Cỏ Đuôi Lươn (Bồn Bồn)
Tên khoa học
Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks
Bộ Thài Lài (Commelinales)
Họ Đuôi Lươn (Philydraceae)
Chi Philydrum
Loài P. Lanuginosum
Tên khác
Cỏ Đuôi Lươn có tên gọi khác là Đũa Bếp, Bối Bối, Bồn Bồn, Diền Thông.
Nguồn gốc
Cỏ Đuôi Lươn là loại cây mọc hoang tại những vùng ẩm ướt, vùng lấy ở các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Nam Bộ. Cỏ Đuôi Lươn mọc ở ngay cả các nước Trung Quốc, Ấn Độ.
Đặc điểm thực vật
- Cỏ đuôi lươn là cây gì? Cỏ Đuôi Lươn là loại cây cỏ mọc thẳng đứng có chiều cao 0,35-1,3m. Trên thân Cỏ Đuôi Lươn có nhiều lông màu trắng, ngắn nhìn giống len và tập trung nhiều nhất ở vùng phía dưới các cụm hoa. Lá Cỏ Đuôi Lươn có hình gương, rộng 4-10 cm và dài 8-70 cm có vạch dọc phía trên còn phía dưới có lông, lá ở phần gốc phủ lên nhau, có khi có 4-5 lá hẹp và dài, lá trên thân mọc so le, nhỏ hơn, Cụm hoa mọc thành các bông dài 2-5cm. Lá bắc của cây Cỏ Đuôi Lươn tồn tại như lá nhưng nhỏ và có lông hoặc không có lông. HOa Cỏ Đuôi Lươn không cuống, mọc so lẻ, tràng 2, đài 2 và nhị 1, bầu 3 ngăn không rõ.
- Thân hoa hình vảy, cao tới 1 m, mảnh, hình trụ, có lông nhung hướng về phía phát hoa. Gai đơn giản, đôi khi phân nhánh, có dạng len; lá bắc lớn và dễ thấy, hình trứng, dài 2-7cm và rộng 0,7-1 cm, đỉnh nhọn, phía dưới có lông mịn. 2 đốt bao hoa phía ngoài hình trứng phụ,mép gợn sóng, có lông ở phía dưới, dài 8-10 mm, gốc có 2 gân khỏe, đỉnh nhọn; 2 đoạn bên trong nhỏ hơn 2 đoạn bên ngoài, hình thìa, dạng màng, gân 3, gốc bám vào sợi 1-2 mm, đỉnh nhọn. Nhị hoa 6-9 mm, nhẵn; dây tóc dẹt; bao phấn hình cầu, ốc tai. Bầu nhụy 6-7 mm, có lông dài dày đặc. Kiểu 3-4 mm, nhẵn; nhụy màu đỏ sẫm, hình đầu, 0,7-0,9 mm, có nhú dài. Hoa Cỏ Đuôi Lươn có màu vàng cao tới 60cm.
- Quả Cỏ Đuôi Lươn là quả nang có lá bắc bao bọc và có các lông mịn. Quả nang hình tam giác – thuôn dài , 9-10 x 4-5 mm, có lông, có kiểu dai. Hạt nhiều, màu đỏ sẫm, hình củ, 0,8-0,9 x 0,3-0,4 mm, có các hàng nhú xoắn lại.
- Cỏ Đuôi Lươn thích hợp trồng xung quanh ao, đập, bờ lạch. Chúng chịu được ngập lụt và có thể được sử dụng để ổn định đất.
- Cỏ Đuôi Lươn là loại thực vật thủy sinh tự nhiên khi mọc dễ tạo thành các bụi và hạt giống của cây được phát tán nhờ gió, chim hay các loài động vật khác. Hạt giống Cỏ Đuôi Lươn rất dễ nảy mầm trong nước và cây con có thể nổi lên cùng 1 lúc.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Cỏ Đuôi Lươn là toàn cây có thể dùng cả bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây nhưng thường người ta dùng các bộ phận phía trên mặt đất của cây nhiều hơn.
Thu hái, chế biến
Cỏ Đuôi Lươn có thể thu hái quanh năm, nếu muốn thu hái hoa Cỏ Đuôi Lươn thì mùa ra hoa là tháng 3 hàng năm. Sau khi thu hái Cỏ Đuôi Lươn thì đem loại bỏ đất, cát và tạp chất hữu cơ bằng cách rửa sạch với nước rồi đem phơi/sấy khô kiệt và bảo quản để dùng dần.
Thành phần hóa học
Hiện nay các nghiên cứu về thành phần của Cỏ Đuôi Lươn còn hạn chế.
Tác dụng dược lý
Chưa có dữ liệu.
Công năng chủ trị
Cỏ Đuôi Lươn có tác dụng gì? Ở Việt Nam, Cỏ Đuôi Lươn còn được dùng để sắc uống cho phụ nữ có thai, có nơi dùng cho phụ nữ để chữa sản hậu, thanh nhiệt, hóa thấp, giảm nóng trong, chống thủy thũng, tiêu độc, kháng nấm , chủ trị điều trị ghẻ, nấm, bệnh vảy nến, nẫm kẽ chân, thủy thũng, lở loét, hắc lào, sưng đau ngoài da.
Ngoài ra Cỏ Đuôi Lươn hay dùng cho người lớn còn giúp điều trị hắc lào, vẩy nến.
Liều dùng
Sắc uống với liều 10 – 15g Cỏ Đuôi Lươn / một ngày.
Bảo quản
Cỏ Đuôi Lươn sau khi được phơi hay sấy khô đem bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo.
Một số bài thuốc có chứa Cỏ Đuôi Lươn
Cỏ Đuôi Lươn có thể dùng tươi hoặc dùng sau khi đã được chế biến thành sản phẩm khô với nhiều công dụng khác nhau. Cỏ Đuôi Lươn có thể dùng theo đường uống và đường dùng ngoài. Sau đây là một vài bài thuốc chữa bệnh có chứa thành phần Cỏ Đuôi Lươn:Cỏ Đuôi Lươn:
- Cỏ Đuôi Lươn được dùng trong phòng chữa chứng hậu sản: chuẩn bị 15-20g Cỏ Đuôi Lươn đã được phơi hay sấy khô đem sắc với nước (lượng nước có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của từng người chế thuốc muốn uống ít hay nhiều thuốc sắc), sau đó thu lấy dịch sắc để uống, ngày chia thành 3 lần uống.
- Cỏ Đuôi Lươn dùng người lớn và trẻ em giúp chữa bệnh vảy nến, hắc lào: Cây Cỏ Đuôi Lươn sau khi được thu hái thì đem rửa thật kỹ rồi dùng trực tiếp dược liệu tươi bằng cách ngâm Cỏ Đuôi Lươn đã được làm sạch với nước muối sau đó đem giã nát Cỏ Đuôi Lươn tươi đã được ngâm rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh vẩy nến, hắc lào (Lưu ý trước khi đắp Cỏ Đuôi Lươn lên da có thể vệ sinh qua vùng da bị bệnh để đảm bảo hiệu quả dùng thuốc tốt nhất). Thực hiện việc này vài lần trong ngày để làm tăng tốc độ khỏi bệnh.
- Cỏ Đuôi Lươn dùng trong phòng và điều trị hậu sản ở phụ nữ: thu hái Cỏ Đuôi Lươn sau đó đem phơi hoặc sấy khô rồi dùng 15g Cỏ Đuôi Lươn đã khô đem sắc với nước (lượng nước tùy vào người sắc có thể thay đổi khác nhau tuy nhiên không nên để nước quá cạn sẽ làm chảy bếp và không thu được nhiều dịch chiết đậm đặc), thu lấy phần dịch sau khi sắc rồi cô dịch đến khi nước có độ đặc nhất định rồi uống, nên uống vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Cỏ Đuôi Lươn dùng trong điều trị sưng đau lở loét ngoài da:
- Bài thuốc 1: lấy toàn bộ cây Cỏ Đuôi Lươn tươi đem giã nát để các thành phần hoạt chất trong cây được tiết ra và đặt trực tiếp lên vùng da bị đau lở loét hoặc bệnh nhân có thể đem giã nát cỏ đuôi lươn tươi rồi vắt lấy phần nước cốt thu được sau khi giã và thoa lên vùng da bị sưng đau (Lưu ý khi dùng Cỏ Đuôi Lươn thoa lên da thì cần vệ sinh da sạch sẽ trước để tránh tình trạng nhiễm trùng da và đảm bảo hiệu quả dùng Cỏ Đuôi Lươn đạt được tốt nhất)
- Bài thuốc 2: dùng Cỏ Đuôi Lươn khô hay tươi đem nấu với nước rồi dùng dịch đun đó đem rửa da bị tổn thương, ngày rửa 3-4 lần, khi rửa thì nên xoa nhẹ nhàng và tránh kì cọ mạnh vùng da bị tổn thương.
- Bài thuốc 3: giã nát Cỏ Đuôi Lươn rồi sát trực tiếp vào cùng da bị sưng đâu hoặc có thể dùng 10-15g Cỏ Đuôi Lươn + cỏ đuôi lợn 10-15g đem tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.
- Điều trị bệnh nấm kẽ chân: Cỏ Đuôi Lươn + cỏ đuôi lợn đem xay nhuyễn rồi thu lấy phần nước cốt dùng để rửa ngoài da giúp điều trị bệnh nấm ăn kẽ chân, nên rửa vài lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi (2006), Cỏ Đuôi Lươn. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 54.
- Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Cỏ Đuôi Lươn, trang 207. Truy cập ngày 12/12/2023.