Bạch Thược (Thược dược/Xích Thược)
Danh pháp
Tên khoa học
Paeonia lacziflora Pall. (Paeonia albiflora Pall.).
Tên tiếng việt
Bạch thược, Thược dược
Phân loại khoa học
Họ Ranunculaceae (Mao Lương).
Mô tả cây
Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 50-80cm, rễ củ to, thân mọc thẳng đứng, không có lông. Lá mọc so le, chụm hai, chụm ba xẻ sau thành 3-7 thùy hình trứng dài 8-12cm, rộng 2-4 cm, mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa to, mọc đơn độc, có mùi giống hoa hồng, trên mỗi thân cây mang từ 1 đến 7 hoa. Đài gia có 6 phiến hoa. Hoa có bao phấn màu da cam, cánh có màu hồng nhạt trước khi nở, rồi dần chuyển sang màu trắng tinh. Quả gồm 3-5 lá noãn.
Sinh thái
Cây ưa khí hậu mát mẻ ở vùng núi cao. Mùa hoa rơi vào các tháng 5-7, mùa quả vào các tháng 6-7.
Phân bố
Trên thế giới, chủ yếu từ Trung Quốc, loại tự trồng cho củ to che hơn, loại mọc hoang cho củ nhỏ hơn. Mọc hoang phá ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông, trong rừng, dưới những cây bụi hoặc những cây to.
Tại Việt Nam, cây nhập từ Trung quốc và trồng tại Sapa ( Lào cai) từ năm 1960
Bộ phận dùng
Rễ có hình trụ tròn, thẳng, có khi hơi uốn cong. Mặt ngoài rễ trắng nhạt hoặc hồng nhạt, bề mặt nhẵn, đôi khi có nếp nhăn dọc. Có thể chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gãy. Mặt lát cắt phẳng có màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng. Gồm có 2 loại:
Củ bạch thược hoa trắng – Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược
Củ bạch thược hoa đỏ – Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược
Thu hái, chế biến
Sau 4 năm trống mới bắt đầu thu hoạch. Đào rễ củ vào các tháng 8-10, chỉ dùng củ có đường kính khoảng 1-2cm, dài 10-15cm, sắt bỏ thân rễ và rễ con, cạo, bỏ vỏ ngoài, ngâm nước 1-2 giờ, đồ lên cho chín , sau khi đổ sửa lại cho thẳng và sấy hay phơi khô. Có khi tẩm giảm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ám
Tại trung quốc, người ta đào rễ vào tháng 6, cắt bỏ rễ con, đó lên rồi phơi nhưng sau khi phơi 1-2 ngày lại tầm nước cho mềm, lăn cho tròn rồi tiếp tục phơi. Khi phơi không nên phơi nắng gắt để tránh việc rễ bị nứt hay cong vẹo. Có khi xông diêm vào sinh cho thêm trắng,
Tính vị quy kinh
Tác dụng
Bổ huyết, điều kinh, hoạt huyết chỉ thống, nhuận tràng thông tiện.
Đương quy qui vào kinh Can, vị cay ngọt ấm phương thơm có tác dụng dưỡng Can huyết, điều huyết, bình Can làm cho huyết của Can được đầy đủ. Cái hay nhất của vị thuốc Đương quy nằm ở tác dụng nó lấy hoạt để bổ – nghĩa là hoạt huyết để bổ huyết, vì Can là nơi tàng trữ huyết nên Đương quy sẽ đưa huyết về Can (hoạt) để làm đầy Can huyết (bổ). Nhưng vấn đề đặt ra là nêu trường hợp huyết hư, lượng huyết ở các nơi khác (kinh lạc, kinh mạch) đang thiếu thì lấy huyết ở đâu để đưa về Can để bổ Can huyết đây. Vấn đề chính xác là nằm ở đây, giải thích được vấn đề này sẽ thay được sự khác biệt mang tính chất vô cùng độc đáo của Đương quy. Đương quy là vị thuốc hoạt huyết để bổ huyết, dùng rất tốt với các chứng huyết hư, huyết ứ – và tác dụng mang đến đặc điểm nổi bật của Đương quy, đấy là nó có tác dụng sinh huyết mới, đẩy huyết ứ sinh huyết mới.
