Sói Rừng (Sói Nhẵn)
Giới thiệu về Sói rừng
Sói rừng có tên khoa học là Sarcandra glabra, thuộc họ Hoa Sói (Chloranthaceae)
Trong tiếng Trung, sói rừng được gọi là Zhong Jie Feng do quả chính của nó giống hạt san hô đỏ bóng. Ngoài ra, sói rừng còn được gọi là Cao Shan Hu. Sói rừng ngâm trong nước nóng một thời gian tỏa ra hương thơm lôi cuốn, vị thơm ngon. Nguyên liệu này còn được sử dụng làm trà, gọi là Jiu Jie Cha.
Đặc điểm thực vật
- Cây bụi thường xanh, sống lâu năm, chiều cao 50-120cm
- Thân cây thẳng đứng, thường phân nhánh, đốt của thân và cành chia rõ ràng. Có rãnh dọc và gờ rõ ràng giữa các đốt.
- Lá mọc đối, giống da hoặc giấy, hai mặt nhẵn. Lá hình trứng hoặc hình bầu dục, chiều dài khoảng 6-17 cm, chiều rộng khoảng 2-6 cm. Lá có hình dạng gần giống như lá trà, đỉnh nhọn, gốc hình nêm, mép lá hình răng cưa, răng cưa dạng xương cứng. Cuống lá dài khoảng 1 cm. Có lá kèm nhỏ, giống bẹ.
- Hoa màu vàng lục trên đầu cành, có mùi thơm, không có bao hoa. Hoa sói rừng mọc thành từng chùm. Hoa đơn tính, cùng gốc, nhị hoa chùy hình trục, nhụy hình cầu.
- Quả trông giống ngọc trai, chuyển sang màu đỏ khi chín, kích thước khoảng 3 đến 4 mm.
- Thời gian nở hoa từ tháng 6 đến tháng 7, thời gian ra quả từ tháng 8 đến tháng 10.
Phân bố- Sinh thái
Sói rừng phân bố rộng rãi trên khắp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á.
Bộ phần dùng
Cả cây lẫn rễ
Thu hái- Chế biến
Toàn cây sói rừng có thể được thu hái vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.
Thành phần hóa học
Qua nhiều nghiên cứu từ những năm 1970, hiện nay đã phân lập và xác định được hơn 200 hợp chất từ Sói rừng bao gồm sesquiterpen, flavonoid, acid phenolic, coumarin, lignan, anthraquinone, tinh dầu, acid amin, nguyên tố vi lượng, polysaccharides và proteoglycan. Trong số đó, flavonoid được coi là thành phần hoạt động chính trong sói rừng.
Tác dụng dược lý
Kháng khuẩn
Nhiều nghiên cứu cho thấy sói rừng có khả năng kháng khuẩn, phổ tác dụng rộng, ức chế hoạt động của nhiều chủng như Staphylococcus aureus, Pseudomonas eruginosa, Escherichia coli, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn phó thương hàn. Sói rừng có tính kháng khuẩn mạnh đối với Staphylococcus aureus, Pseudomonas eruginosa.
Kháng vi-rút
Một nghiên cứu trên chuột bị nhiễm virus H1N1 cho thấy chiết xuất từ sói rừng (liều 250mg/kg) giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nhờ thay đổi bệnh lý, giảm lượng virus trong mô phổi, điều chỉnh gen nhạy cảm, ức chế các yếu tố gây viêm. Tuy nhiên liều dùng này cao và cần điều chỉnh giảm xuống nếu thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, chiết chiết ethanol của sói từng làm giảm phù phổi, ức chế sự phát triển của virus trong mô phổi, giảm mức độ stress oxy hóa, hạn chế các tổn thương do stress oxy hóa.
Chống viêm
Trong nghiên cứu của Xie và các cộng sự cho thấy thành phần chiết xuất polysaccharide và ethyl acetat từ sói rừng ức chế sự tăng sinh tế bào gây viêm. Ngoài ra, sesquiterpen, hợp chất phenolic và coumarin từ sói rừng cũng có hoạt tính sinh học chống viêm.
Chống khối u
Sói rừng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư dạ dày, bệnh bạch cầu, ung thư gan, ung thư phổi và một số loại khối u ác tính khác, có khả năng chống khối u nhờ cơ chế điều hòa chu kỳ tế bào và gây ra apoptosis tế bào.
Điều hòa miễn dịch
Nghiên cứu của Jiang và cộng sự cho thấy sói rừng làm tăng chỉ số thanh thải của đại thực bào ở chuột, nhưng không thể hiện tác dụng rõ ràng đối với miễn dịch dịch thể đặc hiệu, cho thấy sói rừng chủ yếu tác động lên miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể
Chất chống oxy hóa
Chiết xuất sói rừng có tính chống oxy hóa, hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do. Tùy thuộc vào nồng độ, khả năng chống oxy hóa là khác nhau. Với chiết xuất nước của sói rừng ở nồng độ 1,2 mg/ml, tỷ lệ dọn gốc tự do hydroxy đạt 89,89%.
Chống giảm tiểu cầu
Hiện nay, sói rừng thường được sử dụng trong điều trị xuất huyết do giảm tiểu cầu, giúp tăng tiểu cầu. Chiết xuất sói rừng đã được cấp phép làm thuốc tại Trung Quốc với chỉ định làm tăng tiểu cầu.
Bảo vệ gan
Sói rừng có tác dụng tăng cường bảo vệ tế bào gan, hạn chế các tổn thương gan khác nhau, cải thiện bệnh lý, bình thường hóa chỉ số protein huyết thanh, tăng mức độ chỉ số chống oxy hóa.
Hạ lipid máu và hạ đường huyết
Polysaccharide từ sói rừng có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả.
Flavonoid từ sói rừng làm giảm nồng độ triglyceride (TG), cholesterol toàn phần (TC) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) trong huyết thanh, nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị tăng lipid máu.
Tài liệu tham khảo
- Zeng Y, Liu J, Zhang Q, Qin X, Li Z, Sun G, Jin S. The Traditional Uses, Phytochemistry and Pharmacology of Sarcandra glabra(Thunb.) Nakai, a Chinese Herb With Potential for Development: Review. Front Pharmacol, truy cập ngày 31/12/2024.
- Sun X, Zhao Q, Si Y, Li K, Zhu J, Gao X, Liu W. Bioactive structural basis of proteoglycans from Sarcandra glabra based on spectrum-effect relationship. J Ethnopharmacol, truy cập ngày 31/12/2024.
- Liu J, Li X, Lin J, Li Y, Wang T, Jiang Q, Chen D. Sarcandra glabra (Caoshanhu) protects mesenchymal stem cells from oxidative stress: a bioevaluation and mechanistic chemistry. BMC Complement Altern Med, truy cập ngày 31/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Trị liệu chăm sóc nâng đỡ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam