Dong (Lá Dong/Cây Lùn)

Showing all 2 results

Dong (Lá Dong/Cây Lùn)

Cây Dong là gì?

Danh pháp

Tên khoa học của cây Dong là Phrynium parviflorum Roxb, cây này thuộc họ Hoàng tinh – Marantaceae.

Tên gọi khác

Cây Lùn, Toong chinh (Thái).

Đặc điểm thực vật

Cây Dong là một loài cây thảo, sống lâu năm, chiều cao từ 0,5 tới 1,2m. Cây này không có phần thân. Lá của cây có kích cỡ to, mọc từ gốc, hình dạng trái xoăn – mũi mác hoặc dạng mác thuôn. Chiều dài của lá Dong vào khoảng 30 tới 40cm, chiều rộng khoảng 10-15cm. Gốc của lá tù, còn phần đầu nhọn, mép nguyên và lượng sóng. Hai mặt lá đều nhẵn, mặt phía trên sẫm bóng. Chiều dài của cuống lá Dong vào khoảng 20cm, có kèm bẹ nhẵn.

Cây Lá Dong có hoa không? Cây Dong có mọc hoa, cụm hoa Lá Dong mọc từ ở giữa cuống lá tạo thành hình chùy hay đầu tròn với đường kính vào khoảng 4 tới 5cm. Hoa không có cuống, sắc đỏ là chủ yếu, lá bắc thuôn giống như hình vảy. Đài 3 răng nhỏ, đều, tràng 3 với các cánh thuôn nhọn. Thùy của nhị ở dạng cánh hoa, nhị lép dạng môi hay bản mỏng, có màu trắng, bầu hoa có lông.

Quả của cây Dong có hình trứng thuôn, hạt bên trong được bao bởi lớp áo mỏng.

Mùa hoa quả của cây này thường rơi vào khoảng tháng 4 tới tháng 6.

Đặc điểm thực vật cây Lá Dong
Đặc điểm thực vật cây Lá Dong

Lá Dong có mấy loại?

Lá Dong gồm có 2 loại là lá Dong nếp và lá Dong tẻ (hay lá Dong lông). Người ta thường sử dụng lá Dong nếp gói bánh chưng.

Phân bố và sinh thái

Chi Phrynium Willd. chỉ là một chi khá nhỏ, tại Châu Á có tất cả 10 loài thuộc chi này. Riêng ở Việt Nam có khoảng 5 loài.

Loài Lá Dong có ở nhiều nước thuộc khu vực miền nam Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ. Tại Việt Nam, đây là loài cây vô cùng quen thuộc, đặc biệt được dùng nhiều vào mùa tết để gói bánh chưng. Tuy nhiên, cây này lại chỉ phân bố ở những vùng miền núi, gần đây có trồng tại vùng trung du và đồng bằng.

Cây Dong có đặc tính là loài cây ưa ẩm, ưa bóng. Cây này thường hay mọc tạo thành quần thể dày đặc và mọc dọc bên bờ khe suối hoặc dưới tán cây trong rừng kín thường xanh. Độ cao mà loài cây này có thể sinh sống lên đến 1100m. Cây có một hệ thống thân rễ mọc ngầm vô cùng phát triển. Hàng năm, có rất nhiều chồi nhánh mọc ra từ thân rễ, tạo thành hệ thống đan xen chằng chịt ở dưới đất, có thể lấn áp cả những cây cỏ khác.

Hàng năm, sản lượng lá Dong được sử dụng vào dịp Tết nguyên đán lên tới hàng ngàn tấn.

Cách trồng cây Lá Dong

Có thể trồng cây Dong bằng cách trồng từ thân rễ, tương tự như cách trồng cây sả. Thường tận dụng các khi vực ẩm ướt, có bóng râm che trong góc vườn, bờ ao, cuốc xới chiều sâu đủ cho thân rễ của Dong được đứng vững. Cứ khoảng 40 tới 50cm có thể trồng 1 thân rễ.

Cây Dong khá dễ trồng, ít bị bệnh, bị sâu và cũng không phải chăm sóc nhiều. Cây đẻ nhánh nhanh chóng, sau một thời gian ngắn, nhánh của thân rễ bắt đầu lan phủ ra khắp mặt đất. Khi trồng cũng không cần phải bón nhiều phân. Cần lá to và dài thì tưới cho cây ít phân chuồng.

Thu hái và chế biến

Lá Dong thường sử dụng gói bánh hoặc cũng có thể sử dụng làm thuốc, thu hái quanh năm và dùng tươi.

Bộ phận dùng

Bộ phận chuyên dùng để chữa bệnh là lá của cây Dong.

Tính vị – Công năng

Lá Dong mang tính hơi hàn, vị ngọt và nhạt.

Công năng chính gồm có lương huyết, thanh nhiệt, lợi niệu và giải độc.

Thành phần hóa học

Hiện nay có rất ít có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể về các hoạt chất hóa học có trong cây Dong.

Trong phần thân rễ của cây này có các thành phần như Lipid, tinh bột và Protid. Còn theo một tác giả khác là Võ Văn Chi thì trong phần thân rễ của cây Dong có chứa Carbohydrate.

Tác dụng và công dụng của Lá Dong

Lá Dong có công dụng nổi bật nhất là dùng làm vật liệu gói bánh chưng, bánh nếp, bánh tét hay bánh tẻ. Bánh chưng được gói bằng lá Dong sẽ cho hương thơm dễ chịu và đặc biệt sau khi luộc lên.

Lá Dong còn non được lấy để chế với giấm bằng cách cho lá vào trong nước đường để ngâm (tỷ lệ 1 phần đường cho vào khoảng 3 phần nước).

Trong y học, các lá non của cây Dong còn được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh. Cụ thể lá Dong non sử dụng điều trị rắn cắn, giải độc hoặc cải thiện tình trạng say rượu.

Còn theo y học hiện đại, lá Dong và củ Dong cũng đang có tiềm năng khá lớn trong hỗ trợ sức khỏe. Các thành phần chiết từ lá của cây Dong có thể chống oxy hóa. Còn phần củ có tiềm năng hỗ trợ bù điện giải và nước.

Lá Dong dùng để gói bánh chưng
Lá Dong dùng để gói bánh chưng

Cách dùng

Liều lượng dùng để chữa rắn cắn, giải độc và chữa say rượu là 100-200mg lá Dong non, đem giã cho nát. Tách riêng phần nước cốt và phần bã, nước cốt có thể uống, còn phần bã thì dùng đắp lên trên vết thương.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi và cộng sự (2004), Lá Dong trang 549, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 07/01/2025.
  2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Lá Dong trang 125-126, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 07/01/2025.

Bổ Gan

Oriliver

Được xếp hạng 5.00 5 sao
415.000 đ
Dạng bào chế: Dạng bộtĐóng gói: Hộp 20 gói x 4g

Xuất xứ: Việt Nam

Giải độc & khử độc

Alcomax

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Dung dịchĐóng gói: Hộp 6 lọ x 50ml

Xuất xứ: Việt Nam