Bá Tử Nhân (Trắc Bách Diệp)
Tên khoa học
Hạt chín khô của loài Platycladus orientalis (L.) Franco (Trắc bách), họ Trắc bách (Cupressaceae)
Hạt chín khô của loài Platycladus orientalis (L.) Franco (Trắc bách), họ Trắc bách (Cupressaceae)
Nguồn gốc
Bá tử nhân chính là nhân phơi hay sấy khô của cây trắc bách diệp Platycladus orientalis (L.) Franco (Trắc bách), họ Trắc bách (Cupressaceae). Bá tử nhân là quả cây Trắc bá, nhân màu vàng, trông giống như hạt gạo.
Vùng sản xuất
Chủ yếu ở Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây
Thu hái và chế biến
Thu hoạch khi hạt chín vào mùa Thu, Đông, phơi khô. Bóc lớp vỏ phía ngoài, thu được nhân hạt
Tính vị quy
Tính vị quy kinh: Vị ngọt tính bình vào kinh Tâm, tỳ
Đặc điểm dược liệu
Hình bầu dục hoặc bầu dục dài. Bên ngoài màu vàng trắng hoặc vàng nâu. Thể chất: mềm, dầu. Mùi: tinh dầu nhẹ. Vị: nhạt
Dược liệu Bá tử nhân
Tác dụng
Dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện.
Bá tử nhân vị ngọt tính bình, chủ yếu đi vào kinh tâm với tác dụng chính là dưỡng tâm an thần, vào đại tràng có tác dụng nhuận tràng thông tiện.
Toan táo nhân lấy dưỡng huyết để an thần, Bá tử nhân cũng lấy dưỡng huyết để an thần; thoạt nhìn qua hai vì này khá giống nhau. Tuy nhiên về lý luận của từng vị thuốc lại có sự khác nhau. Toan táo nhân lấy dưỡng phần âm huyết của can để an thần chế ngự hư hỏa. Bá tử nhân lấy dưỡng huyết ở tâm để an thần. Tâm huyết và tâm hỏa cũng giống như can huyết và can hỏa là 02 mặt âm và dương, tuy đối lập nhưng phải nương tựa và luôn cân bằng nhau. Đặc tính của hỏa thuộc dương, nên gần như có bất kỳ sự thay đổi nào cũng làm cho hỏa động. Huyết hư không giữ được hỏa làm cho hỏa bốc lên gọi là hư hỏa, hỏa thực vượng không đi vào phần huyết mà bốc lên gọi là hỏa hư. Gần như bản thân trong mỗi tạng phủ đều có âm dương cân bằng, ngoài tâm và can thì ở thận còn có thận âm với thận dương, vị âm với vị hỏa,… Với các thuốc an thần thì đặc biệt nhạy cảm với tạng tâm và can, vì hai tạng này là nơi trú ngụ của thân và hồn. Do đó khi thần và hồn không yên thì không bao giờ ngủ ngon được. Can huyết hư làm hư hỏa bốc lên động đến tâm hỏa gây mất ngủ. Tâm huyết hư không giữ được tâm hỏa, làm tâm hỏa bốc lên mà gây mất ngủ.
Táo bón chia ra 2 loại thực và hư.Táo bón do thực nên tả, phải dùng Đại hoàng. Táo bón do hư nên nhuận, Bá tử nhân là vị thuốc có thể dùng được, nhất là đối với người già bị táo bón, chất nhờn trong ruột thiếu mà dùng vị này là thích hợp. Bá tử nhân có chất làm nhuận mọi sự khô táo. Sách bản thảo ghi: nó trị được phong thấp, nhưng trị phong thì đúng nhưng trị thấp thì khó hơn. Những chất nhu nhuận thường yên được phong khí, trị phong là trị phong táo do Can sinh ra, không phải trị phong cảm ở ngoài.
Bá tử nhân dưỡng tâm an thần chủ chừa về khí huyết hư tổn, tâm mất đi tư dưỡng mà gây mất ngủ hay nằm mơ, thổn thức hồi hộp… Đây là tác dụng chính của bá tử nhân, bài Bá tử nhân hoàn dùng bá tử nhân với tác dụng này. Ngoài ra bá tử nhân còn có tác dụng nhuận tràng thông tiện, do có tinh dầu. Dùng thích hợp với các trường hợp âm huyết hư tổn, đại tràng táo, đại tiện bí kết.
LƯU Ý: Bá tử nhân bào chế khá đơn giản, chỉ cần thu hoạch xong phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài lấy nhân phơi khô là có thể dùng, về mặt cơ chế toan táo nhân và bá tử nhân có sự khác biệt, tuy nhiên thực tế lâm sàng thường rất hay dùng kết hợp 02 vị này với nhau. Vì phần âm huyết của can và tâm thường có sự liên hệ với nhau, nên 02 vị này thường dùng thành cặp vì bổ trợ cho nhau.
Yêu cầu chất lượng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu loại tốt là hạt lớn, mẩy, màu trắng vàng; hạt cần chứa nhiều dầu nhưng không bị chảy dầu khi bảo quản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam