Cát Căn (Củ Sắn Dây)
Tên khoa học
Rễ khô của loài Pueraria lobata (Willd.) Ohwi, họ Đậu (Fabaceae).
Nguồn gốc
Là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây sắn dây Pueraria thomsonil Benth., họ Đậu (Fabaceae)..
Dược liệu Cát căn Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Hồ Nam, Hà Bắc, Quảng Đông và Chiết Giang.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa Thu và mùa Đông, thái lúc tươi thành các lát dày hoặc miếng nhỏ, phơi đến khô.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu là flavonoid, hàm lượng từ 0,06-12,3%, trong đó có daidzin, daidzein, puerarin; ngoài ra còn có allantoin, yố-sitosterol, tinh bột.
Tính vị quy kinh
Cát căn có vị ngọt, cay, tính lương, quy kinh tỳ vị, có công năng thăng dương giải cơ, thấu chẩn chỉ tả, trừ phiền chỉ khát.
Tác dụng
Phát tán phong nhiệt, thư cân, sinh tân chỉ khát, thăng dương chi ta.
Cát căn là củ sắn dây, đây cùng là vị thuốc được trồng nhiều không những được làm thuốc mà còn để ăn. Cát căn có vị cay tính thăng tán và đi lên, vị ngọt thì nhuận. Nói về cát căn thì có ba tác dụng chính: thứ nhất là được dùng trong các trường hợp cảm sốt phong nhiệt mà làm cho cổ gáy cứng đau, nhức đầu – trường hợp này cát căn có tác dụng lương thanh tán nhiệt đế giải cơ. Tác dụng thứ hai được dùng trong các bệnh lý tỳ hư gây đi ỉa chảy nhiễm trùng – cát căn có tác dụng thăng dương chỉ tả. Tác dụng thứ ba của cát căn là sinh tân dịch dùng rất thích hợp với các trường hợp bệnh nhiệt làm tổn thương tân dịch, khát nước, tiêu khát nóng trong (đái tháo đường]. Nhìn chung cát căn là một vị đa công năng rất nhiều tác dụng.
Công năng chủ trị
Công dụng: “thuốc dẫn vào kinh Dương minh”, giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí.
Chủ trị:
Tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng không lạnh, hoặc gáy sau cứng đờ, hoặc kinh Thái dương và Dương minh cùng hợp bệnh làm cho gáy, lưng cứng đều có thể dùng được.
Bệnh Thái dương do hạ nhầm mà gây nê chứng tiêu chảy hiệp nhiệt hoặc sởi muốn mọc không mọc được, phần cơ nóng mãi không lui.
Người bị Tỳ hư kiêm có nhiệt tiêu chảy có thể dùng cát căn nướng.
Kiêng kỵ: người âm hư hoả vượng, hoặc sốt nóng mà sợ lạnh thì phải thận trọng khi dùng.
Tác dụng dược lý
Hạ sốt:
Dịch chiết nước, cắn chiết ethanol cát căn, puerarin… đều có tác dụng hạ sốt trên động vật thí nghiệm, tác dụng của puerarin tương đối mạnh. Tác dụng hạ sốt của cát căn đến nhanh và rõ nhất sau 3-5 giờ cho thuốc.
Cam cát đằng cũng có tác dụng nhưng yếu, thời gian duy trì ngắn. Cát căn và pueranrin có thể khiến thân nhiệt hạ xuống bình thường hoặc dưới mức bình thường. Cơ chế tác dụng hạ sốt của cát căn: giãn mạch dưới da, tăng lưu lượng tuần hoàn dưới da gây tản nhiệt; puerarin ức chế thụ the p TKTW, giảm cAMP từ đó có tác dụng hạ sốt.
Hạ đường huyết, hạ mỡ máu:
Chứng tiêu khát trong Y học cổ truyền tương ứng với đái tháo đường trong y học hiện đại. Dịch chiết nước cát căn có tác dụng hạ đường huyết nhẹ, trong đó thành phần hoạt chất là puerarin.
Trên chuột gây tăng đường huyết thực nghiệm bằng alloxan, puerarin có tác dụng hạ đường huyết đồng thời tăng khả năng dung nạp glucose, tác dụng kéo dài 24 giờ. Tuy nhiên trên chuột tăng đường huyết do adrenalin thì không có tác dụng. Puerarin ức chế enzym AR, có ý nghĩa trong phòng trị các biến chứng của tiểu đường. Puerarin đường tiêm làm giảm cholesterol huyết.
Cát căn dùng đường uống cải thiện rõ rệt tình trạng hạ APoA-1 huyết, tăng triglycerid do ethanol trên chuột cống trắng.
Tác dụng trên trương lực cơ nội tạng:
Cát căn chứa các thành phần gây co và giãn cơ trơn nội tạng khác nhau. Trên hồi tràng chuột lang cô lập, các họp chất chiết được trong aceton PA3, 4, 5 và chất chiết được trong methanol PM2, 4 có tác dụng giãn cơ, giảm co thắt;
Tuy nhiên chất tan trong methanol PM3, 5 lại có tác dụng ngược lại. cắn chiết aceton và cắn chiết methanol có tác dụng giãn cơ, giải co thắt tương tự papaverin trên tử cung chuột cống trắng cô lập. cắn chiết nước cát căn sau khi loại bỏ flavonoid MTF-101 có tác dụng tương tự acetylcholin trên tiểu tràng chuột nhắt trắng cô lập. Daidzein có tác dụng giảm co thắt trên ruột non chuột nhắt trắng cô lập và đối kháng với tác dụng gây co thắt của acetylcholin.
Tác dụng hoạt huyết, thông mạch:
Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng gần đây đều cho thấy, cát căn có tác dụng hoạt huyết thông mạch tốt, dùng hiệu quả trong điều trị các bệnh tim mạch.
Chống thiếu máu cơ tim:
Flavonoid toàn phần, puerarin là các thành phần có ảnh hưởng đến chức năng tim. Nghiên cứu cho thấy puerarin là một tác nhân gây phong bế thụ thể p. Trên chó gây mê, puerarin tiêm tĩnh mạch làm giảm rõ rệt nhịp tim, giảm cung lượng tim; có khả năng giãn mạch vành ở trạng thái binh thường và co thắt, làm tăng lưu lượng tuần hoàn mạch vành.
Nhiều dạng bào chế của cát căn (dịch chiết nước, cắn chiết ethanol) có tác dụng ức chế vasopressin gây thiếu máu cơ tim trên động vật thí nghiệm. Puerarin có tác dụng bảo vệ cơ tim thiếu máu, giảm thiểu sự tạo thành acid lactic ở cơ tim, giảm tiêu hao oxy và giải phóng creatin kinase, cải thiện vi tuần hoàn, giảm thiểu tạo thành TXA2.
Chống loạn nhịp tim:
Cắn chiết ethanol từ cát căn, daidzein dùng đường uống có tác dụng đối kháng rõ rệt với BaCh hoặc aconitin gây loạn nhịp tim chuột nhắt trắng; có tác dụng dự phòng CaCI2 gây rung thất chuột cống trắng, giảm tỷ lệ chuột nhắt trắng bị rung thất do ccu, giảm thiểu thời gian co thắt mạch vành sau rung thất trên chuột cống trắng.
Puerarin đường uống và đường tiêm đều có tác dụng ức chế của aconitin, BaCk gây loạn nhịp tim. Puerarin tiêm tĩnh mạch có tác dụng đối kháng rõ rệt khả năng gây loạn nhịp tim thỏ của hỗn hợp chloroform-adrenalin; làm tăng ngưỡng liều gây rung thất của strophanthinum G.
Cơ chế tác dụng chống loạn nhip tim của cát căn là ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào cơ tim với K+, Na+, Ca2+, từ đó giảm hưng phấn cơ tim, điều chỉnh về nhịp tự nhiên; đồng thời có tác dụng ức chế thụ thể p.
Giãn mạch, hạ huyết áp:
Flavonoid toàn phần của cát căn, puerarin có tác dụng giãn mạch ngoại vi. Dịch chiết nước cát căn, cắn chiết ethanol, flavonoid toàn phần và puerarin, daidzein có tác dụng hạ huyêt áp trên mô hình động vật tăng huyết áp. Puerarin, daidzein làm giảm hàm lượng renin và angiotensin huyết tương; puerarin làm giảm thiểu hàm lượng catecholamin.
Cơ chế tác dụng hạ huyết áp của cát căn là: ức chế thụ thể P; ức chế hệ thống renin-angiotensin; ảnh hưởng đến chuyển hóa catecholamin huyết tương; ngoài ra, cắn chiết ethanol cát căn và puerarin còn có tác dụng ức chế phản ứng tăng huyết áp do noradrenalin hay methacholin trên chó.
Tác dụng hạ áp của cát căn không manh, có thể là do chứa cả 2 nhóm hoạt chất có tác dụng tăng và giảm huyết áp khác nhau.
Flavonoid toàn phần, puerarin dùng đường tiêm trên chó gây mê làm giảm sức cản mạch máu não, tăng lưu lượng máu não, cải thiện tuần hoàn não. Cát căn làm giảm tác dụng gây co mạch của methacololin và noradrenalin, khiến cho tình trạng thiếu máu não được khôi phục lại trạng thái bình thường. Puerarin có tác dụng đối kháng với tác dụng gây co vi mạch, giảm tuần hoàn vi mạch của noradrenalin, tăng tốc độ lưu huyết. Cát căn và puerarin còn có tác dụng tăng cường vi tuần hoàn võng mạc.
Tóm lại
Cát căn có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn huyết dịch, hạ sốt, hạ đường huyết, hạ mỡ máu, giãn cơ trơn nội tạng… là cơ sở chứng minh công năng giải cơ thoái nhiệt, trừ phiền chỉ khát của cát căn. Tác dụng giãn mạch của cát căn chứng minh công năng hoạt huyết thông mạch. Thành phần hoạt chất chủ yếu là flavonoid.
Trên lâm sàng cát căn thường được dùng điều trị đau nửa đầu, điếc đột ngột, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, tăng huyết áp… Ngoài ra, puerarin còn được dùng trong điều trị đái tháo đường, tai biến mạch máu não, tổn thương thần kinh thị giác, mờ mắt… Cát căn và phương thuốc chứa cát căn có tác dụng điều trị hội chứng vai gáy, tổn thương phần mềm… có hiệu quả tốt.
Độc tính và tác dụng bất lợi:
Độc tính của cát căn đường uống rất thấp. LD50 của cắn chiết ethanol, flavonoid toàn phần, puerarin tiêm tĩnh mạch trên chuột nhắt trắng lần lượt là 2,1 g/kg TT, 1,6 g/kg TT và 738 mg/kg TT.
Trên lâm sàng, một số ít bệnh nhân dùng cát căn phiến cảm thấy căng đầu, khi giảm liều cảm giác trên có thể hết. Một vài trường hợp dùng puerarin truyền tĩnh mạch có thể xuất hiện dị ứng da.
Đặc điểm dược liệu
Phiến dọc hình chữ nhật hoặc các khối lập phương nhỏ. Thể chất: dai, sợi cứng. Mùi: nhẹ. Vị: hơi ngọt.
Hình ảnh dược liệu Cát căn Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải to, trắng, chắc và nhiều bột, có ít xơ.
Các đặc điểm chính phân biệt Cát căn và Phấn căn
Đặc điểm
Cát căn (Pueraria lobata)
Phấn căn (P. thomsonii)
Hình dạng
Phiến dọc hình chữ nhật hoặc các khối lập phương nhỏ
Hình trụ dài, bán nguyệt hoặc hình bán trụ
Chất và bề mặt cắt ngang
Dẻo, sợi chắc, các vần không rõ
Cứng, chất rất bột, có các vòng đồng tâm nông
Liều dùng – Cách dùng
3-9g/ngày. Hoặc nhiều hơn tùy vào mục đích sử dụng.
Cát căn dùng sống giải cơ nhiệt sinh tân dịch, dùng nướng kích thích Vị khí mà đi lên. Thoái nhiệt nên dùng sống, cầm tiêu chảy (chỉ tả) nên dùng nướng. Nước cát căn sống giải được ôn độc.
Ghi chú
Dược điển Trung Quốc ghi rễ khô của loài p. thomsonii Benth., được gọi là Phấn căn. Xem chuyên luận Phấn căn.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam