Bạch Truật (Sơn khương)
Tên khoa học
Atractylodes macrocephala Koidz. (Bạch truật), họ Cúc (Asteraceae).
Nguồn gốc
Thân rễ phơi khô của loài Atractylodes macrocephala Koidz. (Bạch truật), họ Cúc (Asteraceae).
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Chiết Giang, An Huy, Hổ Nam và Hồ Bắc.
Thu hái và chế biến
Thu hoạch vào mùa Đông lúc lá phần dưới khô héo, lá phần trên giòn. Làm sạch đất cát, sấy hoặc phơi khô, loại bỏ rễ con.
Tính vị quy kinh
Vị ngọt đắng (khổ), tính hơi âm vào kinh Tỳ và kinh Vị; Tác dụng: Kiện tỳ ích khí táo thấp, câm mồ hối (cố biểu).
Tác dụng
Bạch truật ngọt ôn thì ích khí, khổ ôn thì trừ thấp, chủ yếu đi vào tỳ vị, công năng chuyên về ích tỳ khí, trù’ tỳ thấp lại có thêm công hiệu cố biểu (làm vững phần biểu).
Tác dụng kiện tỳ ích khí, làm cho nguồn sinh hóa từ tỳ mạnh mẽ., tăng cường chức năng tiêu hóa. Ngoài ra bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp, nghĩa là vừa có thể kiện tỳ, lại vừa có thể thẩm thấp mà chỉ tả – tác dụng này gặp trong bài Sâm linh bạch truật tán điều trị các chứng tỳ vị hư nhược, ăn ít đại tiện lỏng,…. Ngoài ra tác dụng kiện tỳ táo thấp của Bạch truật còn gặp ở trong bài Ngũ linh tán, trong bài này Bạch truật đóng vai trò vừa kiện tỳ mục đích tăng cường chức năng vận hóa đồng thời thẩm thấu thủy thấp làm tỳ khô ráo (bởi vì tỳ ưa táo ghét thấp).
Tác dụng kiện tỳ ích khí, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ. Mà tỳ thổ sinh phế kim, phế chủ vệ, tỳ vượng làm cho phê khí dồi dào, phế dồi dào làm cho vệ càng kiên cố hơn. Bạch truật tẩm mật sao vàng đi thẳng vào tỳ để đạt tác dụng, tác dụng kiện tỳ ích khí để cố biểu gặp trong bài Ngọc bình phong tán – Bạch truật hỗ trợ Hoàng kỳ cố biểu để cầm mồ hôi.
Nhìn chung Bạch truật là vị thuốc không có quá nhiều tác dụng, mà chỉ có tác dụng chuyên biệt duy nhất là kiện tỳ để táo thấp, đặc biệt được ưa thích sử dụng trong các trường hợp tỳ hư thủy thấp đình lại, và tác dụng này của Bạch truật là nổi tiếng nhất. Trên lâm sàng hay dùng Bạch truật dưới hai dạng: một là dùng sống với tác dụng táo thấp lợi thủy (trong bài Ngũ linh tán); hai là dùng dưới dạng sao vàng, hay sao với cám hoặc sao với mật (trong bài Sâm linh bạch truật tán và Ngọc bình phong tán). Và đặc biệt Bạch truật còn có một đặc điểm nữa đó là nếu dùng liều thấp (10-12g) có tác dụng kiện tỳ táo thấp, còn nếu dùng liều cao (trên 20g) thì có tác dụng kiện tỳ táo thấp chỉ thống (có thêm tác dụng chỉ thống)
LƯU Ý vì Bạch truật tính hơi ôn và táo thấp (làm cho tỳ khô ráo) nên với những trường hợp người âm hư nội nhiệt mà lại có tân dịch hao tổn thì không nên dùng.
Đặc điểm dược liệu
Dược liệu mập, dạng khối hình nắm tay hoặc hình dạng bất định. Bể mặt màu vàng xám hoặc màu nâu xám. Thể chất: cứng, khó bẻ gãy, mặt gãy không phẳng. Loại sấy khô mặt gãy dạng như cái sừng, màu khá đậm có thể có vết nứt. Mùi: thơm dịu. Vị: ngọt, hơi cay, nhai hơi dính.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại to, chắc, bề mặt gãy màu trắng hơi vàng, có mùi thơm rõ.
Ghi chú:
Dạng “Sừng bò”: trên bể mặt dược liệu có nhiều mấu đầu tròn nhô lên, hai mặt bên phần dưới của thân có phần bành to, hình giống như các búi tóc của phụ nữ truyền thống Trung Quốc nên được gọi là “yun to” nghĩa đẹn là “Vân đầu”.
Dạng “Cổ hạc”: thân rễ Bạch truật có hình dáng của hạc, đôi khi có tàn tích của thân trên mặt đất có hình dáng giống như cổ của chim hạc. Do bản chất hóa gỗ của phần thần này, nhiều lúc nó có hình như là chần và được gọi là Bạch truật túc.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt nam
Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt nam