Bạc Hà (Bạc Hà Nam)
Tên khoa học
Phần trên mặt đất khô của loài Mentha haplocalyx Briq. (Bạc hà), họ Bạc hà (Lamiaceae)
Nguồn gốc
Phần trên mặt đất khô của loài Mentha haplocalyx Briq. (Bạc hà), họ Bạc hà (Lamiaceae)
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hà Nam, Chiết Giang và An Huy
Thu hái và chế biến
Thu hái từng đợt vào mùa Hè và Thu, vào ngày nắng, khi lá sum suê hoặc khi hoa nở chưa quá 3 đợt. Phơi khô hoặc phơi râm
Tính vị và công năng
Theo Đông Y, Bạc Hà có vị cay, the, tính mát. Chủ yếu tác động vào các kinh can và phế. Bạc Hà được coi là vị dược liệu đứng đầu trong các nhóm thuốc tân lương giải biểu (hay cay mát giải cảm).
Công năng: Bạc hà có công năng tán nhiêt, giải độc, sơ phong và trừ uế.
Chủ trị các bệnh đau nhức đầu, bụng đau do trướng khí, đau nhức răng, mắt đỏ, ngoại cảm phong nhiệt, ban chẩn, sưng hầu, ghẻ lở,…
Theo Bản thảo cương mục cho biết vì Bạc hà mang vị cay, tính mát, nang phát tán và thanh lợi, tán nhiệt, tiêu phong. Nên thuốc chủ yếu được dùng chữa các bệnh đau, bệnh về mắt, răng miệng, sốt cao co giật, ghẻ lở và lao hạch.
Còn theo Bản thảo tân biện cho rằng, Bạc hà không chỉ giải phong tà mà có giúp giải lo buồn và uất ức. Kể cả hương phụ cũng không giải được uất ức hiệu quả như bạc hà. Bạc hà thâm nhập vào các kinh can đởm, giải trừ tà ở bán biểu và bán lý. So với sài hồ hiệu quả hơn.
Đặc điểm dược liệu
Thân hình tứ lăng, cành mọc đối. Bên ngoài màu xanh tím hoặc xanh nhạt. Cụm hoa mọc ở nách lá. Thể chất: giòn, dễ gãy. Mùi: thơm mát đặc trưng sau khi vò nát. Vị: cay mát
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu thượng hạng nhiều lá, màu xanh sẫm, mùi thơm nồng. Lá chiếm không dưới 30%.
Một số bài thuốc có Bạc hà
- Bài trị sổ mũi, cảm cúm và đau đầu: 5g Bạc hà, 10g cúc hoa vàng, 7g Kinh giới, 10g hạt quan âm và 15g kim ngân hoa. Sắc lên rồi uống.
- Bài trị phong nhiệt dẫn đến đau mắt và đầu: 5g Bạc hà, 9g mỗi loại Cúc hoa dại và Lá dâu. Sắc lên rồi uống.
- Bài trị phong nhiệt, thanh sảng mặt, đầu và hóa đàm: Tán Bạc hà và luyện mật làm thành viên hoàn, mỗi lần ngậm 1 viên. Hoặc là hòa thuốc bột cùng đường cát ngậm chung cũng được.
- Trị toét mắt dùng Bạc hà tẩm với nước cốt củ gừng, để khoảng 1 đêm thì phơi khô, sau đó tán thành bột. Mỗi lần dùng 4g bột hãm lấy nước, nước nguội thì lấy để rửa mắt.
- Trị đau răng do phong hỏa dùng 10g mỗi loại Cúc hoa dại, Bạc hà, 9g Tổ ong, 6g Bạch chỉ và 2g Hoa tiêu. Sắc với 300ml nước cho đến khi còn 200ml. Đợi nguội dùng ngậm súc miệng từ 5-10 phút, mỗi 1 tiếng thì súc 1 lần.
- Trị kiết lỵ có máu: Sắc lá Bạc hà để uống.
- Trị ong, rắn, rết hoặc bọ cạp cắn dùng lá Bạc hà tươi vò nát và chà lên vùng bị cắn.
- Trị đau tai lấy lá bạc hà tươi, giã lấy nước và nhỏ vào tai.
- Trị phong ngứa dùng Bạc hà, xác ve với lượng bằng nhau. Tán bột cho mịn, mỗi lần dùng 4g uống với rượu ấm.
- Trị hỏa độc sinh ra mụt dùng 30g Bạc hà nấu lấy nước và bôi vào vùng bị thương.
- Trị đổ máu cam không ngừng lấy nước cốt lá bạc hà tươi và nhỏ vào mũi. Hoặc dùng loại lá khô, hãm lấy phần nước tẩm vào bông sau đó nhét vào mũi.
- Trị đau đớn, chảy mủ, vỡ miệng hoặc lao hạch: Bạc hà lấy bó thành bát lớn và phơi râm, Bồ kết lấy những quả dài 20cm không có mọt, lấy khoảng 10 quả sau đó cạo phần vỏ đen, tẩm với giấm và nướn vàng. Sau đó bẻ vụn cả Bạc hà và Bồ kết, ngâm vào 1200ml nước, để 3 ngày đêm. Phơi cho không xong lại tẩm với rượu và để 3 ngày đêm. Hết rượu thì lấy sấy khô, tán thành bột, quết cùng cơm để thành viên hoàn bằng hạt ngô. Trước khi ăn dùng nước sắc từ Hoàng kỳ để uống cùng với 20 viên hoàn trên, trẻ nhỏ chỉ dùng 1 nửa.
Lưu ý khi dùng Bạc hà
Lưu ý những người bị huyết táo âm hư, biểu hư nhiều mồ hôi và can dương thái quá không dùng.
Một vài tài liệu khác chỉ ra điều cấm kỵ như:
- Dược tính luận: người mới khỏi bệnh không nên dùng, bởi vì mồ hôi có thể thoát ra không ngừng.
- Thiên kim – Thực trị thiên: Bạc hà còn kích động tình trạng tiêu khát nên không dùng cho người tiểu đường.
- Bản kinh phùng nguyên: Uống nhiều và lâu dài có thể làm người dùng sợ lạnh, người âm hư bị phát nhiệt, đổ mồ hôi đều không dùng.
- Bản thảo tùng tân: Bạc hà có vị cay thơm, phạt khí nên uống nhiều có thể tổn hại phế tâm, bệnh hư nhược cần tránh.
Còn theo hiện đại, tinh dầu bạc hà không dùng cho trẻ dưới 30 tháng ở tất cả các dạng dùng, kể cả bôi hay massage,… Sử dụng tinh dầu của Bạc hà có thể khiến trẻ ngừng thở đột ngột và co thắt phần thanh hầu.
Xuất xứ: Trung Quốc
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Thái Lan
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Singapore
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Hàn Quốc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Canada
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Thuỵ Sĩ
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Nhật Bản