Cỏ Ngọt
Tên khoa học
Tên khoa học: Cây Cỏ Ngọt Stevia rebaudiana (Bertoni) Hemsley
Nguồn gốc
- Cây Cỏ Ngọt Mọc ở đâu? Cỏ Ngọt có nguồn gốc ở Paragay và được du nhập vào nước ta từ năm 1988. Hiện nay Cỏ Ngọt có thể tích ứng với các vùng khí hậu khác nhau ở nước ta sinh trưởng tốt tại Vĩnh Phú, Yên Bái, Hà Nội, Hà Tây, Ðắc Lắc, Sông Bé, Lâm Ðồng, Hoà Bình.
- Cỏ Ngọt là loại cây ưa sáng và ưa ẩm có thể chịu được bóng và ưa bóng khi cây còn non. Vốn là cây ở vùng nhiệt đới nên khi được trồng ở Việt Nam Cỏ Ngọt sinh trưởng mạnh và phát triển tốt nhất vào vụ xuân-hè. Khi đông đến cây sẽ rụng lá và hơi tàn lụi. Cây Cỏ Ngọt ra hoa nhiều hàng năm. Trồng Cỏ Ngọt bằng hạt, giâm cành, tách bụi.
Đặc điểm thực vật
- Cây Cỏ Ngọt là cây thảo nhỏ sống nhiều năm có chiều cao 0,5-0,6 m và có khi chiều cao lên tới 1 m. Thân cây Cỏ Ngọt cứng, mọc thẳng, có nhiều lông mịn, có rãnh dọc, ít phân nhánh.
- Hoa Cỏ Ngọt là hoa lưỡng tính được tụ thành đầu ở ngọn thân có màu trắng.
- Lá Cỏ Ngọt mọc đối hình bầu dục hay hình mũi mác, gốc thuôn, đầu hơi nhọn hoặc tù có chiều dài 5-7cm và rộng 1-1,5 cm, có 4-6 răng nhọn, 3 gân ở phần nửa về phía đầu lá, hai mặt của lá có lông trắng mịn, có vị ngọt rất đậm, cuống lá rất ngắn.
- Quả Cỏ Ngọt không có mào lông, hạt không có nội nhũ.
Hình ảnh cây Cỏ Ngọt:
Bộ phận dùng
Dược liệu Cỏ Ngọt là phần lá sau khi đã được phơi khô của Cây Cỏ Ngọt.
Thu hái, chế biến
- Cây Cỏ Ngọt tươi trồng 1 lần có thể thu hoạch trong 2-3 năm được thu hoạch trước khi ra nụ hoa có chất lượng tốt nhất. Khi cắt thì cần để lại trên gốc cây khoảng 2-5 đôi lá, riêng lứa cuối cùng thì nên cắt cụt sát mặt đất để cây qua được mùa đông và có khả năng tái sinh vào mùa xuân. Nên thu hoạch Cỏ Ngọt vào sáng sớm của những ngày nắng ráo. Khi thu hoạch xong thì đem cây đi rửa sạch và phơi khô đến khi độ ẩm của cây < 10%.
- Bột Cỏ Ngọt có màu vàng lục, vị ngọt khi nhìn dưới kính hiển vi thì thấy các mảnh bần cấu tạo bởi những tế bào hình đa giác hay hình chữ nhật xếp thành 1-2 lớp tế bào. Lông che chở đa bào, dày được cấu tạo bởi 6-8 tế bào hay nhiều hơn, các tế bào ngắn. Đôi khi thấy các lông tiết đa bào hình chữ nhật hay hình trứng thành mỏng. Biểu bì có mảnh mang lỗ khí đôi khi có lông che phủ. Sợi tập trung thành bó, tế bào sợi có kích thước nhỏ, ngắn, có thành dày không rộng. Mô cứng cầu tạo bởi các tế bào thành dày hóa gỗ. Hạt phấn to có hình cầu gai, mảnh cánh hoa.
Tính vị, quy kinh
Cỏ Ngọt có vị ngọt, tính mát quy kinh tỳ, thận, phế.
Thành phần hóa học của cây Cỏ Ngọt
- Lá Cỏ Ngọt có chứa các ent-kauren diterpen glycosid steviosid, rebaudiosid A,C,V,D,E, steviobiosid, dulcosid, labdan, triterpin, tinh dầu, tanin, stigmasterol, steviosid.
- Lá của cây Cỏ ngọt chứa glycoside steviol, đây cũng chính là thành phần tạo vị ngọt tự nhiên cho cây và độ ngọt của lá cỏ ngọt gấp 100-300 lần so với đường trắng.
- Cách chiết steviosid từ Cỏ Ngọt bằng cách chiết nước sau đó khử tạp bằng ethyl acetat hay than hoạt tính rồi tách hỗn hợp glycosid bằng n-butanol và methanol hóa ở nhiệt độ < 10 độ.
Định tính
- Dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254nm bột dược liệu cho màu huỳnh quang màu lục vàng.
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng:
- Bản mỏng: silica gel G.
- Dung môi triển khai: n0butanol-acid acetic-nước (30:10:10).
- Dung dịch thử: lấy 1 g bột thô dược liệu rồi thêm 20 ml methanok vàolawcs kỹ rồi đun sôi cách thủy trong 2 phút và lọc lấy dịch đem chấm sắc ký.
- Dung dịch đối chiếu: dung dịch steviosid 0,25% trong methanol.
- Dung dịch dược liệu đối chiếu: lấy 1g bột thô lá Cỏ Ngọt (chuẩn) chiết như mô tả với dung dịch thử.
- Tiến hành: chấm trên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên rồi triển khai sắc lý, lấy bản mỏng ra và để khô trong nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong methanol vừa pha. Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105 độ đến khi xuất hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng thường.
Tác dụng Cỏ Ngọt
Cỏ Ngọt có tác dụng gì? Sau đây là 1 vài tác dụng dược lý của Cây Cỏ Ngọt:
Tác dụng hạ đường huyết
- Vào thập kỷ 1960-1970, một nhóm nghiên cứu người Nhật đã phát hiện ra rằng lá của cây Cỏ ngọt có khả năng điều vị giúp làm ngọt mà không gây tăng hàm lượng đường trong máu, đây là 1 phát hiện lớn tuy nhiên tại thời điêm đó các quy định còn nghiêm ngặt nên cỏ ngọt không được đưa vào như chất làm ngọt tự nhiên phổ biến. Khi thử trên thỏ gây tăng đường huyết do aloxan cao nước lá Cỏ Ngọt có tác dụng làm giảm đường huyết ở thỏ.
- Trên chuột cống trắng cho ăn chế độ chứa nhiều hydrat carbon có trộn 0,1% steviosid cho thấy glycogen gan giảm bớt so với lô chứng nhưng không gây hạ đường huyết. Khi uống dài ngày cả bột lá Cỏ Ngọt và steviosid không gây những thay đổi về sự tiêu thị thức ăn.
- Cho chuột cống trắng cho ăn chế độ giàu chất béo kèm 0,1% steviosid không cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa về glucose huyết, glycogen gan.
- Một nghiên cứu khác cũng trên chuột cống trắng chứa 0,1-0,5% steviosid trong thời gian 30-56 ngày kết quả không thấy có sự thay đổi về đường huyết.
- Thử nghiệm lâm sàng ở Paraguay vào năm 1970 trên bệnh nhân bị đái tháo đường trung bình cho thấy mức đường huyết giảm 35%.
Tác dụng giãn mạch
Steviosid trong Cỏ Ngọt có tác dụng giãn mạch toàn thân rõ rệt.
Tác dụng trên thận và huyết áp
- Thử nghiệm trên lưu lượng huyết tương qua thận và tốc độ lọc cầu thận ở chuột cống trắng bình thường cho thấy Cỏ Ngọt làm tăng cả 2 thông số.
- Truyền steviosid cho chuột cống trắng bị tăng huyết áp cũng cho thấy tăng GFR, RPT. Kết quả này cũng xảy ra ở chuột cống trắng bị cao huyết áp do gây mô hình thực nghiệm tổn thương não.
- Trên người có huyết áp bình thường khi dùng chè Cỏ Ngọt trong 30 ngày cho thấy huyết áp tâm trương và tâm thu đều hạ 9,5%.
Tác dụng tránh thai
Nghiên cứu của Planas vào năm 1968 cho thấy chuột cống trắng khi uống nước có chứa 5% Cao Cỏ Ngọt có tác dụng ngừa thai.
Tác dụng kháng khuẩn
Cao lá Cỏ Ngọt có tác dụng đối với Proteus vulgaris, Pseudomonas aeruginosa.
Liều dùng an toàn cho người
Nồng độ steviosid trong 1 số nước giải khát là 0,005-0,007% và liều an toàn có thể chấp nhật là 0,05-0,07 g tương ứng 1g lá Cỏ Ngọt.
Độc tính cấp
Cỏ Ngọt khi dùng cho chuột uống với liều 2g/kg không thấy chuột chết và sau 2 tuần cũng không có biểu hiệu độc
Độc tính bán cấp
Cho chuột cống trắng ăn liều 0,5g/kg trong 56 ngày cho thấy các chỉ số lâm sàng đều bình thường
Độc tính trên thận
- Tác hại của Cỏ Ngọt trên chuột cống trắng với liều dùng cao có thể gây độc cho thận và làm tăng creatinin huyết thánh, ure huyết.
- Tiêm tĩnh mạch liều 0,4; 0,8; 1,2 và 1,6g/kg ở chuột cống trắng cho thất không có sự thay đổi về độ thanh thải inulin, độ thanh thải glucose tăng.
Khả năng gây đột biến
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất chuyển hóa của stevioside trong Cỏ Ngọt có thể gây đột biến trên các chủng Salmonella typhimurium, Escherichia coli.
Công dụng của cây Cỏ Ngọt
Cây Cỏ Ngọt và công dụng như sau:
- Người tiểu đường có uống được Cỏ Ngọt không? Vào thập kỷ 1960-1970, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện lá Cỏ Ngọt không gây tăng đường huyết. Uống nước Cỏ Ngọt có thể làm giảm nhu cầu đường huyết và chất bột ở người bệnh nhờ đó giúp hạ đường huyết, chữa béo phì vì vậy Cỏ Ngọt có thể dùng cho người tiểu đường.
- Uống trà Cỏ Ngọt có tốt không? Cỏ Ngọt thường được dùng như chất điều vị trong các loại trà còn giúp chữa cao huyết áp.
- Cây Cỏ Ngọt trị bệnh gì? Cỏ Ngọt chủ trị đái tháo đường, bí tiểu tiện, đái tháo nhạt, huyết áp cao. Cỏ Ngọt còn giúp trừ tiêu khát, hạ huyết áp, lợi tiểu.
Liều dùng
Liều dùng Cỏ Ngọt hàng ngày là 8-12g dùng theo đường sắc hay hãm uống.
Bảo quản
Cỏ Ngọt khô được bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt.
Một số bài thuốc có chứa Cây Cỏ Ngọt
Sau đây là một vài cách dùng Cỏ Ngọt để làm thuốc như sau:
Cây Cỏ Ngọt chữa bệnh tiểu đường
2,5g lá Cỏ Ngọt đem sắc uống hàng ngày chia thành 4 lần uống và uống trong nhiều ngày.
Chống nội tiết tố yếu
Cỏ Ngọt kết hợp với gì? Cỏ Ngọt có thể dùng kết hợp với trà actiso, trà sâm quy stevia (đương quy, tam thất, táo, thục địa, ngũ gia bì, long nhân, sâm khu 5, Cỏ Ngọt), trà túi lọc Sotevin (dừa cạn, Cỏ Ngọt, hoa cúc, hoa hòe), trà nhân trần, thảo quyết minh, các loại trà này đều giúp chống nội tiết tố yếu ở phụ nữ.
Cỏ Ngọt chữa tăng huyết áp
Lá Cỏ Ngọt 6g + 10g hoa hòe sao vàng + 4g hoa cúc + 12g quyết minh tử sao cháy tất cả đem rửa sạch và sắc uống hằng ngày.
Phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch
7.5g Lá cỏ ngọt phơi khô đem sắc uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Tài liệu tham khảo
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam