Cam Thảo Nam (Cam Thảo Đất)
Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Cam Thảo Nam
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu
Tên khác
Cam thảo đất, Dã cam thảo, Thổ cam thảo Tên khoa học: Scoparid duicis L., Plantaginaceae (họ Mã đề).
Phân bố, sinh thái
Cam thảo nam mọc khắp nơi ở Việt Nam, thường mọc trên các bãi ven sông, cấc ruộng bỏ hoang.
Ngoài ra cây còn có ở cấc nước vùng nhiệt đới khác.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Toàn cây (Herba et Radix Scoparỉae) thu hải vào mùa xuân hè, rửa sạch, thải nhỏ dùng tươi hoặc phơi, sẩy khô. Khi dùng cắt ngắn. Dược liệu có mùi thơm, vị đắng hơi ngọt
Thành phần hóa học
Cây chứa diterpenoid (acid scoparic, scoparidol..), triterpen (acid betulinic), alkaloid (các dẫn chất benzoxazinoid), flavonoid (hispidulin, sinensetin, nobiletin, apigenin, luteolin….)
Tác dụng dược lý
Cam thảo nam có tác dụng hạ đường huyết do hợp chat flavonoid và terpenoid có tác dụng ức chế a-glucosidase và kích thích tiết insulin; ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ gan và ức chế tiết acid dạ dày, kháng khuẩn, kháng nấm.
Công dụng và cách dùng
Cam thảo nam được dùng để chữa sốt, say nắng, giải độc cơ thể, chữa ho, viêm họng, ban sởi, kinh nguyệt quá nhiều.
Ghi chú: Chi trước đây được xếp vào họ Scrophulariaceae (họ Hoa mõm sói) nay chuyển sang Plantaginaceae (họ Mã đề).