Cát Cánh (Bạch dược)
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Cánh thảo
Tên khoa học: Platycodon grandiflorus (Jacq.) A. DC., Campanulaceae (họ Hoa chuông).
Mô tả cây
Cây thảo đa niên, thân đứng cao 50-80 cm. Lá gần như không cuống, phía dưới mọc đối hay vòng 3-4 lá. Phiến lá hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le.
Hoa to, hình chuông mọc riêng lẻ ở kẽ lá hay ngọn cành. Tràng họp màu lam tím hoặc trắng. Quả nang hình trứng bao bọc trong đài tồn tại chứa nhiều hạt nhỏ.
Rễ củ có màu vàng nhạt ít khi phân nhánh.
Nguồn gốc
Rễ khô của loài Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC., họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Phân bố, sinh thái
Cây của miên ôn đới (Nga, Trung Quôc, Triêu Tiên), được di thực vào nước ta trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Xuân và mùa Thu, rửa sạch, loại bỏ rễ con. vỏ ngoài có thể cạo bỏ hoặc để nguyên và phơi rễ đến khô.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Rễ (Radix Platicodi grandiflori) thu hái khi cây được 2 năm, vào mùa đông khi tàn lụi, rửa sạch, để nguyên hay được ngâm nước và cạo bỏ lớp vỏ ngoài, phơi hay khô. Rễ hình trụ thuôn dần về phía dưới, đôi khi phân nhánh, phần trên còn sót lại thân, có nhiều sẹo nhỏ, dài 5-15 cm, đường kính 0,7-2 cm. Mặt ngoài màu vàng n đến vàng nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc và nếp nhăn ngang. Thể chát dồn, mặt bẻ tì không có xơ. Mặt cắt ngang màu trắng ngà có vân như hoa cúc. Không mùi, vị ngọt lẫn đắng.
Thành phần hóa học
Rễ Cát cánh còn có flavonoid (platyconin, apigenin, luteolin, platycosid…) các acid phenol, polyacetylen, sterol, acid béo (acid linoleic) và amino acid.
Tính vị và công năng
Vị đắng, cay, tính bình. Tuyên phế, lợi hầu, khư đàm, bài nùng.
Tác dụng dược lý
Cát cánh có tác dụng hạ huyết áp, giảm lipid, kháng viêm, chống khối u, giảm ho và long đàm, tăng bài tiết acid cholic và tác dụng chống oxy hóa. Lybetyol, một polyacetylen từ Cát cánh có tác dụng chống khối u.
Công dụng và cách dùng
Cát cánh được dùng điều trị ho, ho ra máu, viêm họng, hen suyễn, tức ngực.
Ghi chú: Tính phá huyết của Cát cánh rất mạnh. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ hoặc hình trụ hơi thuôn 2 đầu, thuôn dần về phía dưới, có thể phân nhánh, hơi cong. Bề mặt màu trắng đến trắng vàng nhạt. Thể chất: giòn, dễ gãy. Mùi: nhạt. Vị: ngọt nhẹ, hậu vị đắng.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải to, mập, màu trắng và chắc, có vị đắng,
GHI CHÚ
Hiện nay, các điểm trổng đạt tiêu chuẩn GAP đã được hình thành ở Nghi Nguyên tình Sơn Đông.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Viêm họng, viêm phế quản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Bổ phổi
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hồng Kông