Lá Dứa (Lá Dứa Thơm/Cây Cơm Nếp)

Showing all 2 results

Lá Dứa (Lá Dứa Thơm/Cây Cơm Nếp)

Danh pháp

Tên khoa học

Pandanus amaryllifolius Roxb. (P. odorus Ridl.)

Tên khác

Lá dứa thơm, cây cơm nếp

Nguồn gốc

Lá dứa thuộc họ Dứa gai Pandanaceae.

Đặc điểm thực vật

Cây Pandanus amaryllifolius Roxb là cây bụi với chiều cao vào khoảng 1 đến 1,6m và cây nhỏ khác với chiều cao khoảng 2 đến 4,5m tùy thuộc vào địa điểm trồng. Cây sẽ bị ngăn cản phát triển nếu như việc thu hoạch lá được tiến hành liên tục.

Cây thuộc dạng thân mọc thẳng, ít mà không có sự phân nhánh, rễ không quá dày.

Lá dứa mọc tuyến tính với mép lá và có đỉnh khá nhọn với chiều rộng từ 2 đến 5cm và dài khoảng 25 đến 75 phân. Lá có mặt hơi xếp nếp và mọc theo hình xoắn ốc. Mặt dưới lá sẽ có màu nhạt hơn và có nhiều gân nằm cách nhai 1mm, mùi khá thơm và tương tự mùi cơm nếp. Lá càng để khô sẽ càng thơm hơn.

Hoa của cây lá dứa là dạng đơn tính và có màu trắng.

Phân bố – Sinh thái

Cây thường được tìm thấy ở dạng mọc hoang dại và trồng có mục đích thu hoạch tại các tỉnh thành ở phía Nam. Cây thường được thấy ở các miền Malaysia.

Tại các chợ trên thành phố Hồ Chí Minh có thấy bán các bó nhỏ khoảng từ 7 đến 10 lá.

Bộ phận dùng

Lá của cây hay còn được biết với tên khoa học Folium Pandani Amaryllifolii.

Thu hái – Chế biến

Lá được thu hái quanh năm và có thể sử dụng tươi hoặc khô.

Tính vị – Quy kinh

Lá dứa có mùi xạ khá đặc trưng mà các lá của họ Dứa dại không hề có. Mùi của lá này được tạo thành nhờ sự có mặt của một loại enzym không bền dễ bị oxy hóa.

Thành phần hóa học

Chưa có công bố về thành phần hóa học có trong lá dứa. Người ta mới chỉ biết được lý do lá dứa có mùi dễ chịu là bởi sự có mặt của thành phần enzym dễ bị oxy hóa là 2-acetyl-1-pyrroline. Một số các nghiên cứu khao học đã thấy được thành phần alkaloid với cấu trúc vô cùng đa dạng cùng sự có mặt của các hợp chất flavonoid, phenolic, rutin, epicatechin, naringin, catechin, kaempferol, axit gallic, axit cinamic và axit ferulic,…

Tác dụng dược lý

Chiết xuất từ lá dứa được sử dụng trong y học cổ truyền của nước Philippines với mục đích điều trị tình trạng đau dạ dày, huyết áp cao, nhiễm trùng trên đường tiết niệu và bệnh về thận.

Trong y học hiện đại, lá dứa vẫn đang là một dược liệu cần được thực hiện nghiên cứu nhiều hơn để hiểu rõ được công dụng của thành phần trong chúng. Một số các tác dụng có thể nhắc đến như sau:

Kháng khuẩn, kháng virus trên người dùng

Nghiên cứu về cấu trúc hóa học thấy được sự có mặt của các thành phần pandamarilactone trong việc tăng cường chức năng, hoạt tính kháng khuẩn khi dùng.

Một nghiên cứu khác đã tìm ra được thành phần là lectin với tên gọi là Pandanin được chiết xuất từ lá dứa cho tác dụng trong việc kháng lại hoạt tính của virus, ngăn cản sự tấn công của các virus trên người như virus herpes, virus cúm,…

Cải thiện tình trạng đái tháo đường

Nghiên cứu đã chỉ ra được chiết xuất từ lá dứa có thể hỗ trợ giảm nhanh lượng đường trong máu sau khi ăn ở người sử dụng. Hiệu quả tác dụng này đã được giải thích là bởi khả năng kích thích tăng tiết insulin trong các tế bào RINm5F, ức chế sự hoạt động của enzym alpha-glucosidase.

Đồng thời, một nghiên cứu khác cũng đã thấy rõ việc cải thiện tình trạng bệnh đái tháo đường trên đối tượng là chuột thí nghiệm đang mắc bệnh đái tháo đường do nguyên nhân streptozotocin gây ra.

Một nghiên cứu khác trên người khỏe mạnh đã thấy được tác dụng cải thiện tình trạng đái tháo đường trên người dùng.

Tăng cường bảo vệ chức năng trên gan

Nghiên cứu được tiến hành trên chuột thấy được chiết xuất từ lá dứa hiệu quả cho việc ngăn ngừa tổn thương trên gan với việc giảm nồng độ các huyết thanh AST và ALT, hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả, ngăn cản sự tạo thành các gốc tự do.

Cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu

Nghiên cứu được tiến hành với chuột đã thấy được việc giảm nồng độ cholesterol toàn phần, lipoprotein mật độ thấp và chất béo trung tính rõ rệt ở chuột đang bị rối loạn lipid.

Một số nghiên cứu khác cũng thấy được việc sử dụng chiết xuất từ lá dứa cõ thể ngăn ngừa rối loạn lipid thông qua việc ức chế HMG-CoA reductase ngăn chặn sự tổng hợp cholesterol.

Ngoài các công dụng trên, chiết xuất lá dứa còn cho tác dụng trong việc hỗ trợ cải thiện vấn đề đường huyết, giảm cơ đau do chuột rút, sử dụng trong tự nhiên làm tinh dầu đuổi muỗi hiệu quả. Tuy nhiên các tác dụng này vẫn còn đang được nghiên cứu để chứng minh.

Công năng – Chủ trị

Lá của dứa thơm được sử dụng với mục đích nấu ăn, cho vào cơm hay bánh để tạo mùi và tạo màu.

Ngoài ra, từ xa xưa, lá dứa cũng được sử dụng cùng một số các vị khác để nấu nước xông hơi cho các bà mẹ sau khi sinh nhằm tăng sức khỏe và hỗ trợ mang lại một làn da hồng hào.

Công dụng của cây lá dứa
Công dụng của cây lá dứa

Liều dùng

Tùy vào từng trường hợp mà lượng lá dứa sử dụng sẽ là khác nhau.

Kiêng kỵ

Chưa ghi nhận trường hợp nào báo cáo lại về vấn đề dị ứng lá dứa.

Không sử dụng chiết xuất lá dứa nếu người dùng đã từng bị dị ứng với thành phần này.

Tài liệu tham khảo

Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, Cây lá dứa, trang 904. Truy cập 4/1/2025.

Nur Hidayah Reshidan, Suhaila Abd Muid và cộng sự (Đăng 28/7/2019), The effects of Pandanus amaryllifolius (Roxb.) leaf water extracts on fructose-induced metabolic syndrome rat model, Pubmed. Truy cập 4/1/2025.

Anchalee Chiabchalard, Nattakarn Nooron (Đăng 3/2015), Antihyperglycemic effects of Pandanus amaryllifolius Roxb. leaf extract, Pubmed. Truy cập 4/1/2025.

Mất ngủ, an thần

Ngủ Ngon G&P

Được xếp hạng 5.00 5 sao
150.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Dưỡng Da

Ohiosun

Được xếp hạng 4.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 60 viên

Xuất xứ: Nhật Bản