Cà Gai Leo
Giới thiệu về Cà Gai Leo
Cà gai leo (tên khoa học: Solanum procumbens, thuộc họ Cà (Solanaceae)), còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm, trap Khar (theo Campuchia), Blou xít (Lào), là loài thực vật thuộc họ Solanaceae.
Nguồn gốc
Cà Gai Leo phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam và ở một đố nước khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam). Loài này được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.
Đặc điểm dược liệu
Cà Gai Leo thuộc loại cây thân leo nhỡ, có thân dài từ 60 – 100 cm hoặc cao hơn, được chia ra nhiều cành, có nhiều gai, cành xòa rộng chính vì thế nó được gọi với cái tên “Cà Gai Leo”. Lá cây có hình trứng hay thuôn dài, ở phần dưới gốc lá có hình rìu hoặc hơi tròn. Cà Gai Leo ra hoa vào tháng 4-9, tạo quả vào tháng 9-12. Quả là dạng quả mọng bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7–9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm.
Bộ phận dùng, thu hái – chế biến
Bộ phận dùng của Cà Gai Leo là rễ, cành lá. Người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc.
Thành phần hoá học
Toàn cây và đặc biệt là phần rễ của cây Cà Gai Leo có chứa nhiều ancaloit. Ngoài ra, trong rễ còn có chứa nhiều tinh bột, saponozit, solasodinon, flavonozit solasodin… Gần đây, người ta đã phân lập ra từ các bộ phân trên mặt đất của Cà Gai Leo có chứa saponin steroid mới, solaprocumosides A và B, cùng và một hợp chất đã biết là paniculonin B.
Uống Cà Gai Leo có tác dụng gì?
Tác dụng bảo vệ gan
Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và bất hoạt virus viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan. Trong đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Thuốc được áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện, không gây tác dụng phụ, được hội đồng khoa học chấp thuận thực nghiệm lâm sàng.
Tác dụng chống đái tháo đường
Thành phần b -sitosterol và 6′-O-acetyl-b -daucosterol có trong Cà Gai Leo có công dụng ức chế mạnh mẽ enzym alpha – glucosidase làm giảm nồng độ glucose trong máu. Chính vì vậy, đây là một loại dược liệu có tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Tác dụng chống viêm
Các hợp chất axit ursolic, b- sitosterol, axit hexadecanoic, axit cis-vaccenic và axit vanillic được phân lập từ cây Solanum procumbens dã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng chống viêm và có hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tác dụng chống ung thư
Một số nghiên cứu trên tế bào ung thư SIHA, Caski, Hela,… đã cho thấy chiết xuất Cà Gai Leo có kar năng làm giảm tăng sinh các tế bào ung thư này.
Trong luận án tiến sĩ về “Nghiên cứu cây cà gai leo (Solanum procumbens Lour, Solanacenae) làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” của Bác sĩ. Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự (Năm 2002), đã chỉ ra, chiết xuất của Cà Gai có tác dụng ức chế sự tăng sinh của một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư do virus.
Công năng – Chủ trị
Cà Gai Leo có vị hơi the đắng, tính ấm, có công dụng tiêu độc, tiêu đờm, tán phongg tháp, cầm máu, giảm ho, giảm đau. Rễ Cà Gai Leo trong Đông Y được dùng làm thuốc chữa phong thấp, idj ứng, cảm cúm, ho gà, đau nhức xương, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu.
Liều dùng
Liều dùng Cà Gai Leo còn tùy thuộc vào từng tình trạng của bệnh. Liều khuyến cáo thông thường từ 50-60g lá và rễ khô/ngày
Lưu ý khi sử dụng
Những ai không nên uống Cà Gai Leo?
Mặc dù Cà Gai leo rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số đối tượng dưới đây không nên sử dụng:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người mắc bệnh thận.
- Người mắc các bệnh mãn tính hoặc đang được điều trị đặc biệt.
Uống nhiều nước cây Cà Gai Leo có tốt không? Có nên uống Cà Gai Leo hàng ngày?
Việc sử dụng Cà Gai Leo hàng ngày là một thói quen tốt giúp cải thiện sức khỏe gan, phòng chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm… Tuy nhiên, cần sử dụng Cà Gai Leo với liều lượng phù hợp được khuyến cáo bởi các thầy thuốc.
Một số bài thuốc
Bài thuốc trị đau lưng, tế thấp, đau mỏi người từ Cà Gai Leo
Sao vàng các vị Cà Gai Leo, Kê Huyết Đắng, Dây Gắm, Thổ Phục Linh, LA Lốt mỗi loại 10g. Sau đó sắc lấy nước uống, dùng liên tục từ 10-30 ngày.
Bài thuốc chữa xơ gan, viêm gan
Dùng 30g Cà Gai Leo, 10g Diệp Hạ Châu, 10g Dừa Cạn đã được sao vàng, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trị ho gà
Dùng 30g lá Chanh cùng với 10g rế Cà Gai Leo sắc lấy nước uống để trị ho gà.
Bài thuốc trị phong thấp
Sắc 20g mỗi loại dược liệu sau lấy nước uống để trị phong thấp: Cỏ xước, Cà Gai Leo, Dây Đau Xương, Tầm Xuân, vỏ Chân chim, Dây Máu.
Cà Gai Leo chữa say rượu
Người bị say rượu lấy rễ cây Cà Gai Leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu.
Cà Gai Leo chữa bệnh lậu
Khoảng 16 – 20g rễ cây cà gai leo dùng sắc uống còn có công dụng trong việc chữa bệnh lậu.
Cà Gai Leo chữa rắn cắn
Một số nơi dùng rễ Cà Gai Leo nhai nuốt nước còn phần bã đắp lên vị trí rắn cắn để chữa rắn cắn.
Ngoài ra, cũng có thể dùng rễ Cà gai leo tươi (30-35g) rửa sạch, giã nát rồi hòa với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước cho người bị rắn cắn càng sớm càng tốt. Những ngày sau, dùng khoảng 15-30g rế khô sắc với nước uống trong ngày.
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Đỗ Tất Lợi (năm 2004), Cà Gai Leo, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 2019. Truy cập ngày 27/12/2024.
- Tác giả Nhan Trung Nguyen và cộng sự (Ngày đăng: 3/5/2021), A new 8,3′-neolignan from Solanum procumbens Lour, pubmed. Truy cập ngày 27/12/2024.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam