Cương Tàm (Bạch Cương Tằm/Cương Trùng)
Tên khoa học
Bombyx mori L. (Tằm), đã bị chết do nhiễm (hoặc cấy) nấm trắng Beauveria bassiana (Bals.) Vuillant, họ Tằm (Bombycidae).
Loài Bombyx mori L. (Tằm), đã bị chết do nhiễm (hoặc cấy) nấm trắng Beauveria bassiana (Bals.) Vuillant, họ Tằm (Bombycidae). Nguồn gốc
Xác khô của ấu trùng loài Bombyx mori L. (Tằm), đã bị chết do nhiễm (hoặc cấy) nấm trắng Beauveria bassiana (Bals.) Vuillant, họ Tằm (Bombycidae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Giang Tô, Chiết Giang, Tứ Xuyên và Quảng Đông.
Thu hái và chế biến
Dùng con tằm ăn lá dâu lúc gần chín gây chết cứng do vi khuẩn botrytis basiana.
Chọn loại cương tằm mình trắng là tốt, cong queo là già (thường hay dùng tằm chết tẩm vôi).
Tính vị, quy kinh
Vị cay mặn tính bình vào kinh Can, tâm, tỳ, phế
Đặc điểm dược liệu
Gần hình trụ tròn, thường cong và nhỏ lại. Bên ngoài màu vàng xám. Thể chất: cứng nhưng giòn, dễ gãy, bề mặt nứt nẻ đều. Mùi: hơi tanh. Vị: hơi mặn.
Dược liệu Cương tàm Tác dụng
Sơ phong thanh nhiệt, hóa đàm tát kết.
Bạch cương tằm vị cay, bên ngoài mạnh về trừ phong chỉ được thống, bên trong thì dẹp dược phong khỏi co cứng. Cương tằm cùng với thuyền thoái, ngô công, toàn yết là những thuốc có tác động cả ở trọng tạng phủ và ngoài kinh lạc. Mỗi thuốc lại có đặc tính và sức mạnh riêng, với ngô công, toàn yết là mạnh về khử phong, xu hướng trong tạng phủ tốt hơn so với tác động ngoài kinh lạc. Nhưng nếu so sánh thì cặp cương, tằm thuyền thoái lại tác dụng ngoài kinh lạc tốt hơn so với cặp ngô công toàn yết. Bạch cương tằm có một điểm khác biệt so với 03 vị còn lại là ngoài tác động đến phong, còn có tác dụng hoá đàm. Bạch cương tằm rất phù hợp với các trường hợp phong kết hợp với đàm, thường do nội phong bốc lên kết hợp với đàm tạo ra phong đàm, phong đàm bốc lên trên tạo bệnh hoặc dồn trú ở kinh lạc mà gây bệnh. Tác dụng khứ phong hoá đàm của bạch cương tằm phù hợp với các chứng kinh giản, cổ họng sưng đau, trúng phong mất tiếng, đầu phong, đàm hạch, tràng nhạc…
Ngoài ra cương tằm còn có tác dụng sơ phong thanh nhiệt dùng phù hợp với các chứng nhức đầu thuộc phong nhiệt, mắt đỏ họng đau, phong chẩn ngứa gãi. Bạch cương tằm có thể đứng độc lập để chữa chứng thiên đầu thống do phong nhiệt Dùng cương tằm tán thật nhỏ hoà với nước chè để uống hoặc có thể uống cùng với nước hành. Tuy nhiên chỉ đáp ứng với chứng thiên đầu thống do phong nhiệt còn với các chứng khác không đáp ứng.
Đặc tính của phong như đã đề cập ở phần đầu là tính chạy, ưa hành thiện, nên vì vậy bệnh do phong biến hoá cực kỳ khó lường. Phong động có thể gây trúng phong tạng phủ, trúng phong kinh lạc, phong kết hợp với đàm tạo ra chứng phong đàm, phong kết hợp với thấp tạo ra chứng phong thấp (đàm và thấp đều là sản phẩm bệnh lý từ tỳ đưa đến). Do đó mà mấu chốt trên lâm sàng cần phải chẩn đoán thật chính xác giai đoạn tiến triển của phong, xác định rõ phong đang gây bệnh ở vị trí nào, điểm nào và đi riêng lẻ hay kết hợp với khí nào khác không. Từ đó mới có thế dùng thuốc chuẩn đích vào đúng vị trí bệnh được. Cặp các vị thuốc như ngô công – toàn yết và thuyền thoái – bạch tật lê trên lâm sàng dùng rất biến hoá. Khi kết hợp với nhau, căn cứ theo liều lượng tạo ra một trận địa vây hãm phong từ khắp tạng phủ kinh lạc rất hay, rất độc đáo. Cặp 04 vị này cũng giống như cặp 04 vị hoạt huyết: nhũ hương – một dược và đào nhân – hồng hoa, trên lâm sàng dùng rất biến ảo. Dược tính của các vị thuốc khi phân tích một cách riêng lẻ độc lập thì đạt được những tác dụng như vậy, nhưng khi cấu thành một bài thuốc nhiều vị, hàng chục vị thì sự tương tác thuốc làm bật ra các tính năng mới vị thuốc mà không thể ghi chép cụ thể được. Và lẽ biến ảo của 04 vị này chính là như vậy.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải dày, cứng, màu trắng, bề mặt nứt nẻ sáng bóng.
Xuất xứ: Singapore