Đại Phong Tử (Chùm Bao Lớn)
Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Đại Phong Tử
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Chùm bao lớn.
Tên khoa học: Hydnocarpus anthelminthicus Pierre ex Laness, Achariaceae (họ Chùm bao).
Mô tả cây
Cây gỗ to, cao từ 10-30 m. Lá dài hình mác, hai đầu hơi nhọn. Hoa nhỏ, mọc thành chùm. Quả tròn, màu nâu nhạt, bề ngoài thô nhám, to như quả quít, trong chứa 30-40 hạt.
Phân bố, sinh thái
Cây của miền Đông Dương, có ở rừng miền Trung và Nam Việt Nam, cũng được trồng ở các đường phố.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Hạt {Semen Hydnocarpỉ althelminticae). Thu hái khi quả chín, lấy hạt, phơi hay
sấy khô.
Dầu Đại phong tử {Oleum Hydnocarpi)\ ép từ hạt.
Thành phần hóa học
Dầu béo có thành phần chính là acid hydnocarpic (67%), acid chaulmoogric (8%) và ethyl chaulmograt. Ngoài ra còn có các dẫn chất và các đồng đẳng của acid hydnocarpic (anthelminthicins A-C; acid alepric, acid alprestic, acid alprylic, acid aleprolic) và các sterol (24-methylencycloartenol, campesterol).
Trong hạt còn có các flavonolignan (anthelminthicol A, isohydnocarpin, hydnocarpin D, hydnocarpin, sinaiticin), các triterpen.
Tác dụng dươc lý
Dầu đại phong tử có tác dụng diệt trực khuẩn lao và hủi ở nồng độ 1/200.000. Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm…
Dịch chiết Đại phong tử có tác dụng ức chế các enzym liên quan đến sự chuyển hóa carbohydrat.
Các hợp chất anthelminthicin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.
Các hợp chat flavonolignan có tác dụng kháng viêm trên thực nghiệm in vitro.
Công dụng và cách dùng
Dầu dùng chữa hủi, lao da và một số bệnh ngoài da khác.
Ghi chú
Dầu có độc tính cao. Một số cây khác cùng họ như Hydnocarpus saigonensis Pierre (Chùm bao nhỏ), Hydnocarpus wrightiana Blume, Gynocardỉa odorata R. Br. cũng được dùng.
Xuất xứ: Ấn Độ