Cây Gai (Trữ Ma)

Showing all 4 results

Cây Gai (Trữ Ma)

Tên khoa học

Boehmeria nivea (L.) Gaud. thuộc họ Gai (Urticaceae)

Tên khác

Cây Gai có tên khác là Hai tuyết, Trữ Ma, Cây Củ Gai .

Nguồn gốc

Cây Gai có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được di thực đến nhiều nơi trên thế giới. Cây gai có rất nhiều loại và được phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Ở châu Á Cây Gai có khoảng 15 loài còn ở Việt Nam có khoảng 10 loài. Cây Gai được phân bố ở nhiều nước như Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Campuchia và Nhật Bản.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Gai là loại câu ưa ẩm và chịu được bóng vì vậy sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa mưa đến mùa đông thì lá gai bị rụng và hơi tàn lụi. Cây Gai có thể ra hoa hàng năm, hiện nay chưa quan sát được việc mọc ra cây con từ hạt Cây Gai, tuy nhiên cây lại có khả năng tái sinh tốt từ cây chòi đã bị chặt thân hay từ các đoạn thân được giâm xuống đất.
  • Cây Gai là cây sống lâu năm có chiều cao 1,5-2m. Lá Cây Gai mọc so le và hình tim rộng 4-8cm còn dài 7-15cm mép có răng cưa, đáy hơi tròn hoặc hơi hình trái tim, mặt trên có màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơi vì có nhiều lông màu trắng, có 3 gân cừ cuống. Cây gai có mùi gì? Cây gai có mùi thơm giống quýt.
  • Hoa Cây Gai là hoa đơn tính cùng gốc, hoa cái có đài hợp chia thành 3 răng, hoa đựa có 4 lá đài và 4 nhị. Quả Cây Gai bế màng đài tồn tại. Dưới đây là hình ảnh cây lá gai:
Cây Gai
Cây Gai

Bộ phận dùng

Rễ Cây Gai là bộ phận dùng của Cây Gai. Ngoài ra lá Cây Gai cũng được sử dụng.

Thu hái, chế biến

  • Rễ Cây Gai được thu hái quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu để thu cho chất lượng rễ tốt nhất. Đào rễ Cây Gai rồi loại đất và tạp cơ học bằng cách đem đi rửa sạch hết đất cát sau đó cắt bỏ phần rễ còn đi rồi để nguyên cả rễ hoặc đem thái phiến sau đó dùng tươi hoặc đem phơi/sấy khô.
  • Rễ Cây Gai có hình trụ, quăn queo và có đường kính 0,5-1,5 cm, dài 5-10 cm màu mặt ngoài có màu nâu và có nếp nhăn chạy dọc rễ, có sẹo do các rễ con để lại và vêt bẻ có màu vàng có xơ, vị nhạt, không mùi.
  • Vi phẫu: lớp bần của bột Cây Gai đem soi dưới kính hiển vi cho thấy lơp sbaanf có 3-4 hàng tế bào màu nâu, hình chữ nhật, Mô mềm của vỏ bao gồm các tế bào hình đa giác, rải rác có thành mỏng, có tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình cầu, có tế bào chứa chất nhầy đôi khi có đám sợi. Bó libe gỗ bị ngăn cách bởi các tia ruột kéo dài ra tận mô mềm của vỏ. Trong libe cũng có đám sợi. Mạch gỗ bên trong chạy dài đến ruột, to tròn. Mô mềm ruột hẹp.
  • Bột dược liệu từ rễ Cây Gai có màu vàng nâu, các sợi dài, rời hay dính vào nhau thành từng bó. Các mảnh mô mềm có nhiều tế bào có cạnh, chứa đầy tinh bột, thành mỏng. Hạt tinh bột bên trong nhỏ, tròn. Mạch hỗ rộng, mảnh bần có màu vàng sẫm, dày. Tinh thể calci oxalat của bột dược liệu hình cầu gai.

Tính vị, quy kinh

Rễ Cây Gai có vị ngọt , không độc nhạt, không mùi có tính hàn, cam quy vào kinh tâm, can.

Lá gai cũng có tính hàn, vị ngọt.

Rễ Cây Gai
Rễ Cây Gai

Thành phần hóa học

  • Rễ Cây Gai có chứa thành phần acid protocatechuic, acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, apigenin, rhoifolin 0,7%. Rhoifolin sau khi bị thủy phân sẽ cho ra các thành phần glucose, rhamnose và apigenin.
  • Ngoài ra, rễ Cây Gai còn chứa beta-sitosterol, acid 19 alpha hydroxy ursolic, daucosterol, các polysaccharide như L rhamnose, D-galactose, D mannose, D arabinose, D galacturonic Me-este.
  • Bên cạnh các polysaccharide còn có 1 số monosaccharide và oligosaccharide, phần đường sau khi bị thủy phân sẽ cho ra chất tương tự polysaccharide.
  • Thành phần mốnaccharide trong rễ cây là erythrose, galactose, heptose, arabinose, acid D galacturonic, fructose.
  • Các pectin có thành phần chủ yếu là acid D-galacturonic và dẫn chất của este methyl cùng với các đường L rhamnose, D galactose và L fructose, L arabinose, D mannose, D xylose, glucomannan.

Tác dụng dược lý

  • Dịch chiết với cồn của Cây Gai trong các ống nghiệm cho thấy có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình đông máu.Trên thí nghiệm khi cắt đuôi chuột nhắn để xác định thời gian và tốc độ chảy máu cho thấy Cây Gai có khả năng cầm máu. Trong thí nghiệm khác sau khi lấy 1 lượng máu nhất định từ tĩnh mạch sau hố mắt của chuột nhắt trắng với liều 0,3 ml đơn liều theo đường tiêm phúc mạc và 0,5 ml theo đường uống cho thấy làm rút ngắn thời gian đông máu. Trên động vật thí nghiệm là chó gây xuất huyết dưới da bằng cách dùng chất conalt để chiếu dạ thì chiết xuất Cây Gai cho thấy có tác dụng giảm tình trạng xuất hiện nội mạch rõ rệt.
  • Acid chlorogenic trong Cây Gai là 1 chất gây độc tuy nhiên là ít độc, có tác dụng thông tiểu, tăng cường hiệu lực của adrenalin, kích thích bài tiết mật và ức chế trypsin và pepsin. Acid chlorogenic còn có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm.
  • Muối ammonium của acid cafeic trong cây gai được phân giải từ acid clorogenic, trên thỏ thí nghiệm với liều 7mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch cho thấy tác dụng rút ngắn thời gian đông máu khoảng 54% và rút ngắn thời gian chảy máu khoảng 52%.
  • Trên chuột nhắt trắng khi dùng colta nếu dùng Cây Gai thì thành phần cafein trong Cây Gai tiêm xoang bụng với liều 14mg/kg cho thấy số lượng bạch cầu và tiểu cầu lần lượt tăng 76,4% và 45,6% sau 2 tuần. Với nồng độ pha loãng 1/128 thì cafein cho thấy tác dụng ức chế tụ khuẩn vàng.
  • Về độc tính cấp trên chuột nhắt trắng khi tiêm theo đường phúc mạc cho thấy LD50= 1583 mg/kg còn về trị số độc tính bán trường diễn trên thỏ cho thấy liều 14mg/kg tiêm liên tục trong 10 ngày sẽ kiến các cơ quan gan, tim, thận không thấy biểu hiện biến đổi bệnh lý nào.

Công năng chủ trị

Trong đông y sử dụng rễ cây lá gai an thai, chỉ huyết, lợi tiểu, tán ứ. Lá gai có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, tán ứ.

Liều dùng

Ngày uống 6-20g rễ Cây Gai dưới dạng thuốc sắc. Nếu dùng theo đường ngoài da thì liều dùng không xác định.

Uống nhiều củ gai có tốt không? Mặc dù củ gai mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể tuy nhiên không nên lạm dụng mà uống quá nhiều.

Uống củ gai có ảnh hưởng đến thai nhi? Củ gai có tác dụng an thai được nhiều người biết đến tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng vừa phải không nên dùng quá nhiều nếu không có thể gây dọa sẩy và gây hại cho thai nhi.

Kiêng kỵ

Cây Gai kiêng kỵ với người bị ỉa chảy, hư hàn.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu rễ Cây Gai tại nơi khô ráo.

Một số bài thuốc có chứa Cây Gai

  •  Chữa động thai, dọa sẩy, chảy máu, đái đục, đái ra máu, sưng tấy. Sau đây là 1 vài cách uống nước củ gai cho bà bầu:
    • Bài thuốc 1 cách sử dụng cây củ gai an thai như sau: 8g rễ Cây Gai + 10g mầm cây mía + 6g ích mẫu + 4g hương phụ + 4g sa nhân, tất cả các vị thuốc này đem phơi khô rồi thái nhỏ sau đó đem tất cả sắc với 400ml nước đến khi còn 100nk dịch thì tắt bếp và thu lấy phần nước rồi uống ngày 1 lần.
    • Bài thuốc 2: 8g rễ Cây Gai + 8g cành tía tô + 4g cam thảo + 4 g ngải cứu đem tất cả đi sắc và uống, trong trường hợp thấy có ra máu thì thêm 10g huyết dụ.
    • Bài thuốc 3: 20g rễ Cây Gai + hoài sơn, thụa địa mỗi vị 20g + cành tía tô, tục đoạn, ngải cứu mỗi vị 12g + 8g chỉ xác + 6g sa nhân, tất cả đem sắc nước và uống 2 lần/ngày.
  • Cách nấu rễ cây gai để chữa mụn nhọt, chống mưng mủ: rễ Cây Gai đem giã nát với rễ vông vang rồi đắp lên vùng bị mụn.
  • Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: rễ Cây Gai + rễ tía tô + rễ cỏ lào + rễ đu đủ theo tỉ lệ như nhau đem sắc và uống.
  • Cầm máu, chữa lành vết thương: lá gai giã và đắp chung với cây cứt lợn.
  • Giúp an thần, gây ngủ: lá Cây Gai + lạc tiên + lá vông + rau má, tất cả đem nấu thành cao và pha thêm 1 chút đường rồi uống.
  • Lợi tiểu, chữa di tinh: rễ và lá Cây Gai đem sắc với nước và uống 10-30g/ngày.
  • Chữa táo bón, nôn ra máu: rễ Cây Gai + nhân sâm + hợp phấn theo tỉ lệ bằng nhau đem nghiền thành bột và uống 2g với cháo gạo.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: rễ Cây Gai chế thành cao lỏng rồi uống 60-90ml/ngày, uống ngày 3 lần.
  • Chữa đái lậu, đái dắt, đái buốt: bông mã đề, củ gai, mỗi vị 30g + 3 nhánh hành đem tất cả sắc và uống.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây gai. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 42.
  2. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Gai , trang 435. Truy cập ngày 12/12/2023.
  3. Đỗ Huy Bích (2006), Gai, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 840.

Calci/ Phối hợp vitamin với calci

Premama DHA Nosa

Được xếp hạng 4.00 5 sao
235.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềmĐóng gói: Hộp 1 lọ 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Vitamin Nhóm B/ Vitamin nhóm B, C kết hợp

Prenacare DHA Formum

Được xếp hạng 5.00 5 sao
190.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềmĐóng gói: Hộp 1 lọ X 30 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
620.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứng Đóng gói: Hộp chứa 1 lọ 60 viên

Xuất xứ: Mỹ

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 1 lọ 100 viên

Xuất xứ: Úc