Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Bả Dột (Ba dót)

Dược sĩ Đặng Mai Hương –Nhà thuốc Ngọc AnhDược liệu Bả Dột

Nguồn: Sách nhận thức cây thuốc và dược liệu

Tên khác

Bả dột, Cà dót, Mần tưới tía

Tên khoa học:

Ayapana trỉplỉnervỉs (Vahl) R.M.King & H.Rob. (Eupatorium ayapana Vent., Eupatorỉum trỉpỉỉnerve Vahl), Asteraceae (họ Cúc).

Mô tả cây

Dược liệu Bả Dột
Dược liệu Bả Dột

Cây thảo, mọc thành bụi, thân cao 40-50 cm, màu tím nhạt. Thân tròn nhẵn, màu đỏ nhạt hoặc tím nhạt.
Lá mọc đối, hình mũi mác, đầu nhọn, 6-8×10-12 mm, mép nguyên, đặc biệt có gân giữa to màu tím và 2 gân phụ, cuống lá ngắn, vò lá có mùi thơm. Cụm hoa đầu họp thành ngù, mọc ở ngọn thân và nách lá, màu ưắng nhạt hơi phớt hồng. Quả bế nhẵn có 5 khía và tận cùng bằng một mào lông trắng dễ rụng.

Phân bố, sinh thái

Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ, được di thực và trồng ờ vùng nhiệt đới châu Á. ở Việt Nam, cây mọc hoang hay được trồng khắp nơi từ miền Bịc đến Nam. Mùa hoa quả vào tháng 10-12.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Lá {Folium Eupatorii) hay toàn cây trên mặt đất {Herba Eupaíorii), thu hái khi cây chưa ra hoa (thường vào mùa hạ), phơi trong râm hay sấy khô nhẹ.

Thành phần hóa học

Toàn cây cỏ coumarin (hemiarin hay 7-methoxy coumarin, ayapin), tinh dầu (thymohydroquinon dimethyl ether hay 2,5-dimethoxy-p-cymen) và một số họp chất khác như acid béo, alcol béo.

Tác dụng dược lý

Dịch chiết nước Ba dột có tác dụng hạ huyết áp và giãn mạch, kích thích tim và cầm máu.
Hemiarin có tác dụng giảm đau, kháng viêm.

Công dụng và cách dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc lá Ba dột uống có tác dụng chống viêm, giảm đau bụng kinh, chữa cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, lá tưoi giã nát đắp tại chỗ dùng để cầm máu.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.