Cà Chua

Showing all 4 results

Cà Chua

Danh pháp

Tên khoa học

Lycopersicum esculentum Mill

Tên khác

Không có

Nguồn gốc

Cà chua họ Cà (Solanaccac) có nguồn gốc từ các vùng Andean thuộc khu vực Nam Mỹ như đất nước Chile, Bolivia, Ecuador, Colombia.

Đặc điểm thực vật

Cà chua là giống cây thảo, mọc quanh năm có thể khá tròn, mảnh và nhẫn. Thân cây cà chua có thể cso lông và phân nhanh rất nhiều, buông thõng. Lá cây thường mọc so le và có cuống khá dài. Lá cà chua dạng xẻ lông chim có các thùy khác nhau không cố định, mép lá hình dạng răng cưa không đều có mặt gần như nhau..

Hoa ca chua mọc từ kẽ lá ra thành các xim thưa hoa. Cuống có được phủ lông thưa, hoa có màu vàng nhẹ, đài chưa 5 đến cái răng nhỏ hẹp. Tràng hoa có ống rất ngắn và có 5 đến 6 cánh hình mác nhọn. Mặt ngoài hoa cà chua được phủ lông nhẹ. Nhẹ hoa từ 5 đến 6 cái và có chứa bao phấn quanh đó. Bao phấn cà chua mở bằng cách nứt dọc và có chứa nhiều noãn.

Quả cà chua khá mọng, tròn và dẹt với các cạnh, có múi và các ô nhẵn. Khi chính quả thường chuyển sang vàng hay đỏ và có các hạt nhỏ dẹt hình thận. Bao quanh hạt là một độ nhớt.

Hoa và quả cà chua ra nhiều vào tháng 11 hoặc tháng 2 hàng năm.

Đặc điểm cây cà chua
Đặc điểm cây cà chua

Phân bố – Sinh thái

Cây cà chua được trồng lần đầu tiên tại Mehico và nhanh chóng sau đó được đưa về châu Âu trồng trọt. Đến khoảng thế kỷ 17, cà chua được du nhập vào các nước khu vực Đông Nam Á, Nam châu Á và đến thế kỷ 18 mới đến Nhật Bản, Hoa Kỳ.

Hiện nay, cây được trồng phổ biến trên khắp thế giới với các vùng khí hậu khác nhau.

Tại Việt Nam, cà chua được trồng nhiều ở các vùng núi cao.

Cà chua là thực vật khá ưa ẩm và ánh sáng, thích hợp được trồng ở các vùng có nhiệt độ khoảng 21 đến 30 độ và tối đa là 38 độ. Ở nhiệt độ quá cao hay quá thấp cây chỉ trồng được thời gian ngắn và có khả năng sinh trưởng khá thấp.

Việc sử dụng đất và các phương thức canh tác khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà chua.

Bộ phận dùng

Quả và lá cà chua

Thu hái – Chế biến

Cây được thu hoạch quanh năm cả lá và quả.

Việc sử dụng lá có thể ở dạng tươi hay khi đã được làm khô.

Quả được dùng ở dạng tươi hoặc đã ép nước.

Tính vị – Quy kinh

Chưa có ghi nhận về tính vị của lá hay quả của cà chua.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học có trong cà chua là vào khoảng 4% glucid, 0,3% protid, 0,3% lipid và các acid hữu cơ khác.

Cùng với đó là các yếu tố vi lượng khác và các vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm K, nhóm E.

Quả cà chua khi chín sẽ cung cấp chất carotin hay các glucoalcaloid như tomatin.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra được trong cà chua có chứa lycopene, xanthophyll hay querenosid.

Trong các bài báo cái gần đây, người ta còn thấy được trong cà chua có chứa rất nhiều các acid amin cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng dược lý

Với việc chiết xuất lá cà chua với cồn và aceton đã thấy được hiệu quả trong việc giảm nhanh cơn đau, hỗ trợ an thần kinh và tăng cường khả năng gây tê sau khi dùng.

Ngoài ra, một số các nghiên cứu trên thực tế còn thấy được cà chua có khả năng hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng đái tháo đường trên các đối tượng là động vật thử nghiệm.

Ngày nay, chiết xuất cà chua còn được sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm với tác dụng hỗ trợ cấp ẩm, dưỡng trắng và mang lại một làn da trẻ hóa, chống oxy hóa hiệu quả cho người dùng.

Công năng – Chủ trị

Quả cà chua từ xa xưa đã được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày với việc sử dụng trực tiếp hay chế biến qua lửa nhằm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho người dùng.

Cùng với đó là nước ép cà chua với tác dụng giải khát, làm các thực phẩm nước tương, nước sốt, tạo vị.

Trong y học cổ truyền, nước ép từ quả cà chua có khả năng hỗ trợ điều trị táo bón, giảm nhanh cơn sốt, bệnh lao phổi.

Lá non từ cây cà chua được tiến hàng rửa thật sạch và đem giã nát để hỗ trợ giảm tình trạng mụn nhọt, sưng đau trên da.

Ngoài ra, trong lá cà chua còn chứa thành phần tomatin hỗ trợ chống nấm, kháng khuẩn hiệu quả.

Tại đất nước Algeria, quả cà chua được sử dụng làm một thực phẩm ăn điều trị táo bón, và thoa ngoài da giảm đau, điều trị bệnh ngoài da và bỏng.

Tại đất nước Tây Ban Nha, cà chua được dùng cùng với ớt để tăng cường điều trị các vết thương ngoài da.

Không chỉ vậy, tại nước Italia, nước cà chua được sử dụng như một liệu pháp để điều trị nẻ.

Liều dùng

Tùy vào đối tượng sử dụng mà mỗi người sẽ được cân nhắc lượng sử dụng cà chua khác nhau mỗi ngày.

Kiêng kỵ

Không sử dụng cà chua với người bị mẫn cảm hay dị ứng với thành phần nào đó có trong quả cà chua.

Tài liệu tham khảo

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Cà chua, trang 281, tập 1. Truy cập ngày 6/1/2025.

Thuốc tăng cường miễn dịch

FoBP

Được xếp hạng 5.00 5 sao
200.000 đ
Dạng bào chế: ViênĐóng gói: Hộp 1 lọ 15 viên

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Sữa rửa mặtĐóng gói: Tuýp 130ml

Xuất xứ: Hàn Quốc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nén Đóng gói: Hộp 30 viên

Xuất xứ: Ý

Dưỡng Da

GoodLife Aqua White

Được xếp hạng 5.00 5 sao
825.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềmĐóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên

Xuất xứ: Hàn Quốc