Đậu Đen (Hắc Đại Đậu)
Tên khoa học
Semen Vignae cylindricae
Tên khác
Hắc Đại Đậu còn có tên gọi khác là Đậu Đen
Nguồn gốc, phân bố
- Hiện nay chi Vigna Savi tại Việt Nam có khoảng 20 loài trong đó nhiều loại là các giống cây trồng và còn lại là giống mọc hoang.
- Hắc Đại Đậu có nguồn gốc từ châu Phi và sớm được phát hiện cũng như nuôi trồng như 1 loại cây lương thực từ thời cổ đại. Hiện nay Hắc Đại Đậu được trồng phân bố rộng rãi các các vùng cận nhiệt đới, vùng nhiệt đới từ vĩ độ 30 độ vĩ bắc đến 30 độ vĩ nam. Trên thế giới hiện nay có 2 trung tâm có nguồn Hắc Đại Đậu đa dạng và phong phú hàng đầu là vùng Ấn Độ – Đông Nam Á và vùng Đông Phi, tại những vùng này đang tồn tại nhiều quần thể loài đậu đen của châu Á. Ở Việt Nam, Hắc Đại Đậu được coi là cây trồng có từ lâu đời và hầu như tỉnh nào của nước ta cũng có, nơi trồng nhiều nhất là các tỉnh miền Trung sau đó là các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
- Hắc Đại Đậu thuộc loại cây sống ngắn ngày, ưa ánh sáng và dễ dàng thích nghi với các điều kiện ẩm và nóng. Nhiệt độ tối ưu để Hắc Đại Đậu sinh trưởng là 20-35 độ. Tổng sản lượng Hắc Đại Đậu trên thế giới vào năm 1981 là 2,27 triệu tấn.
Bộ phận dùng
Hắc Đại Đậu là hạt sau khi đã phơi khô của cây Đậu Đen, thuộc họ Đậu.
Đặc điểm thực vật
Đậu Đen là một loại cây thuộc cây cỏ sống quanh năm và toàn thân cây không có lông. Đậu Đen có lá thuộc dạng 3 lá chét, lá kép mọc so le với nhau, và thường có lá nhỏ kèm theo, lá chét ở giữa dài và to hơn các lá chét ở hai bên. Hoa của cây có màu tím nhạt. Quả Đậu Đen là quả giáp dài, tròn bên trong thường chứa 7-10 hạt màu đen, các hạt đậu đen lòng trắng và có loại đậu đen lòng xanh. Loại đậu có lòng xanh thì nhân màu xanh nhạt.
Thu hái, chế biến
- Đậu Đen được trồng nhiều ở miền Bắc ngoài ra còn tìm thấy ở Campuchia. Mùa thu hái là vàng tháng 5-6 trong năm. Quả được chọn là những quả đã già vỏ có màu đen, đem phơi khô và sau đó đem đập để tách riêng hạt sau đó tiếp tục phơi/ sấy đến khi đạt độ ẩm quy định.
- Chế biến:
- Phương pháp 1: Đạm đậu sị bằng cách lấy hạt Hắc Đại Đậu đem vo sạch sau đó ngâm nước 1 đêm (lưu ý là ngâm nước lạnh) sau đó vớt ra để ráo nước, đồ chín. Trải đều các hạt đậu này lên trên nong nia hay trên chiếu sạch sau đó đợi ráo lấy lá chuối khô sạch ủ kín trong 3 ngày. Khi thấy lên meo vàng đem phơi khô và tưới nước cho đủ ẩm, cho vào thùng sau đó ủ kín bằng lá dâu. Khi lên meo vàng thì lấy ra phơi 1h rồi lại tưới nước và ủ như trên, thao tác này lặp lại 5-7 lần. Cuối cùng đen chưng và phơi khô Hắc Đậu, đem cho vào bình kín và đậy lại để sử dụng cho các bài thuốc.
- Phương pháp 2: ngâm Hắc Đại Đậu với nước muối trong 2 ngày 2 đêm với tỷ lệ 1kg Hắc Đại Đậu + 1 lít nước + 250g muối. Sau đó đem đồ lên đến chính rồi tẩm hết nước muối nói trên, rải Hắc Đại Đậu trên 1 cái nia rồi ủ bằng lá chuối khô trong 3 ngày 3 đêm cho đến khi thấy lớp mốc vàng thì trộn đều lên. Lặp lại thao tác này trong 9 ngày đêm thì đem phơi sấy khô kiệt.
- Hắc Đại Đậu có hình thận, vỏ bên ngoài màu đen bóng và chiều dài của hạt lag 6-9mm, chiều ngang 5-7 mm, chiều dẹt của hạt là 3,5 – 6mm. Hạt có 1 rốn màu trắng sáng, khối lượng hạt khoảng 106-115 mg. Khi nảy lá mầm hạt sẽ bị vỡ thành mảnh và đầu của hai mảnh gồm 1 trụ mầm và 2 lá chồi.
- Bột dược liệu sau khi soi dưới kính hiển vi cho thấy có chứa các mảnh mô mềm, trên các mảnh mô mềm chứa các hạt tinh bột, thành tế bào mô mềm có màu đen. Các hạt tinh bột có hình quả thận dài 15-30 micromet và rộng 10-18 micromet, rốn 1 vạch hay có phân nhánh, có vân tăng trưởng mờ. Các mảnh vỏ gồm nhiều tế bào nhỏ có màu đen và rải rác bên trong là các mảnh mạch nhỏ.
Thành phần hóa học
Vỏ của Hắc Đại Đậu có chứa chất màu anthoxyanozit, bên trong hạt đậu đen có chứa 24,2% protits, 53,3% gluxit, 1,7% chất béo, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng trong hạt là 3,54mg hosphat; 0,56mg calci; 0,061mg sắt, 0,06mg caroten, vitamin B1 ,0051 mg; vitamin PP 1,8 mg, vitamin B2 0,0021 mg, vitamin C 0,03%. Trong Hắc Đại Đậu cũng có chứa hàm lượng các acid amin cần thiết rất cao. Nghiên cứu cho thấy trong 100g đậu đen có chứa 0,31 g metionin, 0,967g lysin, tryptophan là 0,31 g, phenylalanin 1,16g, alanin 1,09g, valin 0,97 g, lenxin 1,26 g, isoleucine 1,11 g, arginin 1,72 g, histidin 0,75 g.
Tính vị, quy kinh
Hắc Đại Đậu có tính bình, cam quy kinh thận.
Tác dụng dược lý
- Hoạt tính chống oxy hóa in vi tro: Dịch chiết cồn của hạt Hắc Đại Đậu với tỷ lệ 1:1 (1 g Hắc Đại Đậu + 1 ml dịch) đem pha loãng để cho dung dịch loãng 10 lần thì cho tiến hành phản ứng peroxy oxy hóa và tính chống oxy hóa. Kết quả cho thấy tại nồng độ 1:1, hoạt tính đạt được là 57,3%, với nồng độ 1:2 thì hoạt tính đạt được là 52,3% và với nồng độ 1:4 thì hoạt tính đạt được là 13%. Từ nồng độ 1:8 trở xuống cho thấy không có hoạt tính chống oxy hóa. Như vậy Hắc Đại Đậu có hoạt tính chống oxy hóa ở mức độ vừa phải.
- Tác dụng lợi tiểu: Kinh nghiệm dân gian cho thấy ăn chè Hắc Đại Đậu có tác dụng lợi tiểu do gây tăng lượng nước tiểu và nước tiểu cho thấy nhạt màu và trong hơn.
- Tác dụng trên cơ trơn tử cung chuột lang: Dịch chiết Hắc Đại Đậu có tác dụng tăng sự co bóp của tử cung. Tuy nhiên tác dụng này của Hắc Đại Đậu kém hơn so với vị thuốc sắc bao gồm 10g Hắc Đậu, 40g Ích Mẫu, 15g Hương Phụ chế, 2g Nghệ Vàng, 2g Ngải Cứu, 16g Bạch Đồng Nữ. Nước sắc bài thuốc trên với tỷ lệ 1/1000-1/500 có tác dụng gây co tử cung tương tự oxytocin 0,025UI.
Công năng chủ trị
- Hắc Đại Đậu có công năng thanh thấp nhiệt, trừ phong, giải độc, lương huyết, tư âm, lợi tiểu, sáng mắt, bổ thận, trừ phù thũng cho nhiệt độc.
- Hắc Đại Đậu còn được dùng làm thuốc giải độc Ba đậu Đậu Miêu.
- Trong đông y Hắc Đại Đậu còn là thành phần dùng để chế Hàm Đậu Xị, Đạm Đậu Xị, Hắc Đại Đậu giúp làm giảm độ độc của Hà thủ ô
Liều dùng
Hắc Đại Đậu dùng với liều 20-40g/ngày hoặc có thể hơn, dùng luộc ăn, nấu chè hoặc đồ.
Kiêng kỵ
Không dùng Hắc Đại Đậu cho người bị tỳ vị hư hàn mà không nhiệt độc. Hắc Đại Đậu ghét Long đờm, kỵ Hậu phác.
Bảo quản
Hắc Đại Đậu cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh tình trạng ẩm ướt gây nấm mốc.
Một số bài thuốc có chứa Hắc Đại Đậu
- Chữa đau bụng dữ dội: phương thuốc sử dụng là 50g Hắc Đại Đậu đem sao cháy và sắc với dung môi là rượu rồi uống hoặc có thể sắc với nước rồi chế thêm rượu để uống.
- Chữa liệt dương: Hắc Đại Đậu đem sao già rồi đồ với rượu rồi uống.
- Chữa sườn đau nhức: dùng 200g Hắc Đại Đậu ngâm với rượu rồi uống.
- Dùng cho phụ nữ mới sinh bị trúng gió nguy cấp hay phụ nữ sau sinh bị tay chân tê cứng, mặt mày say sẩm, chóng mặt: Dùng 300g Hắc Đại Đậu sao cho cháy đến khi bốc khói, sau đó đổ 500ml rượu vào ngâm 1 ngày rồi đem uống, đắp chăn kín cho người bệnh để cho ra mồ hôi.
- Chữa mắt mờ, can hư, ra gió, chảy nước mắt: dùng Hắc Đại Đậu đem đồ lên rồi đem Hắc Đại Đậu đã đồ cho vào trong mật con bò đực rồi phơi cho khô sau đó uống khoảng 27 hạt/lần.
- Chữa đái tháo đường do thận hư: sử dụng Hắc Đậu, Thiên Hoa Phấn với tỷ lệ 1:1 tán nhỏ thành viên rồi uống với nước sắc đậu đen làm thang.
- Chữa dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa: 50-100g Hắc Đại Đậu sao nhỏ lửa đến khi ruột hạt bên trong có màu vàng đậm thì đem sắc uống.
- Chữa đơn chảy nước ở trẻ em: Hắc Đại Đậu đem sao cho cháy có khói thì đm tán nhỏ và hòa vào dầu lạc, dầu vừng hay dầu thầu dầu thì bôi lên vết lở loét.
- Chữa đinh độc, mụn nhọt: Nấu Hắc Đại Đậu cho nhừ nát rồi đắp lên vị trí bị sưng đau.
- Chữa hen suyễn hay các cơn hen lên cơn do thời tiết thay đổi: 40g Hắc Đại Đậu, 4g thạch tín, 12g khô phàn, tất cả đem tán nhỏ viên bằng hạt đậu xanh rồi mỗi lần uống 7-9 viên trước khi ngủ. Khi uống không được dùng cùng thức ăn hay nước nóng, không dùng quá liều khuyến cáo vì chỉ nên dùng trong 7-8 ngày.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Việt Nam