Dền
Tên khoa học
Dền có tên khoa học là Xylopia vielana Pierre
Tên khác
Dền có tên khác là cây thối ruột, cây sai, mảy sẳn săn.
Nguồn gốc
- Dền thuộc loại thân gỗ nhỏ được phân bố tại Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc. Tại Việt Nam, Dền được phân bố rộng khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du. Độ cao phân bố trung bình của Dền là 100-300 mét, những tỉnh nhiều Dền có thể kể đến như Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hòa Bình.
- Cây Dền là cây ưa sang thường mọc ở những nơi ven rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, đồi cây bụi và ra hoa, quả hàng năm. Dền bị che bóng có lượng quả ít hơn so với những cây được mọc ở ngoài ánh sáng.
Đặc điểm thực vật
- Dền là cây nhỡ giống cây na, Cành Dền khúc khuỷu, khi non có màu xám nhạt và có lông hung, sau nhẵn chuyển màu nâu đen có chấm trắng.
- Lá Dền mọc so le, gốc tròn, hình trái xoan, đầu tù hơi nhọn, rộng 3-4 cm, dài 8-10cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, cuống lá có lông tơ màu hung, ngắn.
- Hoa Dền có màu hồng nhạt, mọc riêng lẻ ở đầu cành và kẽ lá, có 3 thùy mập, hình trái xoan, tam giác, mặt trong nhẵn, mặt ngoài có lông, tràng có 6 cánh hàn liền ở gốc, khum vào trong, nhị nhiều, lá nõn có lông.
- Quả Dền là quả kép gồm nhiều lá noãn có cuống dài, hình trụ, chín có màu lục/vàng nhạt, chứa hạt màu nâu đen.
- Mùa ra hoa là tháng 4-6 còn mùa ra quả là 7-8.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Dền là vỏ, thân.
Thu hái, chế biến
Dền được thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân, cây được đem về và cạo vỏ ngoài sau đó rửa sạch và thái mỏng, sấy hoặc phơi khô.
Tính vị, quy kinh
Củ Dền có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.
Thành phần hóa học
- Vỏ Dền chứa tanin, saponin, tinh dầu và alkaloid.
- Trong củ dền có nhiều đường, có các vitamin A, B, C, PP, các chất khoáng như K, Mg, P, Br, Zn, Mn, Rb, Ca, Fe, Cu, và betain, asparagin, glutamin, các acid amin.
- Màu đỏ của củ đều là do betanidin.
Dền có tác dụng gì?
- Nhân dân ta thường dùng vỏ cây sắc uống của Dền giúp chữa kinh nguyệt không đều, thiếu máu, lá sắc uống có tác dụng chữa đau nhức tê thấp.
- Miền Nam, dùng Dền để ngâm rượu hay tán thành bột giúp chữa sốt rét và dùng làm thuốc bổ.
- Vỏ Dền chữa xanh xao, thiếu máu, tiêu hóa kém, sốt rét.
Một số bài thuốc có chứa Dền
- Chữa đau nhức, tê thấp, kinh nguyệt không đều, làm thuốc bổ: 150-250g ngâm với 1 lít rượu hoặc nấu vỏ dền thành cao rồi pha rượu, ngày uống 2 chén trước mỗi bữa ăn.
- Chữa bệnh ôn dịch sốt cao: giã củ dền đem vắt lấy nước cốt sau đó uống giúp hạ nhiệt, giải khát, mùa hè luộc củ Dền cũng giúp giải nhiệt.
- Chữa đại tiện ra máu, kiết lỵ: giã củ dền và vắt lấy nước cốt, có thể dùng lá tươi giã và vắt ra uống.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Dền . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 521. Truy cập ngày 06/01/2025.
- Đỗ Huy Bích (2006), Dền, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 666. Truy cập ngày 06/01/2025.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Củ dền, trang 666. Truy cập ngày 06/01/2025.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam