Dứa (Thơm)
Tên khoa học
Dứa có tên khoa học là Ananas comosus thuộc họ Dứa (Bromeliaceae)
Tên khác
Dứa còn có tên khác là thơm hay khóm
Nguồn gốc
Dứa là cây có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới ở Nam Mỹ và đã được đưa vào trồng tự nhiên từ trước thời Colombo. Dứa chỉ được trồng rộng rãi tại các vùng có khí hậu cận nhiệt đới hay nhiệt đới. Những nước trồng nhiều Dứa trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Malaysia Nam Phi. Tại Việt Nam, Dứa là loại cây trồng phổ biến và lâu đời. Hiện nay, Dứa có nhiều loại cho quá trình lai tạo giống để cho ra quả có chất lượng cao, năng suất tăng.
Đặc điểm thực vật
- Cây Dứa là loại cây thảo lớn, sống dai, có thân lá ngắn, các lá mọc thành các hoa nhị, dày, có bè to, cứng, hình đài và dài 1m, rộng 5-7cm, đầu thuôn nhọn, mép lá có gai cứng, giữa có gân to, hai mặt đều màu lục, mặt phía trên bóng.
- Cụm hoa Dứa mọc thành bông hay đơn độc giữa các túm lá trên cán, hoa đều là hoa lưỡng tính có kèm lá bắc màu tím đỏ. Đài hoa có 3 răng, nhỏ, tràng 3 cánh, nhị 6, bầu 3 ô.
- Quả mọng, có chiều dài khoảng 20cm hoặc hơn, quả nằm ở trong các mắt dứa.
- Mùa ra hoa là tháng 3-5, mùa ra quả là tháng 6-8.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Dứa là thân, lá, quả.
Tính vị, quy kinh
- Ngọn Dứa có tính hàn, vị ngọt, quy kinh bàng quang, phế, tâm, tiểu trừng.
- Hoa Dứa có tính hàn, vị ngọt.
- Quả Dứa có vị ngọt, hơi chua, tính bình.
Thành phần hóa học
- Phần ăn được của quả Dứa có chứa 85g nước, 0,4g protein; 0,1g chất béo, 14g đường và 0,5g chất xơ.
- Dịch Dứa có chứa acid hữu cơ, đường, acid amin, tinh dầu, các vitamin PP, C, B1, B2, bromelin.
- Thân và lá Dứa có chứa bromelin, thành phần này ở thân nhiều hơn.
Tác dụng dược lý
- Bromelin là enzym có nhiều hoạt tính của Dứa với hàm lượng cao có tác dụng:
- Thủy phân protid thành acid amin, khả năng thủy phân mạnh trong pH 3,3.
- Bôi lên niêm mạc: việc bôi dứa lên vết thương hay vết bỏng, các tổ chức chết bị tiêu đi giúp chống hình thành sẹo, ăn dứa quá nhiều cũng khiến niêm mạc miệng thấy rát do bị ăn mòn. Trong dạ dày, Dứa thủy phân thịt ăn vào và thủy phân các lớp niêm mạc chết giúp trị yếu dạ dày và tăng cường tiêu hóa thức ăn.
- Tác dụng kìm tế bào, gây biệt hóa các tế bào bạch cầu.
- Ức chế sự kết tập tiểu cầu, gây tiêu fibrin.
- Chống viêm, kéo dài thời gian ngủ do natri pentobarbital.
- Dịch chiết lá Dứa giúp ức chế mạnh màng tế bào giun đũa.
- Trong dứa có chứa lakaloid có khả năng chuyển hóa 1 số protein thành enzym trong cơ thể.
Công năng chủ trị
- Dứa có công dụng giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, giải khát, tiêu tích trệ, nhiệt tràng, thanh nhiệt, giải độc, tăng sinh trưởng, dưỡng sức, chữa khó tiêu, giúp an thần, giảm béo, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống thống phong, sỏi tiết niệu, viêm khớp.
- Lá non Dứa có khả năng chữa vàng dam giun, quả xanh giúp lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu.
- Bromelin chiết xuất từ phần lõi trắng của Dứa giúp chữa rối loạn tiêu hóa, chống tụ huyết, tiêu viêm, giảm phù nề, chống huyết khối.
Một số bài thuốc có chứa Dứa
Chữa vàng da, sốt
30-40g nõn Dứa tươi đem giã nát sau đó vắt lấy nước uống hoặc sắc, dùng nhiều lần.
Chữa tiểu tiện không thông, sỏi tiết niệu
- 1 quả dứa, gọt vỏ rồi đem thái miếng + 1 ít đường phèn chua khoảng 0,3g đem ninh trong 3 giờ và dùng trong ngày, dùng trong 7 ngày.
- Rễ dứa 30-40g đem sắc uống.
Thuốc tẩy, nhuận tràng
Quả hay lá Dứa xanh lấy 50g đem giã lấy dịch ép uống giúp nhuận tràng, liều cao có thể gây sẩy thai.
Chữa giun
Lá non Dứa + vông nem + cang mai cho lượng như nau, trộn đều, giã nát, vắt lấy dịch sau đó uống 3 thìa cà phê vào buổi sáng sớm lúc đói, uống trong 3 ngày.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản