Cao Lương Khương (Riềng)
Tên khoa học
Alpinia officinarum Hance. (Riềng thuốc), họ Gừng (Zingiberaceae).
Nguồn gốc
Thân rễ khô của loài Alpinia officinarum Hance. (Riềng thuốc), họ Gừng (Zingiberaceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Quảng Đông và Quảng Tày.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào cuối Hạ hoặc đẫu Thu. Loại bỏ rễ con, vảy lá, rửa sạch, thái nhỏ, phơi đến khô.
Tính vị, quy kinh
Vị cay tính nóng vào Tỳ vị
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ tròn, công, phần nhánh. Thể chất: cứng và dẻo, khó bẻ, mặt gãy có sợi.
Mùi: thơm. Vị: cay tê.
Tác dụng
Ôn trung tán hàn tiêu thực chỉ thống.
Với vị cao lương khương thì cần phải cắt nghĩa ngay đây không phải một vị thuốc hành khí. Tuy nhiên như đã đề cập đến các vị thuốc có đuôi đậu khấu, có nói đến vị hồng đậu khấu (là quả chín phơi sấy khô của cây riềng nếp). Cây riềng là cây cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, được dùng làm gia vị nấu ăn; trong đó giềng có hai loại là giềng tẻ có vị thuốc cao lương khương (dùng thân rễ phơi khô), còn loại thứ hai là giềng nếp có vị thuốc đại cao lương khương (dùng thân rễ phơi khô), còn lấy quả chín phơi sấy khô của cây giềng nếp được vị hồng đậu khấu. Trong đó riềng nếp không quý bằng riềng tẻ vì thành phần hoạt chất kém hơn.
Cao lương khương hay lương khương chính là thân rễ phơi sấy khô của cây riềng tẻ, loại riềng tẻ được dùng rất phổ biến trong nấu án. Cao lương khương vị cay và nóng chỉ quy kinh Tỳ vị, trừ hàn tà thuộc chứng thực ở trung tiêu đồng thời giảm đau (chỉ thống) rất tốt. Là vị thuốc đặc trị cho các trường hợp hàn tà từ bên ngoài xâm nhập vào trong gây ra đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa. Nêu phối hợp thêm các thuốc hành khí ôn trung thì càng tăng tác dụng.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng phải có màu nâu đỏ, mùi hương nồng, vị cay và ít nhánh.
Viêm họng, viêm phế quản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam