Hiển thị kết quả duy nhất

Hạt Na

Tên khoa học

Annona squamosa, thuộc họ Na Annonaceae.

Tên khác

Hạt Na là hạt của cây Na hay còn có tên khác là Mãng Cầu Dai, Mác Kiếp, Sa Lê

Nguồn gốc

  • Về nguồn gốc thì hiện nay chưa thể xác định được chính xác Na có nguồn gốc từ đâu chỉ biết rằng nó đã có từ lâu đời trước và được trồng tại các vùng có khí hậu nhiệt đới như Mianma, Ấn Độ, Thái Lan, indonesia, Lào, Philippin, Campuchia, Việt Nam và một số vùng tỉnh miền Nam của Trung Quốc. Tại Việt Nam, Na cũng là loại cây ăn quả được sử dụng nhiều hiện nay và được trồng ở khắp các tỉnh nhất là những tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai từ hàng chục năm về trước. Cây Na được phát triển mở thêm hàng ngàn hecta tại các tỉnh vùng núi thấp và trung du từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu đến khu Bốn cũ.
  • Na được trồng nhiều hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, có rất nhiều giống Na, đây đều là kết quả của quá trình lai tạo và chọn lọc giống để cho ra những giống nho có chất lượng tốt và năng suất cao. Ở Philippin, Na có 2 giống chính được trồng ở đây là quả màu xanh trắng và quả hơi tím.
  • Tại Việt Nam, có 2 loại na là na bở và na dai. Na là giống cây thuộc loại cây nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu để cây tăng trưởng là 22-26 độ. Vào mùa đông, Na có thể chịu được nhiệt độ thấp tới 5 độ ở miền Bắc, cây cũng có thể sống ở những vùng chân núi nơi có nhiều đá vôi thuộc Lạng Sơn, Cao Bằng, Ninh Bình,..có tỷ lệ đậu quả cao. Na rụng lá vào mùa đông và đến giữa mùa xuân năm sau cây mới ra lá. Sau khi lá cây đã trưởng thành thì lúc đó hoa mới bắt đầu ra, hoa của cây được thụ phấn nhờ côn trùng và gió.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Na có chiều cao 2-8, vỏ cây có nhiều lỗ bì tròn, nhỏ, trắng. Lá của Na có hình mũi mác nhọn hoặc tù, hơi mốc ở phần dưới, lá mềm dài 10cm, rộng 4cm và có khoảng 6-7 cặp gân phụ. Hoa Na nhỏ có màu trắng-xanh lục, mọc đối với lá, hoa thường rủ xuống, cuống hoa dài 2-3cm và có 3 lá đài màu xanh lục, 3 cánh hoa dày và hẹp ngoài, các cánh hóa ở trong nhường thường và nhiều lá noãn, nhiều nhị. Quả na là quả mọng kép, gần như hình cầu, màu xanh mốc, đường kính 7-10cm và có nhiều múi, mỗi lá noãn tương ứng với 1 mũi. Thịt bên trong quả có màu trắng và hạt có màu đen với lớp vỏ cứng.
  • Na là loại cây được nhân giống từ hạt. Hạt na có vỏ cứng, khả năng duy trì được sức nảy mầm có thể lên tới vào năm dù hạt đã bị khô. Dù không được xử lý (như ngâm nước, làm xước vỏ để tăng khả năng thấm nước) thì hạt na cùng có thể nảy mầm chỉ trong 20-30 ngày. Cây na có sức sống khỏe.
  • Cây Na có khả năng thích nghi tốt vì vậy có thể trồng ở những vùng nóng có mùa đông hay những vùng nóng trên những loại đất kể cả đất xấu, đất cằn cỗi hay thậm chí vùng đất cát trắng, giới hạn pH vùng trồng của cây na rất rộng. Hiện nay, Na được trồng theo tập quán quảng nanh là chủ yếu tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế nên cân nhắc đến các biện pháp thâm canh.
Đặc điểm thực vật của cây Na
Đặc điểm thực vật của cây Na

Bộ phận dùng

Quả, lá, hạt na đều có thể được sử dụng.

Thu hái, chế biến

Lá và quả của cây Na được thu hái vào mùa hạ và thu còn hạt na thì được lấy từ những quả na đã chín có thể dùng phơi khô hoặc dùng tươi đều được.

Tính vị, quy kinh

Hạt Na có vị đắng, tính lạnh, hơi hôi.

Hạt Na
Hạt Na

Thành phần hóa học

Trong hạt na có chứa các acetogenin bao gồm: neo-desa ctyluvaricin, squamostatin A, anoslin, ne – anonon – B, squamocin, neo reliculatacin A, các squamostatin D,E,B,C và các squamosin B, C, H, I, D, E, L, K, F, G, N, M. Trong hạt na còn có chứa quamostatin R anonin desacetyl caricin, daucosterol.

Tác dụng dược lý

  • Hạt na có độc không? Trong thành phần hạt na có chứa anoslin, các squamocin, neo -desacetyluvaricin, squamosten A,.. khiến hạt na có thể gây độc nếu bị cắn vỡ.
  • Dịch cao chiết nước của hạt na khi tiến hành thử nghiệm trên invitro bằng phương pháp khuếch tán bằng cách dùng khoanh giấy lọc cho thấy tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn liên cầu tan máu, tụ cầu vàng hay streptococcus viridans yếu.
  • Theo các nghiên cứu cho thấy trong thành phần hạt na có chứa 8,5-42% dầu, trong đó stearic, hexadecanoi, arachidic, oleic, acid myristic, palmitic là chủ yếu. Trong thành phần hạt do có chứa anonain là một alcaloid vô định gây diệt chấy, rận tuy nhiên cũng chính vì thế mà nó có thể gây tổn thương tại mắt. Biểu hiện ngộ độc hạt na là mắt bị bỏng biểu mô giác mạc
  • Ngoài ra chiết xuất thô lá na có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn. Dịch chiết với methanol có tác dụng ức chế cả vi khuẩn gram âm và dương, dịch chiết với ether dầu hỏa có tác dụng với cả chủng Alternaria alternata, Curcularia lunata. Lá na có tác dụng kháng khuẩn trên phổ rộng.

Công năng chủ trị

Hạt na có tác dụng gì? Hạt Na là thành phần có độc tính cao vì vậy không được dùng theo đường uống. Hạt Na hiện nay thường được dùng để diệt chấy rận, côn trùng. Ở Ấn Độ, Hạt Na thường được dùng để diệt côn trùng, chấy rận, duốc cá, Hạt Na gây kích thích và làm sảy thai.

Công năng của Hạt Na
Công năng của Hạt Na

Bảo quản

Hạt Na bảo quản tại nơi khô ráo tránh ẩm nếu không hạt sẽ nảy mầm.

Một số bài thuốc có chứa Hạt Na

  • Trừ chấy, rận: Hạt Na đem giã nhỏ để lấy nước ngâm quần áo hay dùng để gội đầu. Để diệt chấy rận thì trộn bột Hạt Na giã nhỏ với giấm hoặc rượu sau đó dùng để xát vào chân tóc, vò đầu và bị khăn lại để ủ trong 15 phút sau đó gội sạch đầu với nước. Lưu ý không để dịch Hạt Na rơi vào mắt nếu không sẽ gây ngộ độc.
  • Một số bài thuốc khác có các bộ phận khác của na như:
    • Chữa sưng vú: lá bồ công anh, lá na được lấy theo tỷ lệ 1:1 đem giã nát và đắp tại vị trí bị sưng.
    • Chữa mụn có mủ hay mụn đầy đinh: lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi lấy tỷ lệ bằng nhau đem giã nát và đắp tại vị trí bị sưng.
    • Chữa sốt rét: 15g lá na, 10g ngải cứu, 8g thạch xương bồ, đem tất cả man đi sắc và uống 1 thang mỗi ngày trong 5-7 ngày.
    • Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: 20g quả na điếc, 30 g gạo tẻ, 50g cỏ lào đem sắc uống 3 lần/ngày.
    • Chữa viêm họng, ho: 50g mỗi vị sinh địa, quả na điếc, lá bạc hà, 30g rễ xạ can, 25g mỗi vị lá táo, lá chanh, cam thảo dây. Tất các các nghiên liệu này đem phơi khô riêng có hạt na thì không đem phơi mà đem đốt tồn tính rồi giã nhỏ tất cả nguyên liệu này và tán thành bột. Đem bột thu được trộn với 150g đường để nấu thành siro sau đó làm viên, khối lượng mỗi viên khoảng 0,5. Liều dùng cho trẻ em là 3-6 viên/ngày, người lớn và 6-8 viên/ngày.
    • Nhọt ở vú: quả na ddiecs đem mài với dấm sau đó bôi lên vùng bị nhọt.
    • Sốt rét lâu ngày: đem vò 1 năm khoảng 20-30g lá giã nhỏ rồi đem chế thêm nước sôi sau đó đem lọc và vắt lấy 1 bát nước cốt, phơi sương đến sáng hôm sau cho thêm 1 ít rượu vào rồi khuấy đều và uống trước lúc lên cơn sốt khoảng 2 giờ. Mỗi ngày uống 1 lần đều đặc trong 5-7 ngày.
    • Giun đũa: dùng 1 nắm rễ na đem rửa sạch và sao qua , sau khi rễ khô đem sắc nước uống khi đó giun sẽ được đào thải ra ngoài.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích (2006), Na, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 347

Dưỡng Da

Thuần Mộc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 125.000 đ
Dạng bào chế: Kem bôi daĐóng gói: Hộp 1 tuýp 13 g

Thương hiệu: Công ty TNHH Dược Mỹ Phẩm Thanh Mộc Hương

Xuất xứ: Việt Nam