Từ tất cả những điều trên chúng ta có thế thấy Đương quy là một vị thuốc rất độc đáo, tạo ra điểm khác biệt so với những vị thuốc khác. Ở thuốc bổ khí chúng ta có Hoàng kỳ bổ phần dương của khí – thì ở phần bổ huyết chúng ta có Đương quy bổ phần .dương của huyêt. Hai vị thuốc này tạo riêng ra một bài thuốc Đương quy bô huyết thang (chỉ có duy nhất hai vị Đương quy và Hoàng kỳ), căn cứ tình trạng khí hư nhiều hay huyết hư nhiều mà bội liều Hoàng kỳ hay bội liều Đương quy. Bài thuốc này đã được rất nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả tác dụng, và dùng đặc biệt tốt với các chứng huyết hư do lao lực, nội thương, vinh huyết hư tổn – với tác dụng bổ khí sinh huyết.
Với tác dụng hoạt huyết bổ huyết, đẩy huyết ứ sinh huyết mới Đương quy rất hay được dùng trong hai mảng: Mảng thứ nhất là bệnh lý xương khớp vì bổ Can huyết mà can chủ cân (can đưa huyết của mình đi nuôi dưỡng cân cơ) – nên trường hợp cân cơ yếu kém tà khí dễ xâm nhập phải đưa huyết của Can ra để nuôi dưỡng cân. Đương quy đưa huyết về Can để bổ Can huyết, khi huyết của Can đầy đủ thì nó lại đưa huyết của Can ra để dưỡng cân – Vì thế có tác dụng hoạt huyết điều hòa kinh lạc chỉ thống. Dùng với trường hợp này rất hay được phối hợp với các thuốc bổ thận và thuốc khu phong tán hàn trừ thấp. Vì can chủ cân, thận chủ cốt là cặp đôi có mối quan hệ đồng nguyên (Can thận đồng nguyên) nên trên lâm sàng ít khi dùng đơn độc mà hay phối hợp với nhau. Bài Độc hoạt tang ký sinh hay bài Tam tý thang dùng Đương quy với tác dụng này.
Mảng thứ hai là những trường hợp can khí uất kết làm hại đến huyết của Can (cáu gắt bực bội thì hại can, lo lắng suy nghĩ nhiều thì hại tỳ). Khi cáu gắt bực bội sẽ làm hao tổn huyết của Can, dẫn đến Can huyết hư không giữ được Can khí làm cho Can khí bốc lên gây bệnh. Ở trường hợp này Đương quy có tác dụng dưỡng Can huyết, điều huyết, bình Can làm cho huyết của Can được đầy đủ thì dương khí của Can sẽ không bị bốc lên nữa. Đương quy dẫn huyết về nguồn, vì can huyết thiếu, không đủ, làm cho dương khí của can cứ bốc lên, làm thượng càng động vì vậy dẫn quyết về can làm cho Can bình tĩnh ổn định. Dùng với tác dụng này đặc biệt rất hay phối hợp với Bạch thược vì Bạch thược tính nhu nhuận, bổ phần âm của huyết – nên khi phối hợp tạo thành một cặp vừa bổ phần âm của huyết lại bổ cả phần dương huyết của huyết nên tác dụng tăng lên gấp bội.
Ngoài ra Đương quy còn có một tác dụng nữa là nhuận tràng thông tiện. Lý do có tác dụng này là bởi vì đương quy có tinh dầu có tác dụng nhuận tràng – nên dùng rất hay với các trường hợp huyết hư gây táo bón. Những trường hợp mà đại tiện nhão nát khi dùng Đương quy phải hết sức lưu y.
LƯU Ý: Vì đương quy có tinh dầu nên khi bào chế chỉ nên phơi âm can, tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm ảnh hưởng đến tinh dầu.
Đặc điểm dược liệu
Hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi uốn cong, hai đầu cắt phẳng. Bề mặt ngoài có màu trắng hoặc màu nâu đỏ, nhẵn. Thể chất: cứng chắc, khó bẻ gãy, nhiều bột; bề mặt gãy dính tay. Mùi: nhẹ. Vị: hơi đắng và chua
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng là loại mập và dài, đều, thẳng và cứng chắc, mặt gãy màu trắng, nhiều bột, không có lõi trắng hoặc vết nứt.
Thành phần hóa học
Trong củ có chứa: paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, paeo-niflorigenone, pasonolide, paconol…; ngoài ra còn có tinh bột, tannin, calcium oxalate, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa, chất béo và chất nhầy.
Tác dụng dược lý
Chất axit benzoic trong Bạch thược uống với liều cao có thể sinh co quắp, cuối cùng mê sảng và chết. Do thành phần này, bạch thược có tác dụng trừ đờm, chữa ho.
Năm 1950, Lưu Quốc Thanh ghi nhận nước sắc bạch thược có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ, thổ tả, tụ cầu, trực trùng, thương hàn, phế cấu, trực trùng bạch hầu.
Năm 1947. Từ Trọng Lữ ghi nhận bạch thược có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ Shiga.
Năm 1955 một số tác giả Nhật Bản đã nghiên cứu thấy bạch thược có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày và mẫu ruột có lập của thỏ. Các tác giả còn phối hợp vị bạch thược với cam thảo theo bài thuốc bạch thược cam thảo thang tiến hành thí nghiệm trên dạ dày và ruột như trên thì thấy với liều thấp có tác dụng tăng co bóp của dạ dày và ruột nhưng với liều cao thì có tác dụng ức chế. Nếu trước khi dùng đơn thuốc, dùng acetylcholin hay histamin để gây kích thích trước, thì tác dụng ức chế lại càng rõ rệt .
Tính vị, tác dụng
Theo đông y, Bạch thược có vị đắng và chua nhẹ, tính hơi hàn, vào ba kinh can, tỳ và phế có tác dụng nhuận gan, giảm đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, được dùng chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.
Còn Xích thược có vị đắng, tính bình, không chua, không có tác dụng thu hiềm như Bạch thước mà lại có công năng hoạt huyết, làm tan máu ở tụ mạnh hơn, thích dụng cho các trường hợp sưng tấy, đơn độc.
Công dụng và liều dùng
Công dụng
Tuỳ theo cách chế biến mà cây có công dụng khác nhau:
Nếu để sống: Chữa đau nhức, trị tả lỵ, chữa cảm mạo do chứng ho gây nên.
Nếu sao tẩm: Chữa các chứng bệnh về máu huyết, như thông kinh nguyệt
Nếu sao cháy cạnh: Chứa băng huyết
Nếu sao vùng chứa đầu bụng máu,
Liều dùng
Dùng 6-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc uống
Chế phẩm
Một trong các chế phẩm nổi tiếng là viên Kim truật, phối hợp giữa Bạch thược và nghệ đã được ứng dụng trong điều trị khó tiêu, bệnh loét dạ dày, hành tá tràng, viêm ruột mãn tính,
Một số bài thuốc
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, hoặc máu xấu ứ trễ sinh đau nhức: Bạch thược, Sinh địa mỗi vị 20g, Đương quy 10g. Xuyên khung 4g, gia Ngưu tất 20g sắc uống.
Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy: Bạch thược, Trắc bá diệp, sao sém đen, mỗi vị 12-20g sắc uống.
Chữa tiêu khát, đái đường: Bạch thược, cam thảo lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần.
Liễm âm, cầm máu: Trị chứng âm hư, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, băng lậu đới hạ (khí hư), mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra.
Thuốc bột bạch thược dược: Bạch thược 8g, thục địa 8g, can khương 8g, quế tâm 8g, long cốt 8g, mẫu lệ 8g, hoàng kỳ 8g, cao ban long 8g. Tán thành bột mịn. Ngày 3 lần, mỗi lần 8g, uống trước khi ăn, hoà với rượu cùng uống hoặc chiêu với nước. Trị chứng khí hư ra dầm dề, người gầy vàng vọt.
Thược dược thang: thược dược 20g, đương quy 10g, hoàng liên 8g, binh lang 6g, mộc hương 6g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g, hoàng cầm 8g, quan quế 2g. Sắc uống. Điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc. Trị thấp nhiệt, đau bụng đi ngoài ra máu mủ lẫn lộn, mót đi nhưng không đi được, hậu môn nóng rát.
Tài liệu tham khảo
- 1. Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức, (tr.65-66)
- 2. Trần, C. L., Đỗ, V. M., & Vũ, T. B. (2016). Giáo trình Dược liệu học. (tr.49)
- 3. Nguyễn Nhược Kim (2007). Bào chế đông dược. (tr.55-56)
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: VIỆT NAM
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Malaysia
Xuất xứ: Nhật Bản