Đại Phúc Bì (Vỏ Cau)
Tên khoa học
Vỏ quả khô của loài Areca catechu L. (Cau), Họ cau (Arecaceae)
Nguồn gốc
Vỏ quả khô của loài Areca catechu L. (Cau), Họ cau (Arecaceae)
Vùng sản xuất
Phổ biến ở Hải Nam, Vân Nam và Phúc Kiến. Ngoài ra còn trổng ở Đài Loan
Thu hái và chế biến
Thu hái quả còn xanh từ mùa Đông sang mùa Xuân. Luộc quả xong phơi khô, cắt dọc quả thành hai nửa, tách riêng phần vỏ quả thu được Đại phúc bì. Quả chín thì thu hoạch từ mùa Xuân tới mùa Thu, luộc và phơi khô. vỏ quả sau khi tách ra được đập hoặc giã đến tơi, sau đó phơi khô, gọi là Đại phúc mao
Tính vị, quy kinh
Vị cay tính ấm vào kinh Tỳ, vị
Tác dụng
Hành khí lợi niệu.
Đại phúc bì là vỏ quả đã phơi sấy khô của cây Cau. Cau là một loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta, có thể trồng trang trí hoặc trồng vườn nhà với mục đích phong thủy (trước cau sau mít, nghĩa là phía trước thì trồng cau, phía sau thì trồng mít) hoặc cũng có thể trồng làm hàng rào,… Nhìn chung cau là một cây trồng ngoài tự nhiên, dễ sống, thích nghi với mọi hoàn cảnh thời tiết. Cau là một cây trồng cho chúng ta rất nhiều vị thuốc: Đại phúc bì là vỏ quả, Tân lang hay
Binh lang là hạt quả, rễ cau,… Trong đó đại phúc bì và binh lang có tác dụng hành khí lợi niệu, rễ cau có tác dụng cương dương rất tốt.
Đặc điểm dược liệu
Hình ovan hoặc hình trứng dài. vỏ quả ngoài màu nâu sẫm đến đen, vỏ quả trong màu nâu đến nâu sẫm. Thể chất: nhẹ, cứng. Mùi: không rõ. Vị: cay
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại trắng vàng và dẻo
Xuất xứ: Việt Nam