Lúa Mì (Tiểu Mạch)
Danh pháp
Tên khoa học
Triticum aestivum L. (T. sativum Lam.)
Tên khác
Lúa miến
Nguồn gốc
Lúa mì là một trong các loại ngũ cốc thuộc họ Lúa – Poaceae được trồng ở nhiều nơi trên toàn quốc.
Nguồn gốc của lúa mì là ở phía đông của vùng đất Địa Trung Hải hay các địa phận Trung Đông ở vùng châu Á – Âu. Người ta thường thấy lúa mì mọc ở các vùng cánh đồng, ven đường, đường sắt.
Đặc điểm thực vật
Lúa mì là một loại cây thân thảo sống quanh năm và có rễ hình sợi. Thân của câu cao vào khoảng 0,8 đến 1,5m, đứng thẳng, khá nhẵn và tồn tại theo các dạng cụm thưa. Các lá cây ó màu sắc hơi xanh hoặc xanh xám và một vài cây sẽ có màu xanh nhẹ. Hình dạng lá là hình mũi mác, khá dài, có đầu nhọn và bẹ thường nhẵn.
Cụm hoa lúa mì là các loại bông dày đặc với các bông nhỏ đơn độc mọc theo cuống chung, đối diện nhau. Mỗi bông hoa đều có chứa một buồng trứng, một cặp nhụy lông và nhị hoa. Hoa sẽ nở vào thời gian cuối xuân và đầu vào hè, thụ phấn nhờ gió và động vật. Mày của hoa có hình dạng bầu dục rộng, không đều nhau. Quả của lúa mì có hình bầu dục và thuôn, có sự xuất hiện của lông tại đỉnh của quả.
Phân bố – Sinh thái
Lúa mì cần được trồng tại các địa điểm có điều kiện thời tiết đủ ánh nắng mặt trời, đất trồng là đất thịt hoặc đất sét ở dạng trung bình hay khô.
Với một số giống lúa mì mùa đông thì sẽ được nuôi trồng vào mùa thu thay vì trồng vào mùa xuân như các giống thông thường.
Bộ phận dùng
Hạt lúa mì, cám và mầm lúa mì
Thu hái – Chế biến
Lúa mì thường được thu hoạch vào thời điểm mùa hè sau khi hạt lúa đã chín.
Hạt được đem phơi khô và tiến hành xay thành bột mịn để tạo thành dạng ngũ cốc sử dụng trong việc sản xuất thực phẩm.
Tính vị – Quy kinh
Hạt lúa mì có vị ngọt tính mát có hiệu quả trong mục đích làm mát, bổ dưỡng, béo và tạo nên cảm giác ăn uống ngon miệng.
Thành phần hóa học
Trong mỗi 1 kg hạt lúa mì sẽ chứa 0,03 Al2O3 và các thành phần vi lượng khác như Mg, Mn, Zn, Fe, Cu.
Thành phần chính trong hạt lúa mì là tinh bột, chất xơ, protein và polysaccharide thành tế bào.
Cám từ lúa mì cũng chứa thành phần gồm nhiều loại lipid, terpenoid, phenolic, các kháng chất và vitamin.
Tác dụng dược lý
Cải thiện chức năng trên hệ thống tiêu hóa, đường ruột
Trong lúa mì có chứa một lượng chất xơ rất lớn. Chúng hỗ trợ cho việc tăng hấp thu nước trong ruột kết, tăng khối lượng phân và cải thiện rõ các triệu chứng bệnh lý về táo bón, đặc biệt là với đối tượng người lớn tuổi.
Cùng với đó, trong một số nghiên cứu người ta cũng chỉ ra được hiệu quả trong việc chống lại bệnh viêm dạ dày mãn tính, cải thiện tình trạng vi khuẩn đường ruột và rất có lợi trên hệ thống tiêu hóa.
Ngăn ngừa rối loạn lipid
Thành phần arabinoxylans cám lúa mì có thể hỗ trợ cải thiện nồng độ cholesterol có trong huyết tương, tăng nhanh sự bài tiết các acid mật, hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh lý trên tim mạch.
Nghiên cứu trên chuột đã thấy được việc sử dụng chiết xuất từ cám lúa mì có thể ức chế giải phóng polypeptide insulinotropic (GIP), tăng khả năng bảo vệ và ngăn cản sự lưu trữ mô mỡ.
Cải thiện bệnh đái tháo đường
Nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả của việc sử dụng chiết xuất lúa mì trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đái tháo đường type 2 hiệu quả. Cơ chế tác dụng của lúa mì trong điều trị bệnh hiện vẫn đang được nghiên cứu. Một số thí nghiệm trên chuột đã thấy được việc sử dụng lúa mì cải thiện đáng kể lượng đường máu.
Ngăn ngừa bệnh lý ung thư
Một số thử nghiệm trên người và động vật đều thấy được công dụng trong việc tăng cường bảo vệ và chống lại sự phát triển của một số bệnh lý ác tính như ung thư đại tràng và ung thư vú.
Nghiên cứu của Rose đã thấy được việc sử dụng lúa mì có thể cải thiện được nồng độ estradiol và estrone trong máu tại các giai đoạn nang, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hiệu quả.
Chống lão hóa, cải thiện viêm da cơ địa
Chiết xuất từ lúa mì cũng đang được sử dụng trong công cuộc chăm sóc da hiệu quả. Nghiên cứu của Bavarsad và các cộng sự đã thấy được tác dụng trong việc cải thiện tình trạng tăng sắc tố gây nên nám. Với sự kết hợp của cám lúa mì và cà chua đã hỗ trợ giảm được kích thước của nám chỉ sau khoảng 1 tháng điều trị.
Cùng với đó, một nghiên cứu khác cũng thấy được việc sử dụng các chiết xuất từ lúa mì có chứa lipid phân cực có hiệu quả trong việc chống lão hóa trên da.
Ngoài ra, chiết xuất từ lúa mì còn cho tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, hỗ trợ ngăn ngừa mất nước trên qua biểu bì và ngăn cả sự giải phóng các chemokine gây ra viêm trên các tế bào HaCaT.
Chống lại sự tác động của vi khuẩn
Một số thành phần như dẫn xuất từ alkylresorcinol được thấy trong lúa mì có tác dụng trong việc kháng khuẩn và sử dụng để điều trị bệnh lý về nhiễm trùng. Cùng với đó là sự có mặt của thành phần lignan với hiệu quả trong việc kháng khuẩn, kháng nấm và chống virus mạnh.
Nghiên cứu trên lâm sàng đã đánh giá khả năng kháng khuẩn của ba loại chiết xuất mầm lúa mì. Kết quả đã thấy được hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của các vi sinh vật thông qua đường uống bao gồm: Actinomyces viscosus, Streptococcus mutans và Streptococcus salivarius.
Nghiên cứu khác tiến hành trên đĩa giấy đã thấy hợp chất phenolic, có thể kể đến là acid ferrulic và sinapic cho tác dụng kháng khuẩn tốt nhất.
Giảm viêm hiệu quả
Hiệu quả chống viêm từ lúa mì được chứng minh với sự có mặt của thành phần axit benzoic, quercetin và luteolin. Sự có mặt của chúng đã tiến hành tách được các phần ethyl acetate và n-butanol, ức chế biểu hiện của gen synthase oxit nitric cảm ứng, ngăn cản sự hoạt hóa phosphoryl từ đó ngăn ngừa viêm xảy ra.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được tiên hành bởi Lim và cộng sự cũng cho biết hiệu quả chống viêm, tăng cường bảo vệ gan của chiết xuất tế bào mầm từ lúa mì.
Công năng – Chủ trị
Hạt của lúa mì được sử dụng trong mục tiêu điều trị bệnh về tiêu chảy, giải khát, giảm nhiệt và hỗ trợ cho các trường hợp rối loạn chung trên sức khỏe.
Kiêng kỵ
Không sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ lúa mì nếu người dùng đã từng dị ứng với lúa mì trước đó.
Tài liệu tham khảo
- Tuệ Tĩnh thiền sư, Tuyển tập 3033 cây thuốc Đông Y, Lúa mì, trang 617. Truy cập 31/12/2024.
- Said Moshawih, Rabi’atul Nur Amalia Abdullah Juperi và cộng sự (Đăng 17/3/2022), General Health Benefits and Pharmacological Activities of Triticum aestivum L., pubmed. Truy cập 31/12/2024.
- Luca Sanguigno, Antonella Casamassa và cộng sự (Đăng 14/4/2018), Triticum vulgare extract exerts an anti-inflammatory action in two in vitro models of inflammation in microglial cells, pubmed. Truy cập 31/12/2024.
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Ba Lan
Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ
Xuất xứ: Ý
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Italia