Dâm Bụt (Bụp/Xuyên Can Bì)
Tên khoa học
Hibiscus rosa-sinensis thuộc Chi Dâm Bụt họ Bông (Malvaceae).
Tên khác
Dâm Bụt có tên khác là Bông Bụt, Hồng Bụt, Phù Tang, Mộc Cẩn, Xuyên Cân Bì, Bụp, Co Ngần.
Nguồn gốc
- Cây Dâm Bụt có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó cây được nhân giống và làm cảnh ở nhiều nước ở khắp châu Á. Dâm Bụt được trồng tại khắp các tỉnh của Việt Nam để làm hàng rào và làm cảnh. Ngoài ra Dâm Bụt còn mọc ở Philippine, Indonesia và Malaysia. Dâm Bụt là loại cây ưa ẩm và ưa sáng thường được trồng ở công viên, vườn nhà hay các bờ rào. Dâm Bụt ra nhiều hoa nhưng không đậu quả và có khả năng tái sinh vô tính mạnh. Dâm Bụt được nhân giống bằng cách gốc ghép hay cành ghép.
- Chăm sóc cây Dâm Bụt : Dâm Bụt là cây được trồng ở nhiều nơi trên các loại đất để làm cảnh, làm hàng rào. Cây được nhân giống bằng cách giâm cành, vào mùa xuân chọn lấy cành bánh tẻ và chặt lấy đoạn thân hay cành với chiều dài 20-25cm và giâm xuống đất thì sẽ mọc thành cây. Dâm Bụt chịu được úng, hạn và ít bị sâu bệnh vì vậy không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều.
- Dâm Bụt hiện nay được trồng nhiều với nhiều giống khác nhau rất phong phú và đa dạng cả về màu sắc và hình thái. Các loại hoa Dâm Bụt được phân loại theo màu có dâm bụt vàng, dâm bụt đỏ, dâm bụt hồng,…
Đặc điểm thực vật
- Cây hoa Dâm Bụt là cây thân nhỏ có chiều cao 1-2 m có những cây nhỡ thì cao lên tới 4-5m, nhẵn, tròn, hình trụ, màu nâu xám. Lá Dâm Bụt mọc so le, hình bầu dục, có cuống dài, gốc tròn, mép có răng to, đầu nhọn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới màu nhạt, lá kèm hình chỉ nhọn và dài.
- Bông hoa dâm bụt là hoa đơn tính hay lưỡng tính? Hoa Dâm Bụt là hoa lưỡng tính, hoa to, mọc đơn độc ở các kẽ lá, màu đỏ, cuống dài, tiểu đài có 6-7 mảnh hình chỉ, đài hợp hình ống, dài gấp 2-3 lần tiểu đài, tràng hoa có 5 cánh mỏng và rời nhau, nhị nhiều dính liền với nhau, có móng hẹp, chỉ nhị dài, vượt qua ngoài tràng, bầu hình trụ hay hình nón. Mùa ra hoa là tháng 5-7.
- Quả Dâm Bụt chứa nhiều hạt, hình tròn.
Bộ phận dùng
- Các bộ phận của hoa Dâm Bụt được sử dụng bao gồm lá, vỏ thân và rễ.
Thu hái, chế biến
Dâm Bụt được thu hái quanh năm. Các bộ phận của Dâm Bụt được đem về rửa sạch rồi dùng trực tiếp hoặc đem sấy/phơi khô.
Tính vị, quy kinh
Cây Dâm Bụt có độc không? Dâm Bụt có vị hơi đắng, ngọt, không độc, tính bình quy kinh thận.
Thành phần hóa học
- Lá Dâm Bụt có chứa chất nhầy, este của beta- sitosterol, acid acetic, caroten.
- Hoa Dâm Bụt có chứa
- Flavonoid, cyanidin – 3 – sophorosid – 3 glucosid, cyanidin – 3,5 – diglucosid, kaempferol, quercetin.
- Alkaloid: 2 alkaloid I và II.
- Vitamin : 0,031mg thiamin, vitamin C 4,16 mg, vitamin A 3,916mg, riboflavin 0,048 mg.
- Chất nhầy
- Ngoài ra Dâm Bụt còn chứa 1 sterol, 3 hợp chất cyclopropenoid, hentriacontan.
Tác dụng dược lý
- Cao chiết Dâm Bụt với ethanol 50% cho thấy có tác dụng gây hạ huyết áp đối với mèo, và tác dụng chống co thắt trên hồi tràng cô lập với động vật thí nghiệm là chuột lang, có tác dụng hạ sốt, an thần, tác dụng hiệp đồng với barbiturat với chuột nhắt trắng.
- Cao chiết ethanol của lá Dâm Bụt có tác dụng hạ sốt, giảm đau và ức chế thần kinh trung ương trên chuột cống trắng hay chuột nhắt trắng.
- Vỏ thân cây Dâm Bụt có tác dụng làm đơn bào Entamorba histolytica co lại thành kén, có tác dụng lợi tuổi đối với chuột cống trắng.
- Cao chiết Dâm Bụt với benzen có tác dụng chống làm tổ 100% ở chuột công trắng cái sau khi giao hợp với liều 250mg/kg trong 1012 ngày. Với liều 1 g/kg cho thấy có tác dụng chống làm tổ 93% nếu dùng vào ngày thứ 1 -4.
- Thành phần hentriacontan chiết xuất từ hoa Dâm Bụt với liều 250mg/kg cho chuột cống trắng có tác dụng chống làm tổ 62%.
- Cao chiết ethanol hoa Dâm Bụt cho chuột cống trắng cáo uống 4ml/ngày và 2ml trong 7-15 ngày cho thấy làm giảm trọng lượng tuyến sinh dục, làm ngừng chu kì động dục và gây biến đổi gen ở tuyến âm đạo, tử cung chứng tỏ nó có hoạt tính kháng estrogen.
- Trong 1 thử nghiệm lâm sàng điều trị tình trạng rụng tóc từng vùng, cho bệnh nhân dùng thuốc gội đầu chiết xuất từ hoa Dâm Bụt + me rừng + đa tròn lá, dầu chải tóc từ hoa Dâm Bụt + nhọ nồi, cam thảo dây hay uống nước sắc xuyên tâm liên, tiểu hồi, Dâm Bụt có 80% bệnh nhân sau 6 tháng điều trị cho kết quả khả quan.
Công năng chủ trị
- Dâm Bụt được dùng trong trị viêm niêm mạc dạ dày, ruột, kiết lỵ, tiểu ra máu, khô khát, mất ngủ, mụn nhọt, bạch đới, mộng tinh, lở ngứa, sưng tấy. Nhân dân ta còn thường dùng lá và hoa tươi Dâm Bụt đem giã nhỏ với 1 ít muối và đắp lên vùng bị mụn nhọt đang bị mưng mủ, khi khô lại sẽ đỡ đau nhức và mụn nhọt chóng vỡ.
- Ở Trung Quốc, Dâm Bụt được ăn sống hay giấm với muối, giấm dùng vỏ rễ Dâm Bụt làm thuốc điều kinh, tẩy máu. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, Dâm Bụt được dùng làm thuốc giảm đau, làm dịu, tăng dục, giải khát, điều kinh.
- Bột nhão từ hoa Dâm Bụt bôi trên da giúp trị sưng tấy và nhọt.
- Nước sắc hoa Dâm Bụt được dùng làm thuốc trị bệnh viêm xuất tiết phế quản, Dâm Bụt giups trị rong kinh, lá có tác dụng làm nhuận tràng, làm dịụ, giảm đau, tẩy.
- Nước sắc Dâm Bụt lá Dâm Bụt có tác dụng để xức khi bị sốt.
Bài thuốc từ cây râm bụt
- Chữa kiết lỵ ra máu: vỏ cây Dâm Bụt đem cạo sạch vỏ thô bên ngoài rồi rửa sạch và sao vàng + lá táo sao vàng mỗi vị thuốc dùng 20g rồi đem sắc và uống trong ngày.
- Chữa mụn nhọt, sưng đau, đỏ nóng có mủ mà không thể vỡ ra được:
- Bài thuốc 1: dùng lá Dâm Bụt tươi 1 năm và vài hạt muối trắng tất cả đem đi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng mụn nhọt sẽ làm vỡ mủ. Khi mủ bị vỡ ra thì bỏ muối đi và chỉ dùng lá Dâm Bụt giã để đắp lên vùng bị vỡ mủ.
- Bài thuốc 2: lá + hoa Dâm Bụt đem giã và đắp vào vùng da bị tổn thương.
- Chữa bạch đới, đái buốt, mộng tinh, lỵ: lá và hoa Dâm Bụt + lá bạch đồng nữ + thìa lá tía mỗi vị thuốc dùng 1 năm rồi đem giã nhỏ và chế với nước cho chín sau đó vắt lấy phần nước cốt và uống.
- Chữa mộng tinh: 30 g hoa Dâm Bụt + 3 cái gương sen cả cuống đem tất cả sắc với nước và uống.
- Chữa đái khó, hồi hộp, khó ngủ: đem hoa Dâm Bụt hãm với nước nóng và uống hàng ngày thay chè.
- Chữa thấy kinh nguyệt sớm, kinh không đều, nhiều máu, rong huyết: 30g rễ cây Dâm Bụt + 30 g lá huyết dụ tất cả đem sắc uống.
- Chữa đau mắt, quai bị: lá Dâm Bụt + lá dành dành, lấy mỗi thứ 1 nắm và giã nhỏ đem vắt lấy nước uống còn bã thì đắp bên vùng bị bệnh.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Hoa Kỳ