Actiso
Dược sĩ: Đặng Mai Hương Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Actiso.
Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu.
Tên khác: A ti sô, Artichaut (Pháp), Artichoke (Anh)
Tên khoa học: Cynara scolymus L., Asteraceae (họ Cúc).
Mô tả cây
Cây thảo đa niên, cao khoảng 1 m, thân ngắn, thẳng, cứng cỏ khía dọc, phủ lông trắng.
Lá to dài, mọc so le, cuống lá to và ngắn, ở gốc, phiến lá to, xẻ thùy lông chim 2-3 lần; càng lên cao, phiến lá càng hẹp lại; phiến lá ở ngọn cây gần như nguyên. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn.
Cụm hoa đầu ở ngọn cành, gồm nhiều hoa hình ống màu lam tím đính trên 1 đế hoa nạc có đường kính 5-6 cm. Gốc đế hoa được bao bởi nhiều lá bắc to, đầu nhọn, mọng nước. Cây được tái sinh bằng hạt hoặc bằng chồi con.
Phân bố, sinh thái
Actiso có nguồn gốc Nam Âu, quanh vùng Địa Trung Hải, nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, cây được người Pháp đưa vào trồng ở Đà Lạt, SaPa và Tam Đảo khoảng đầu thế kỷ XX. Hiện nay, Actisô được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và các vùng phụ cận thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Lá (jFolium Cynarae scolymi) được thu hái quanh năm, rọc lấy phiến lá, rửa sạch rồi dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thu hái lá quanh năm (khoảng 10-15 ngày cắt lấy các lá trưởng thành một lần) đến khi thu hoạch hoa thì chặt bỏ cây và trồng cây con mới.
Cụm hoa đầu (Flos Cynarae scoỉymỉ) được hái lúc hoa sắp nở; dùng tươi làm thực phẩm hoặc phơi hay sấy khô làm thuốc.
Ngoài ra, thân và rễ cũng được người dân sử dụng làm thuốc.
Thành phần hóa học
Lá chứa các dẫn xuất acid mono-caffeoylquinic (acid chlorogenic, 3′ caffeoylquinic…); các dẫn xuất acid di-caffeoylquinic (cynarin, 1,5′ dicaffeoylquinic…); flavonoid (cynarosid, scolymosid). Cynarin và acid chlorogenic được xem là hoạt chất chính của Actisô.
Cụm hoa chứa nhiều inulin; ngoài ra còn có protid, lipid, đường, khoáng (Mn, p, Fe), vitamin (A, Bl, B2, C).
Rễ có cynaropicrin có vị đắng.
Tác dụng dược lý
Actisô có tác dụng lợi mật, lợi tiểu, bảo vệ gan và hạ cholesterol trong máu.
Công dụng và cách dùng
Lá Actisô được sử dụng làm thuốc bảo vệ gan, giải độc gan, lợi tiểu, lợi mật và hạ lipid máu. Lá Actisô được dùng dưới dạng thuốc sắc, nấu cao hoặc có thể bào chế dưới nhiều dạng khác nhau (viên, ống uống, trà…).
Hoa Actisô thường dùng tươi làm thực phẩm và dùng khô làm trà. Người dân còn dùng rễ và thân làm trà hay thuốc sắc.
Chế phẩm
Chophytol (viên bao đường, thuốc nước, thuốc tiêm rv, IM – Rosa-Pharma, Pháp), BAR (viên bao đường-Pharmedic), Cynara-phytol (viên bao – XNDP Lâm Đồng), Orthocynar (XNDP TW 25), Phytol và Betasiphon (ống uống – Nadypha). Các loại cao Actisồ, trà túi lọc Actisô.
Ghi chú
Cây mà người dân hiện nay gọi là Actisô đỏ là tên gọi khác của cây Bụp giấm (.Hibiscus sabdariffa L., Malvaceae), không phải và không liên quan tới cây Actisô.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Nhật Bản
Xuất xứ: Úc
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: New Zealand
Xuất xứ: Việt Nam