Lứt là gì?
Gạo Lứt khác Gạo Trắng ở chỗ Gạo Lứt là loại gạo thu được sau khi chỉ xay lớp vỏ trấu bên ngoài của hạt lúa chứ chưa xát bỏ lớp cám gạo vì vậy Gạo Lứt thường có màu nâu và không được trắng như gạo thông thường chúng ta hay ăn.
Nguồn gốc
- Về nguồn gốc Lúa có nguồn gốc từ thời xa xưa rất lâu về trước nhiều giả thiết cho rằng Lúa bắt nguồn từ 1 loại lúa hoang dại O’Rufipogon, hiện nay vẫn tồn tại ở Malaysia và Indonesia. Một giả thiết khác lại cho rằng Lúa là sự kết hợp giữa 2 loài là O.nivara và O’Rufipogon. Từ kết luận cuối cùng cho thấy Lúa đều thừa nhận có nguồn gốc từ thời cổ đại. Tại Ấn Độ người ta cho rằng các bộ tộc sống tại vùng Himalaya đã trồng Lúa cách đây khoảng 9000 năm. Những loại Lúa được trồng ở Indonesia, Malaysia, Philipin cũng được tìm thấy cách đây 1500 năm.
- Tại Việt Nam, lịch sử trồng Lúa đã được ghi nhận cách đây 400 năm của dân tộc, sau khi trải qua quá trình chọn lọc giống tự nhiên, trồng trọt và phát triển thì hiện nay các giống lúa được trồng nhiều nhất tại nước ta là lúa tẻ và lúa nếp. Do khí hậy nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi giúp Lúa phát triển tốt, giúp Việt Nam trở thành 1 tiềm năng lớn trong việc sản xuất lúa gạo.
Đặc điểm thực vật
- Cây Lúa là loại cây cỏ có chiều cao 0,6-1,5m được sống hàng năm trong nước ( gọi là Lúa nước) và trong đất (gọi là Lúa đất) . Thân cây mọc thẳng đứng, nhẵn, được chia thành nhiều đốt và bóng. Lá Lúa có hình dài, mọc thành 2 dãy có chiều dài 30-60 cm. gốc cây ốp sát thân và đầu thuôn nhọn, lá có mép gấp đều, hai mặt, bẹ lá có tai nhẵn và lưỡi bẹ có hình mũi mác chẻ đôi.
- Cụm hoa của Lúa mọc ở ngay kẽ lá thành các chùy bông dài khoảng 15-30 cm hơi uốn cong. Các cụm hoa có rãnh, to và bông nhỏ hình bầu dục thuôn. Lá có hình mác, khía răng ở đỉnh, màu hồng hay vàng hơi tím, trên lá có lông cứng. Hoa là hoa nhị 6, mảnh. Bao phấn có hình dài, đầu nhụy có lông thò ra, bầu có vòi nhụy ngắn.
- Hạt Lúa thuôn hẹp, được bọc bởi mày hoa và bên trong chứa nhiều bột màu trắng.
- Hiện nay có 2 loại Lúa chính là: lúa tẻ và lúa nếp.
Bộ phận dùng
- Lúa có bộ phận dùng là hạt thóc và hạt gạo.
Thu hái, chế biến
- Lúa được thu hái quanh năm.
- Thu hoạch, chế biến: Lúa thu hoạch quanh năm. Gạo Lứt được tạo ra từ hạt gạo được trồng từ lúa. Lúa sau khi chín sẽ được thu hoạch và đem phơi khô sau đó đem xát nhẹ để bỏ đi lớp vỏ trấu bên ngoài của hạt lúa sao cho vẫn giữ lớp vỏ cám của hạt. Nếu dùng gạo trắng thì hạt lúa sẽ được cát sạch và kĩ để loại bỏ phần vò ngoài của hạt lúa thu được hạt gạo trắng.
Tính vị, quy kinh
- Gạo Lứt từ gạo tẻ có vị ngọt, tính mát, quy kinh phế, vị, tỳ. Nếu gạo để lâu năm thì có vị hơi mặn, chua, tính ẩm.
- Gạo Lứt từ gạo nếp có tính ấm, bị ngọt, thơm, mềm dẻo quy kinh tỳ, vị
Gạo Lứt có mấy loại?
Hiện nay có 3 loại Gạo Lứt chính là:
- Gạo Lứt trắng: đây là loại phổ biến nhất vì pù hợp dùng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau, có chứa nhiều dinh dưỡng.
- Gạo Lứt đỏ: là những loại gạo lứt giàu vitamin A, B1, chất cơ và lipid phù hợp cho người có nhu cầu về dinh dưỡng cao như người cao tuổi, người ăn chay, người bị bệnh tiểu đường, lưu ý rằng Gạo Lứt không phải gạo huyết rồng vì lượng đường Gạo Lứt đỏ thấp phù hợp cho người tiểu đường còn gạo huyết rồng thì không.
- Gạo Lứt đen là loại gạo lứt có màu đen hay còn được gọi là gạo lứt than tím, loại Gạo Lứt này giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và ít đường.
Thành phần hóa học
Trong lớp vỏ cám của Gạo Lứt có chứa hàm lượng lớn các nguyên tố vi lượng và vitamin giúp Gạo Lứt trở thành nguồn thực phẩm dinh dưỡng. Trong Gạo Lứt có chứa tinh bột, chất béo, chất xơ, chất đạm và các nguyên tố vi lượng như natri, magie, selen, kali, canxi, sắt,..các loại vitamin như B1, B3, B6, B2, B5…cùng các loại axit Phytic, pholyc, …
Tác dụng dược lý
- Tác dụng với tim mạch: việc sử dụng Gạo Lứt có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch do chất xơ trong Gạo Lứt giúp giảm nguy cơ tình trạng động mạch bị tắc nghẽn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng Gạo Lứt giúp giảm nguy cơ và dấu hiệu của bệnh tim mạch ở người bị béo phì, thừa cân, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Thành phần phenolic trong Gạo Lứt cũng giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim mạch hay đái đường.
- Giảm cholesterol xấu: Gạo Lứt có khả năng cung cấp các chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể là LDL.
- Giảm nguy cơ tiểu đường: Gạo Lứt có chỉ số đường thấp và hàm lượng chất xơ cao hơn so với các loại gạo khác đồng thời Gạo Lứt có chứa nhiều polyphenol, acid phytic và chất xơ, dầu nhiều hơn nên Gạo Lứt thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường hay bị huyết áp cao.
- Phòng ngừa ung thư: Gạo Lứt có chứa thành phần phenolic có khả năng phòng ngừa nguy cơ bị ung thư ở người bệnh.
- Hệ miễn dịch: do các thành vitamin và khoáng chất trong Gạo Lứt giúp nó trở thành nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể.
- Tác dụng với cơ xương: các nghiên cứu cho thấy rằng trong 226g Gạo Lứt có chứa 21% magie cho cơ thể hàng ngày nhờ đó giúp tăng xương chắc khỏe do magie là thành phần vi lượng giúp tăng hấp thu calci giúp hình thành và chắc khỏe xương.
- Với hệ tieu hóa giúp cung cấp chất xơ Gạo Lứt dồi dào giúp hỗ trợ tiêu hóa, tào điều kiện tiêu hóa chất béo giảm nguy cơ táo bón.
- Với hệ thần kinh: trong Gạo Lứt có chứa mangan, vitamin B, E, calci và kali có tác dụng giúp cân bằng hoạt động hệ thần kinh, tăng trao đổi chất trong não và bảo vệ các tế bào thần kinh tối ưu.
Công năng chủ trị
Tác dụng của Gạo Lứt có công năng hạ khí đầy, khai vị, bổ mạnh tỳ vị, tiêu đờm, nhuận phế, ích khí, thông huyết mạch, mạnh tỳ, giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Kiêng kỵ
Những người không nên ăn gạo lứt: những người có chức năng tiêu hóa thức ăn suy giảm hay người khó khăn theo đường ăn không nên dùng Gạo Lứt vì Gạo Lứt còn lớp cám nên cứng hơn gạo trắng sẽ gây khó khăn trong tiêu hóa và nhai nuốt.
Bảo quản
Gạo Lứt bảo quản trong điều kiện khô ráo.
Một số bài thuốc có chứa Gạo Lứt
- Lợi tiểu, bổ khí, tiêu thũng, kiện tỳ ích vị: Cách nấu Gạo Lứt với đậu Hà Làn theo phương pháp 150g gạo lứt + 50 đậu hà lan cùng với nhau đem hấp cách thủy rồi đem nấu với nước để tạo thành cơm chín mềm ăn mỗi ngày. Trước khi nấu có thể ngâm gạo lứt ít nhất 2 tiếng để gạo mềm.
- Thải độc gan: Gạo Lứt rang vàng rồi đem đổ nước vào nấu trong 15 phút sau đó lọc lấy phần nước và dùng dần, nên duy trì dùng 10 ngày/tháng. Phần xác Gạo Lứt có thể ăn mà không cần bỏ đi. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều gạc lứt vì tác hại của Gạo Lứt có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe khi ăn quá nhiều.
- Chữa thoái hóa khớp: Gạo Lứt đem dùng sao vàng và đem làm thành trà hoặc để uống.
- Bài thuốc nhận tràng: 500g gạo lứt + 50g vừng đen + 200 lạc đem xay rồi trộn hỗn hợp bột với nhau sau đó uống thì hòa với nước sôi có thể thêm đường cho dễ dùng.
- Giúp giải nhiệt, sốt cao, giải khát, ra mồ hôi: dùng 1 năm gạo lứt + lá tre hay cỏ lá tre đem sắc lấy nước uống.
- Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, ỉa chảy: Gạo Lứt tẻ sắc uống thay nước. Có nên ăn gạo lứt hàng ngày? Gạo Lứt cũng có thể dùng để ăn hàng ngày.
- Chữ nôn mửa lâu ngày: 20g Gạo Lứt nếp đem sao vàng sau đó cho thêm 3 lát gừng củ rồi đem sắc lên uống.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam