Hoa Anh Đào
Tên khoa học
Prunnus cerasoides D.Don thuộc họ Hoa Hồng Rosaceae.
Tên khác
Hoa Anh Đào có tên khác là Anh Đào, Anh Châu, Chu Đào, Tử Anh, Kinh Đào, Hàm Đào, Lạp Anh, Mật.
Nguồn gốc
Hoa Anh Đào được cho rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng có nhiều ý kiến cho rằng Hoa Anh Đào Nhật Bản mới là nguồn gốc chính của loài cây này nhưng lại có những nghiên cứu chỉ ra rằng Hoa Anh Đào có nguồn gốc từ dãy Himalaya và chỉ mới được di thực tới Nhật Bản từ những năm 618-907 vào thời nhà Đường. Hoa Anh Đào được di thực từ núi cao Himalaya, Tây Tạng đến vùng phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Lào. Hoa Anh Đào cũng đã thấy ở miền miền Bắc Việt Nam ở các tỉnh có vùng núi cao như Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Ninh Bình và Lào Cai. Hoa Anh Đào cũng được trồng ở Lâm Đồng, Đà Lạt.
Cây Hoa Anh Đào Việt Nam không có chính thức mà là được nhập từ 1 số giống Anh Đào từ Nhật Bản sang thuộc chi Prunnus. Anh Đào phát triển mạnh ở những nơi có độ ẩm cao, đất thịt mùn và khả năng thoát nước tốt.
Đặc điểm thực vật
Anh Đào là loại cây thân gỗ có chiều cao từ 8-10m và có vỏ xám, trên thân có các lỗ khí lốm đốm và hình trái xoan. Lá Anh Đào sớm mọc, nhẵn và mỏng có hình trái xoan và thuôn dài hình ngọn giáo, Anh Đào tròn và hơi thon hẹp lại ở phía gốc lá ở phía mũi thì nhọn sắc, mép lá có hình răng cưa. Anh Đào có lá là lá đơn hay lá kép trên tận cùng có 1 tuyến màu nâu rộng 2,5-5cm, dài 5-12 cm. Cuống lá nhẵn dài 8-15mm, có 2-4 tuyến dạng đĩa ở chọp tại chỗ này có cuống hoặc không có cuống. Hoa cây Anh Đào có màu hồng và mọc trước khi có lá, hoa mọc thành cụm hoa bên gần như tán, mỗi cụm thường có 3 hoa. Quả Anh Đào có hình trừng hay dạng cầu có màu đỏ, rộng 10-12mm, có hạch cứng với vách dày. Anh Đào không chịu lạnh lắm, nhiệt độ chịu được chỉ khoảng tối đa -5 độ.
Bộ phận dùng
Anh Đào dùng bộ phận là hoa, lá, cành, hạt, rễ quả của cây.
Thu hái, chế biến
Anh Đào ra hoa vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau và có quả từ tháng 2 đến tháng 4-5. Hoa Anh Đào dùng trực tiếp dưới dạng còn tươi ngay sau khi thu hái.
Tính vị, quy kinh
Anh Đào có vị ngọt, đắng, tính bình, không độc, nóng, nhiệt, sáp quy kinh tỳ.
Thành phần hóa học
Nhân hạt Hoa Anh Đào có chứa amygdalin, isoflavone, pudumetin, sakurametin, pluasetin.
Vỏ cây Hoa Anh Đào chứa flavonon glucosid là chalcon glycosid, sakuramin.
Lá Anh Đào được dùng trong giải độc, hạch quả được dùng thanh nhiệt, ích khí hư phong thấp.
Tác dụng dược lý
Thân và lá cây Hoa Anh Đào có chứa các chất chống oxy hóa, chất chống co thắt giúp làm hạ sốt, chữa đau, giảm ho và hen suyễn.
Vỏ thân đem sắc của Anh Đào có tác dụng chữa tiêu chảy, sốt, ho.
Nước chiết vỏ cây có tác dụng dùng ngoài để trị đau lưng.
Quả hạt có chứa các chất làm se được dùng trong nhiều chế phẩm giúp làm chắc, làm se.
Hạt bên trong quả có tác dụng làm thuốc chữa sỏi bàng quang, sỏi thận.
Vỏ cây có tác dụng để trị tình trạng trầy xước các vết xương, xát vào những chỗ bị cây.
Những cành Anh Đào nhỏ hơn được dùng để giã nát và ngâm nước rồi uống giúp ngăn ngừa sảy thai.
Thân Anh Đào có tác dụng chế làm thuốc hạ sốt, làm mát và hữu ích trong điều trị bệnh phong, nôn mửa hay bệnh bạch cầu.
Trong Anh Đào đặc biệt là phần chồi non và hạt của cây còn chứa glycoside cyanogen, tiêu biểu trong đó là amygdalin và prunasin khi tiêm vào cơ thể sẽ làm phân hủy trong đường tiêu hóa để giải phóng cyanua là chất gây độc và trong đông y nó được dùng 1 lượng nhỏ giúp có khả năng nâng cao cảm giác khỏe mạnh, kích thích hô hấp, cải thiện tiêu hóa tuy nhiên nếu sử dụng quá liều có thể gây suy hô hấp và tử vong.
Thuốc Hoa Anh Đào dùng ngoài da giúp trị sần, cải thiện tàn nhang, dưỡng sắc đẹp
Công năng chủ trị
Anh Đào có nhiều công dụng như sau: Quả Anh Đào dùng sống hay chế biến nấu chín đều có chất làm se và tính acid nhẹ dùng. Quả Anh Đào có vỏ khá dày, phần thịt trên trong nhiều nước, đỏ, mùi thơm dễ chịu có thể ăn hay chế thành rượu uống. Ở Ấn Độ các cành nhỏ của Anh Đào được dùng thay thế acid hydrocyanic còn nhân hạt thì được dùng làm thuốc trị sỏi thận.
Bảo quản
Hoa Anh Đào nếu dùng dưới dạng phơi hay sấy khô thì được bảo quản nơi kín đáo, khô thoáng và chỉ nên dùng trong trong 1 năm.
Kiêng kỵ
Anh Đào có khả năng sinh hư nhiệt vì vậy không dùng Hoa Anh Đào cho người bị phong bên trong.
Anh Đào có thể làm bại khí huyết và tổn thương gân cốt nên không dùng Anh Đào cho người bị bệnh sốt rét.
Một số bài thuốc có chứa Anh Đào
Chữa bệnh sản hậu hay đi đại tiện không thông: Hoa Anh Đào + Hoạt thạch + Vông Vang + hạt Cau già, theo tỷ lệ bằng nhau rồi đem phơi khô, tán nhỏ thành bột sau đó đem trộng đều và sắc uống mỗi lần 8g vào lúc đói.
Bổ ngũ tạng: Hoa đào 50g + 500g mật ong đem ngâm trong 1 tuần mỗi lần uống 15ml và ngày uống 2 lần vào buổi sáng + tối.
Chữa tắc kinh: 10g Hoa Anh Đào khô (hoặc 30g Hoa Anh Đào tươi) đem ngâm với 100ml rượu trắng trong 3 ngày rồi uống 10ml/lần/ngày nên uống đều đặn trong 7 ngày.
Chữa bí đại tiểu tiện: 10g Hoa Anh Đào khô hoặc có thể dùng 30g Hoa Anh Đào tươi + 50g gạo tẻ + đường trắng hay có thể dùng mật ong với lượng tuy từng người dùng sao cho vừa miệng sau đó đem nấu thành cháo ăn trong ngày.
Làm trắng da :
- Bài thuốc 1: 4 lạng Hoa Anh Đào + 5 lạng nhân hạt bí đao + 2 lạng vỏ quýt, tất cả các nguyên liệu trên đem phơi khô sau đó tác thành bột uống mỗi lần 2 đồng cân, mỗi ngày uống 2 lần bằng cách đun với nước ấm uống sau ăn. Nếu muốn da thêm hồng hào thì thêm Hoa Anh Đào còn nếu muốn da trắng lên thì thêm nhân hạt bí đao.
- Bài thuốc 2: 120g Hoa Anh Đào đem ngâm với 500ml rượu trắng rồi để ủ trong 7 ngày sau đó mỗi ngày đem ra uống 10ml.
Nhuận da, tư âm bổ thận, dưỡng nhan sắc: 20 bông Hoa Anh Đào + 300g tôm nõn + 150 g củ cải trắng + 70g hành tây + 50g tương cà chua + gia vị vừa đủ tất cả đem xào cho vừa miệng rồi dùng trực tiếp, nên ăn khi còn nóng. ( lưu ý Hoa Anh Đào đe, tỉa để lấy phần cánh hoa chứ không dùng cả cuống và nhị)
Trị mụn nhọt, mụn trứng cá: Hoa Anh Đào + nhân hạt bí đao với tỷ lệ 1: 1 sau đó đem phơi khô, tán bột và hòa với mật ong rồi thoa lên da hoặc uống 3-4g/lần x 3 lần/ngày vào lúc đòi trong 10-20 ngày.
Dùng trị các vết nám đem trên da:
- Bài thuốc 1: Hoa Anh Đào, bạch dương bì, bạch tử nhân theo tỷ lệ 4:2:5 đem tất cả đi phơi hay sấy khô sau đó nghiền thành bột mịn và cho vào lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng lấy ra 1 g và ngày dùng 3 lần.
- Bài thuốc 2: bạch chỉ 30g + hoa đào tươi 250g ngâm với 1.000 ml rượu trắng để ngâm trong vòng 1 tháng sau đó dùng 10ml/lần x 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 3: 10g Hoa Anh Đào + 15g Hoa Sen đem hãm với nước sôi trong 15 phút thì dùng để uống như trà hàng ngày.
Trị mụn lưng: Hoa Anh Đào đem phơi/sấy khô rồi tán thành bột và trộn với giấm đặc rồi thoa lên vùng da lưng bị mụn nhiều lần trong ngày.
Tài liệu tham khảo
Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Anh đào , trang 2. Truy cập ngày 04/12/2023.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam