Đan Sâm (Huyết Sâm)
Tên khoa học
Salvia miltiorrhiza Beg. (Đan sâm), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Nguồn gốc
Rễ và thân rễ khô của loài Salvia miltiorrhiza Beg. (Đan sâm), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở An Huy, Giang Tô, Sơn Đông và Tứ Xuyên.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Rửa sạch bụi bẩn, phơi đến khô.
Tính vị, quy kinh
Vị đắng tính lạnh, vào kinh Tâm, Can, Tâm bào lạc
Tác dụng
Hoạt huyết khứ ứ, thanh tâm trừ phiền lương huyết tiêu ung.
Khi nói đến Đan sâm thường hay nhắc đến câu “Nhất vị Đan sâm ẩm, cộng đồng Tứ vật thang”, nghĩa là nếu Đan sâm dùng độc lập tác dụng có thể tương đương bài Tứ vật thang. Đan sâm có thể nói là vị thuốc nổi tiếng nhất trong chương thuốc lý huyết, ngày nay được quan tâm và dùng nhiều bậc nhất trên thị trường ở Việt Nam lẫn trên thế giới.
Đan sâm có bề ngoài màu đỏ, vị đắng nếu xét theo ngũ hành quy kinh thì đây là vị thuộc có đầy đủ yếu tố quy nạp vào tạng Tâm, mà tâm lại chủ về huyết thúc đẩy huyết vận hành, nên đan sâm là vị chuyên hành ở phần huyết. Nên phàm các chứng ứ trệ ở phần huyết đều có thể dùng Đan sâm. Tác dụng hoạt huyết khứ ứ, đây là tác dụng mạnh mẽ nhất của Đan sâm. Có thể ke đen cac chưng^ huyết như kinh nguyệt không đều, thống kinh; các cơn đau do khí trệ, ứ huyết trong các trường hợp chấn thương,…. Hoặc cũng có thể kể đến các trường hợp đau tê, các khớp sưng tấy đỏ đau. Đan sâm hoạt huyết trừ được ư huyet, đồng thời sinh được huyết mới do đó có thể coi đan sâm là vị vừa hành huyết lại vừa bổ huyết.
Ngoài ra Đan sâm tính lương nên dùng rất tốt với các chứng có nhiệt ở trong huyết. Có thể kể đến các nguyên nhân như huyết hư sinh nhiệt, huyết ứ sinh nhiệt hoặc âm hư sinh nội nhiệt,…. Huyết có nhiệt, nhiệt biến thành độc, nhiệt độc kết hợp tràn ra ngoài bì phu cơ nhục hình thành mụn nhọt hoặc tích lại ở điểm nào thì điểm đó hình thành ung nhọt, u cục. Hoặc do huyết có nhiệt, nhiệt động đến tâm làm cho tâm hỏa động gây ra phiền nhiệt bực bội không ngủ được. Các trường hợp này đều có nguyên nhân do huyết có nhiệt mà sinh ra tâm phiền, ung nhọt. Phàm là huyết ứ lâu ngày không giải thường xu hướng sẽ tạo thành nhiệt, nên huyết nhiệt gần như là điều tất yếu sẽ xảy ra. Do đó mà Đan sâm có một tác dụng khác là thanh tâm trừ phiền và lương huyết tiêu ung. Đây là tác dụng đặc trưng của riêng Đan sâm, không nhiều vị trong nhóm lý huyết có tác dụng này, và tác dụng này cũng tạo thành một bản sắc rất riêng của Đan sâm.
Huyết nhiệt như đã nói có thể do huyết ứ lâu ngày tạo thành, nhưng cũng có thể do huyết hư sinh nhiệt tạo thành. Tuy nhiên nhóm nguyên nhân làm cho huyết có nhiệt hay gặp nhất trên lâm sàng là do âm hư sinh nội nhiệt, bất kỳ phần âm của một tạng phủ nào như gần như đều tạo thành nhiệt như: vị âm hư, phế âm hư, can âm hư, thận âm hư,… và khi nhiệt này được tạo ra sẽ đi vào huyết. Nhiệt một khi đã ở trong huyết thì biến hóa vô cùng khó lường, và điều trị vô cùng khó khăn. Nhiệt có thể truyền đến các tạng phủ hoặc nhiệt trong huyết biến hóa thành nhiệt độc, hoặc nhiệt làm hao huyết động huyết gây xuất huyết (gọi là nhiệt bức huyết vọng hành). Ngoài ra còn một nhóm nguyên nhân khác làm cho huyết có nhiệt là do ăn uống, do nhiệt tà xâm nhập, hoặc tà khí xâm nhập cơ thể lâu ngày không giải trừ hết biến hóa thành nhiệt. Đan sâm vừa hành huyết bổ huyết lại lương huyết tiêu ung và thanh tâm trừ phiền, đúng là một vị thuốc quá đỗi tuyệt vời. Do đó đan sâm xứng đáng xếp ở vị trí đầu tiên của các thuốc lý huyết.
Cùng tác dụng hoạt huyết bổ huyết với Đan sâm còn có Kê huyết đằng, cũng vừa hoạt huyết vừa bổ huyết. Tuy nhiên Đan sâm tính lương còn Kê huyết đằng tính ôn nên không có tác dụng thanh tâm trừ phiền và lương huyết tiêu ung.
Chế phẩm có Đan sâm nổi tiếng nhất Việt Nam cũng như trên thế giới là: Thiên sứ hộ tâm đan đã được FDA {Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) tổ chức uy tín số 1 thế giới về dược phẩm công nhân. Chế pháp này do công ty Tianjin Tasly ở Thiên Tân – Trung Quốc độc quyền sản xuất, xuất sang mỗi nước se de 1 tên khác nhau. Xuất sang Việt Nam được gọi là Thiên sứ hộ tâm đan (thành phần chính gồm Đan sâm và Tam thất]. Tác dụng của thiên sứ hộ tâm đan làm thông thoáng huyết quản động mạch, giảm cholesterol, chống tích tụ chất thải trong máu, làm chậm sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch vành,…. Tianjin Tasly cùng với Đồng Nhân Đường ở Bắc Kinh – Trung Quốc là hai hãng đông dược lớn nhất Trung Quốc, Đồng nhân đường có chế phẩm An cung ngưu hoàng hoàn, cũng nổi tiếng không kém gì Thiên sứ hộ tâm đan.
LƯU Ý: Như đã trình bày, đan sâm tính lương, mà tính lương thì không tốt cho khí, do đó khi dùng nên phối hợp với các vị thuốc có tính ôn ấm. Về bào chế đan sâm thì chỉ cần rửa sạch ủ mềm phơi khô là có thể dùng được. Hiện tại ở Việt Nam vùng Tam Đảo cũng có di thực đan sâm từ Trung Quốc về trồng tuy nhiên chất lượng vẫn còn nhiều điểm cần nghiên cứu và theo dõi. Thành phần hoạt chất có trong Đan sâm là chất tansinon 1,11 và Ill; vùng miền Bắc Trung Quốc như Thiên tân, Bắc kinh trông đan sâm cho hàm lượng chất này cao nhất.
Đặc điểm dược liệu
Thần rễ mập và ngắn, đôi khi vẫn còn gốc thần ở trên đỉnh. Rễ dài, hình trụ, hơi cong. Bê’ mặt màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu sẫm. Thể chất: chắc, giòn, dễ bẻ, mặt gãy xốp và có nhiều lỗ. Dược liệu thu được thường cứng, mặt cắt mịn, có kết cấu như sừng. Mùi: nhạt. Vị: đắng nhẹ, chát.
- Hình ảnh nhận thức Dược liệu Đan sâm
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại mập và chắc, màu đỏ tía.
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: VIỆT NAM
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Hướng thần kinh, Bổ thần kinh
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam