Chuối Hột
Danh pháp
Tên khoa học
Musa brachycarpa Back., họ Chuối (Musaceae)
Tên khác
Chuối chát
Đặc điểm thực vật
- Chuối hột là cây thảo lớn, có thân rễ to, hay còn gọi là củ chuối. Thân phía trên của cây được tạo thành do các bẹ lá to, mọng nước, ôm lấy tạo thành thân giả.
- Lá dài khoảng 1 đến 1,5m, cuống mập hình máng, có gân ở giữa to, lồi ở mặt dưới. Lá có các gân phụ song song.
- Cụm hoa mọc từ thân rễ, xuyên qua thân giả tạo thành bông dài. Hoa gồm nhiều lá bắc, màu đỏ tía. Mỗi lá bắc mang nhiều hoa xếp đều đặn, sau tạo thành nải chuối khi chín và lá bắc rụng đi. Bao hoa có 3 lá dài, 3 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ.
- Quả mọng, to, thẳng, 5 cạnh, có hạt.
Phân bố- Sinh thái
Chuối hột có nguồn gốc từ hoang dại, phân bố nhiều tại Việt Nam, Lào và Malaysia.
Đây là một loài cây ưa ẩm, sức sống khỏe hơn các loại chuối khác. Chuối hột có khả năng chịu bóng. Cây thường được tận dụng trồng ở góc vườn, hàng năm, từ gốc cây mẹ thường mọc lên 1-3 cây chồi. Hạt của chuối hột có khả năng nảy mầm, tạo thành cây con.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của Chuối hột bao gồm củ, thân, quả và hạt
Tính vị- Quy kinh
Chuối hột có công dụng lương huyết, thoái nhiệt và lợi tiểu.
Công dụng
- Quả chuối hột lúc xanh được sử dụng ăn thay rau, quả chín ăn được nhưng không ngon. Quả có tác dụng tẩy giun.
- Ngoài ra, quả chuối hột còn được sử dụng chữa sỏi đường tiết niệu, tống sỏi.
- Chữa đau bụng kinh niên, chữa kiệt lỵ, chữa sốt cao, mê sảng
- Chữa ho ra máu
- An thai
- Chữa đau răng
- Chữa đái tháo đường
- Chữa phù thũng, lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, kích thích tiêu hóa, giải độc.
Một số bài thuốc
Bài thuốc chữa sỏi đường tiết niệu
Cách 1: Lấy 7-8 quả chuối hột, thái mỏng, sao vàng. Lấy khoảng 30-50 gam hạ thổ, sắc uống 3 đến 4 bát mỗi ngày khi bụng no.
Cách 2: Cho chuối hột cùng nước sôi vào ấm hãm, ngày uống từ 3 đến 4 lần.
Bài thuốc tống sỏi
Dùng hạt chuối hột, rang giòn, giã nát, rây bột. Mỗi ngày dùng 2 thìa pha cùng nước sôi uống. Uống đều đặn trong vòng 30 ngày, cho đến khi sỏi tan hết và đào thải ra ngoài.
Bài thuốc chữa đau bụng kinh niên
Vỏ chuối hột 40 gam, phơi khô, sao vàng, tán bột, cùng 4 gam quế chi và 2 gam cam thảo, tán bột. Trộn đều bột cùng mật làm thành viên, uống 2-3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc chữa kiết lỵ
Vỏ chuối hột 20 gam cùng 20 gam rễ gai tầm xoong, 20 gam vỏ quả lựu, 20 gam rễ tầm xuân, 10 gam búp ổi, phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa sốt cao, mê sảng
Củ chuối hột giã nát, chiết lấy nước uống
Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu
Củ chuối hột, củ sả, tầm gửi, vỏ cây táo, mỗi loại 4 gam, thái nhỏ, sao vàng, sắc cùng 200ml nước, cô đến còn 50ml, uống 1 lần mỗi ngày.
Bài thuốc chữa ho ra máu
Củ chuối hột, tầm gửi, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi loại 15 gam, sắc lấy nước uống.
Bài thuốc an thai
Củ chuối hột, củ chuối rừng, rễ cây móc, mỗi loạn 10 đến 20 gam, sao vàng, sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa đau răng, đái đường
Thân cây chuối hột non, nướng chín, ép lấy nước ngậm chữa đau răng hoặc uống chữa tiểu đường
Tài liệu tham khảo
Đỗ Huy Bích (2006), Chuối hột, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 463-464, truy cập ngày 07/01/2025.
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam