Cốt Toái Bổ (Tắc kè đá)
Tên khoa học
Drynaria fortunei (Kunze) Sm., họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Nguồn gốc
Thần rễ khô của loài Drynaria fortunei (Kunze) J. Sm., họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Cốt toái bổ giống như củ gừng, vả lại mọc hoa lông nhung, cho nên gọi là Mao lương. Vì củ có lông giống như khỉ mới gọi là Hầu khương.
Vị Cốt toái bổ bẽ gãy không chết, cắm xuống thì mọc lại, bẽ chổ nào thì chỗ đó có nước chảy ra, đắp vào khó rơi ra, có cái hay đặc biệt là trị xương bị gãy và tổn thương.
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Hồ Bắc, Chiết Giang và khu Tây Nam của Trung Quốc.
Thu hái và chế biến
Thu hái quanh năm, rửa sạch đất cát, làm khô. Trong một số trường hợp, lông tơ (vảy lá) được đốt cháy.
Tính vị quy kinh
Vị đắng tính ấm vào kinh Can Thận
Tác dụng
Bổ can thận cường cân cốt, hoạt huyết chỉ thống.
Như đã nói ở phần chung thì cả cẩu tích và cốt toái bổ đều có tác dụng vừa bổ can thận để cường cân cốt lại vừa trừ phong hàn thấp. Là hai vị thuốc vừa bổ vừa tả, các bệnh lý đau lưng, đau khớp, đau dây thần kinh,… mà nguyên nhân do can thận hư phong hàn thấp xâm nhập thì hai vị này được ưu tiên sử dụng.
Hai vị thuốc này nằm giữa ngưỡng bổ và ngưỡng tả nên trong tất cả các trường hợp gân như đều có thể dùng hai vị thuốc này.
Nếu thuần bổ có (Đỗ trọng, Tục đoạn), thuần tả có (Độc hoạt, Khương hoạt) thì (Cẩu tích, Cốt toái) vừa bổ vừa tả có thể kết hợp với nhóm bổ, cũng có thể kết hợp với nhóm tả đều không ảnh hưởng gì cả. Chính vì thế trên lâm sàng muốn giảm tải số lượng các vị thuốc trong một bài thuốc thì có thể ưu tiên chọn cẩu tích và cốt toái (vì đa phần các vị thuốc chữa bệnh xương khớp vị đắng, nếu dùng nhiều vị bệnh nhân rất khó uống, vì vậy nên cân nhắc dùng ít vị mà vẫn đảm bảo tác dụng).
Tuy nhiên cốt toái bổ khác cẩu tích ở điểm là phổ tác dụng của cốt toái bổ rộng hơn. Các trường hợp gãy xương, chấn thương thì cốt toái bổ được lựa chọn và hay kết hợp với tục đoạn. Hầu như các trường hợp chấn thương, gãy vỡ xương nếu có dùng các bài thuốc đắp ngoài, bó lá thì tục đoạn và cốt toái bổ hay được ưu tiên sử dụng, vì cốt toái bổ cũng có tác dụng hoạt huyết làm mạnh gân xương, phối hợp với tục đoạn tác dụng tăng lên rất nhiều. Mở rộng phổ tác dụng với các trường hợp thoát vị đĩa đệm có huyết ứ hoặc do chấn thương thì cốt toái bổ và tục đoạn dùng đắp ngoài rất tốt, có thể giã nát cho một ít rượu trắng vào đắp hoặc bó xung quanh vùng lưng bị đau rất hay.
LƯU Ý: Ngoài cẩu tích và cốt toái bổ có tác dụng vừa bổ can thận, cường gân cốt thì còn có ba kích, dâm dương hoắc, TANG KÝ SINH. Trong đó ba kích và dâm dương hoắc sẽ được trình bày ở phần dưới. Còn tang ký sinh tác dụng cũng tương đương và không hề kém cạnh so với cẩu tích và cốt toái bổ, vị này hay được trình bày trong nhóm các thuốc trừ phong thấp. Tang ký sinh chính là tầm gửi cây dâu, đây mặc dù là một vị thuốc nam nhưng rất quý và hiếm. Bởi vì tầm gửi đã hiếm rồi, mà lại là tầm gửi của cây dâu nữa thì lại vô cùng khó tìm. VỊ này cũng rất hay bị làm giả, từ tầm gửi của thập cẩm rất nhiều loại cây khác như tầm gửi cây nhãn, bưởi,…. Đây là một vị thuốc cũng nên được nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn, ngoài tầm gửi cây dâu thì còn có tầm gửi của các loại cây khác như cây gạo cũng có tác dụng rất tốt, và được rất nhiều người nghiên cứu tìm hiểu.
Đặc điểm dược liệu
Hình dải dài, dẹt, hơi cong, phân nhánh. Thể chất: nhẹ, giòn, dễ gãy. Mùi: không mùi. Vị: nhạt, chát nhẹ.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dần gian, dược liệu thượng hạng phải dày, to, có màu nâu.
Xuất xứ: Singapore
Thuốc bổ xương khớp
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Đài Loan
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Việt nam
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam