Binh Lang (Cau/Tân Lang)
Tên khoa học
Hạt chín khô của loài Areca catechu L. (Cau), họ Cau (Arecaceae)
Nguồn gốc
Hạt chín khô của loài Areca catechu L. (Cau), họ Cau (Arecaceae)
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Hải Nam, Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây và Đài Loan. Cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Các nước có sản lượng cao nhất là Philippin, Indonesia, Ấn Độ và Sri Lanka
Thu hái và chế biến
Thu hoạch quả chín và luộc trong nước sôi, sau đó phơi khô. vỏ quả được tách ra, thu lấy hạt, đem phơi hoặc sấy khô
Tính vị, quy kinh
Vị đắng cay tính ôn vào kinh vị, đại trường
Tác dụng
Hành khí lợi niệu, tiêu tích, khu trùng.
Tân lang hay binh lang như đã nói chính là hạt của quả cau. Riêng quả cau đã có hai vị thuốc, dùng vỏ quả là đại phúc bì, dùng hạt quả là binh lang. Tuy nhiên tác dụng của đại phúc bì và binh lang ít nhiều có một số điểm giống nhau. Riêng với tác dụng hành khí lợi niệu thì đại phúc bì là binh lang là giống nhau. Đều thích hợp với các trường hợp thấp làm trở ngại trung tiêu, làm cho khí trệ gây mất sự điều hòa thăng giáng dẫn đến bụng đầy trướng, phù thũng (thủy thũng tràn ra mặt, mắt, bì phu,,..) hoặc cũng có thể do thấp mà gây ra các chứng cước khí sưng phù.
Ngoài tác dụng kể trên, binh lang còn có tác dụng tiêu tích chữa các trường hợp ăn uống tích tụ, khí trệ đầy trướng, tích trệ đau bụng, ỉa chảy kiết lỵ. Tác dụng khử trùng dùng với các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán, giun móc câu, giun kim. Với tác dụng này thường kết hợp với bí ngô (binh lang, bí ngô) tạo thành bài thuốc chữa các chứng giun sán ở người rất hay. Còn nếu binh lang kết hợp với thường sơn tạo thành bài Thường sơn triệt ngược (thường sơn, thảo quả, binh lang) dùng chữa các trường hợp sốt rét cũng rất hay.
Đặc điểm dược liệu
Quả hình cầu, đáy phẳng hoặc hình nón. Bên ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc nâu đỏ nhạt. Thể chất: nặng, khó nghiền nát. Mùi: không rõ ràng. VỊ: se lưỡi, hơi đắng
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại to, cứng, nặng, không bị vỡ, bề mặt có màu với các vết nứt nhẹ