Kem chống nắng

Hiển thị 1–24 của 28 kết quả

Kem chống nắng

Hầu hết mọi người đều biết công dụng của kem chống nắng nhưng việc sử dụng kem chống nắng như thế nào là đúng cách, hiệu quả thì không hẳn ai cũng biết điều này. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách sử dụng kem chống nắng và lựa chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da.

Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng (Sunscreen) là một loại sản phẩm dùng để bôi lên da có công dụng giúp ngăn chặn các tác hại từ ánh nắng mặt trời, các loại bức xạ gây tổn hại đến da. Nhờ tác dụng hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tử ngoại (UV bao gồm UVA và UVB) của mặt trời nên giúp bảo vệ được tối ưu làn da.

Kem chống nắng: cách lựa chọn, cách dùng, phân loại, ....
Kem chống nắng

Thành phần

Thành phần trong kem chống nắng có thể là chất hữu cơ, chất vô cơ và các thành phần có nguồn gốc dược liệu.

Các chất chống nắng hữu cơ:

  • Loại kem chống nắng này thường là các chất trong công thức có các vòng thơm liên hợp với các nhóm carbonyl. Do có công thức như vậy nên chúng có khả năng hấp thụ tia UV. Ngoài ra, một số ít có khả năng phản xạ tia UV (những chất này có các nhóm màu như caroten). Các chất này thường là các thành phần tan được trong chế phẩm nên có khả năng dàn đều trên da, tạo một lớp liên tục do đó bảo vệ toàn bộ bề mặt da.
  • Tuy nhiên, một chất chống nắng hữu cơ chỉ bảo vệ được da khỏi một số tia UV nhất định và dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng. Một số chất chống nắng hữu cơ hay được sử dụng là Aminobenzoic acid, Avobenzone, Cinoxate, Dioxybenzone, Ensulizole, Meradimate,…

Các chất chống nắng vô cơ:

  • Các chất này không bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng và tia UV như các chất chống nắng hữu cơ. Chúng chống nắng nhờ khả năng phản xạ, tán xạ và một phần hấp thụ của của tia UV. Các chất này thường là các thành phần không tan trong chế phẩm, nên khả năng dàn đều và bao phủ kín bề mặt da kém hơn các chất chống nắng hữu cơ do đó một số vị trí trên da sẽ không được bảo vệ.
  • Ngoài ra các thành phần này cũng ảnh hưởng đến thể chất của chế phẩm. Các chất chống nắng vô cơ hay được sử dụng nhất là TiO2 và ZnO.

Các thành phần có nguồn gốc từ dược liệu:

Các thành phần này có ưu điểm là ít gây kích ứng, dịu với da (do là thành phần tự nhiên). Các dược liệu hay được sử dụng là chè đen (Camellia sinensis), lô hội (Aloe vera), dịch chiết nho, trà xanh…

Kem chống nắng có nguồn gốc từ dược liệu

Bảng dưới đầy minh họa một số chất chống nắng hay được sử dụng (trong các chuyên khảo của FDA về kem chống chống nắng), nồng độ sử dụng và cơ chế chống nắng của chúng.

Tên thành phần Nồng độ sử dụng Cơ chế
Aminobenzoic acid Nên đến 15% Hấp thụ UVA
Avobenzone 2-3 % Hấp thụ UVAI
Cinoxate Đến 3% Hấp thụ UVB
Dioxybenzone Đến 3 % Hấp thụ UVAII và UVB
Ensulizole Đến 4 % Hấp thụ UVB
Homesalate Đến 15 % Hấp thụ UVB
Meradimate Đến 5% Hấp thụ UVAII
Octocrylene Đến 10 % Hấp thụ UVB
Octisalte Đến 5 % Hấp thụ UVB
Oxybenzone Đến 6 % Hấp thụ UVB, UVAII
Padimate O Đến 8 % Hấp thụ UVB
Sulissobenzone Đến 10 % Hấp thụ UVAII và UVB
TiO2 2 đến 15 % Cơ chế vật lý
Trolamine salicylate Đến 12 % Hấp thụ UVB
ZnO 2- 20 % Cơ chế vật lý
Thành phần kem chống nắng
Thành phần kem chống nắng

Các thành phần khác trong kem chống nắng:

  • Các chất chống thấm nước: dầu silicon (dimethicone 350, cyclomethicon, trimethylsiloxysilicat), polyme (alkylat polyvinylpyrrolidon). Các thành phần này ngăn cho chế phẩm không bị rửa trôi khỏi da khi tác động bởi nước và hơi ẩm do đi tắm biển hoặc chảy mồ hôi. Chế phẩm được bám giữ tốt hơn và hiệu quả chống nắng được kéo dài hơn.
  • Các chất chống quang hóa: octocrylen, polyester-8. Do các chất chống nắng hữu cơ không bền và bị quang hóa dưới tác dụng của ánh sáng. Các chất này có khả năng bảo vệ các chất chống nắng hữu cơ và như vậy tăng hiệu quả và thời gian chống nắng.
  • Các chất làm mềm: các chất làm mềm hay được sử dụng như dầu khoáng, dầu thầu dầu, bơ cacao, IPM, silicon… Các chất này vừa là các thành phần pha dầu trong công thức vừa là môi trường hòa tan cho các thành phần chống nắng hữu cơ. Các chất này thân dầu nên có khả năng giữ ẩm cho da tốt, làm da căng mịn không bị khô da, nứt nẻ.
  • Các chất nhũ hóa: giảm sức căng bề mặt của 2 pha và hình thành nhũ tương. Ngoài ra, các chất nhũ hóa còn làm tăng tính thân với môi trường phân tán của các thành phần không tan (như TiO2 và ZnO), giúp chúng dễ dàng phân tán vào môi trường.
  • Các chất làm đặc: thường sử dụng các polyme và sáp. Giúp tạo thể chất và đặc tính lưu biến thích hợp cho chế phẩm. Giúp dễ dàng lấy chế phẩm và cùng đồng thời dễ thoa mỏng lên da. Ngoài ra thể chất đặc nhớt cao còn hạn chế sự sa lắng của các tiểu phân không tan đặc biệt là các chất chống nắng vô cơ.
  • Các chất tạo màng film mỏng: thường hay sử dụng là protein lúa mạch thủy phân, crospovidon, MC, polyester-7… các chất này giúp tạo lớp màng mỏng chế phẩm trên da, phân tán đều và giữ chế phẩm lâu trên da.
  • Chất chống oxy hóa: vitamin E và C. Trong công thức có các thành phần dễ bị oxy hóa nên cần thêm các chất chống oxy hóa (các thành phần có chứa nhân thơm). Ngoài ra các vitamin này còn là các chất chống già hóa cho da, giảm oxy và các gốc tự do trong da, tăng tái tạo và sản sinh tế bào.

Kem chống nắng có chứa Vitamin C

  • Các chất tạo phức chelat: như EDTA, acid citric. Vừa hiệp đồng chống oxy hóa vừa làm mềm nước cứng ngăn hình thành các kết tủa các ion trong thành phần nước cứng trên da. Giúp da không bị khó chịu kích ứng.
  • Các chất giữ ẩm: như sorbitol, glycerin và PG là các chất hút ẩm, giữ ẩm cho da, nhờ đó da căng mịn và ít nứt nẻ, thô ráp. Ngoài ra chúng còn giữ ẩm cho chế phẩm đặc biệt với các chế phẩm dạng gel- rất dễ bị mất nước.
  • Chất đẩy: sử dụng ở dạng aerosol.
  • Các chất bảo quản: hạn chế sự phát triển của các vi nấm và vi khuẩn (đặc biệt trong các sản phẩm có các cao dược liệu và gel. Các chất bảo quản hay được sử dụng là paraben (nipagin, nipasol), benzyl alcohol, methyl isothiazilinon, methyl ichloro isothiazilinon, phenoxyethanol.
  • Một số chất khác: như chất điều chỉnh pH (acid citric, TEA) tạo pH thích hợp cho chế phẩm tương thích với pH của da và hạn chế kích ứng; các chất có nguồn gốc từ tự nhiên.

Một số nghiên cứu về kem chống nắng

Tên nghiên cứu: kem chống nắng có SPF 100+ có tác dụng bảo vệ da khỏi uv cao hơn SPF 50+: kết quả từ thử nghiệm lâm sàng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, mù đôi ngẫu nhiên.

Đặt vấn đề: giá trị chống nắng tăng cường được tạo ra bằng việc sử dụng các kem chống nắng có SPF cao còn nhiều tranh cãi và thiếu các bằng chứng lâm sàng.

  • Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu để so sánh khả năng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời khi sử dụng kem chống nắng có SPF 100+ và 50+ trong điều kiện sử dụng thực tế.
  • Phương pháp nghiên cứu: có tổng cộng 199 người nam và nữ khỏe mạnh (độ tuổi lớn hơn 18) tham gia trong nghiên cứu này- nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên tiếp xúc một lần với ánh sáng tự nhiên ở Vail, Colorado. Mỗi người tham gia được bôi kem chống nắng đồng thời với hoạt động ngoài trời của họ và không sử dụng các biện pháp chống nắng khác ngoài vùng da được xử lý. Ban đỏ được đánh giá lâm sàng vào ngày hôm sau khi tiếp xúc với nắng. Hiệu quả so sánh được đánh giá thông qua việc so sánh song song các điểm cháy nắng giữa các vùng được xử lý và điểm ban đỏ được đánh giá riêng biệt cho từng vùng được bôi kem.
  • Kết quả: sau trung bình 6.1 +/- 1.3 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có khoảng 55.3 % người tham gia (110 trên tổng số 199) có nhiều ban đỏ hơn trên các vị trí được bảo vệ bởi kem chống nắng có SPF 50+ và 5 % (10 trên tổng số 199) trên các vị trí được bảo vệ bởi kem chống nắng có chỉ số SPF 100+. Sau khi tiếp xúc với ánh nắng, 40.7% người tham gia (81 trên tổng số 199) xuất hiện tăng số điểm ban đỏ (hơn 1) trên các vị trí được dùng kem chống nắng spf 50+ khi so sánh với 13.7% (27 trên tổng số 199) trên các vị trí được bảo vệ bằng kem spf 100+.

Giới hạn của nghiên cứu: việc tiếp xúc với ánh nắng trong một ngày đơn độc không thể ngoại suy đến các tác dụng có lợi của khả năng bảo vệ kéo dài.

Kết luận: kem chống nắng có chỉ số SPF 100+ là hiệu quả hơn đáng kể trong việc bảo vệ da chống lại nguy cơ cháy nắng hơn các kem có chỉ số SPF 50+ trong các điều kiện thực tế.

Lý do phải sử dụng kem chống nắng?

Nhiều người thường nhầm rằng chỉ khi nào đi ra ngoài nắng thì mới cần thoa kem còn khi ở trong nhà hoặc khi trời râm mát, lạnh, mưa thì không cần phải dùng kem chống nắng. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm, dù là thời tiết nào đi chăng nữa, đi ra ngoài đường hay ở nhà thì bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng bởi những lý do sau đây:

Kem chống nắng là kem chống già, giúp ngăn ngừa nám và lão hoá da
Kem chống nắng là kem chống già, giúp ngăn ngừa nám và lão hoá da

Kem chống nắng để phòng tia UV

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, tầng ozon mỏng dần và đã bị thủng ở nhiều nơi (tầng ozon giống như chiếc ô bảo vệ trái đất khỏi các tia tử ngoại) điều này khiến cho làn da của chúng ta ngày càng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi tia tử ngoại, dẫn đến bị các bệnh về da ngày càng tăng và chính vì vậy chúng ta phải dùng kcn để bảo vệ da. Ngoài nhận được lượng Vitamin D từ ánh nắng mặt trời thì da của chúng ta lại có nguy cơ bị các tia độc xâm nhập và gây tình trạng rối loạn da liễu.

Trên thực tế, dù trời có nắng hay không có, trời mây thì các tia tử ngoại vẫn luôn tồn tại. Có tới 90% tia UV từ ánh nắng mặt trời có khả năng xuyên qua mây và gây ảnh hưởng đến làn da. Nếu chúng ta không sử dụng kem chống nắng thì da sẽ có nguy cơ bị gây hại gấp đôi so với bình thường. Cụ thể:

  • Tia UVB có bước sóng từ 290nm đến 320nm, sẽ trực tiếp gây ra hiện tượng cháy nắng và những thay đổi có thể nhìn thấy khác trên bề mặt da của mọi người.
  • Tia UVA có bước sóng từ 320nm đến 400nm chiếm tới khoảng 95% lượng tia UV khi chiếu vào da. Tia UVA được biết đến là tác nhân nguy hiểm, được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì loại tia này không giống như tia UVB, mọi người sẽ không thể cảm nhận được những tác động đến làn da. Trong khi loại tia này thâm nhập vào da sâu hơn so với tia UVB, sẽ phá hủy dần cấu trúc da làm da mất đi sự săn chắc và đàn hồi. Đây được xem là một nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng xuất hiện các nếp nhăn trên da và cũng chính nó có thể là tác nhân chính gây ra mọi loại ung thư da.
  • Vì vậy, đôi khi bạn thấy trời râm mát nhưng thực ra tia UVA vẫn đang trực tiếp tác động đến da chúng ta, nên hãy nhớ ra đường là phải thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận dù trời nắng hay trời râm mát.

Tác dụng của tia tử ngoại lên da

  • Tia UV từ mặt trời gồm có 3 loại (theo độ dài bước sóng) là UVA, UVB và UVC. Trong đó UVC có năng lượng và bước sóng nhỏ nhất và được ngăn lại bởi tầng ozon. Còn tia UVB và UVA có khả năng đi qua tầng này với các tỉ lệ lần lượt là 5% và 95%.
  • Tia UVB: làm da bị bỏng nắng như đỏ da, rát và tăng nguy cơ gây ung thư ở da. Hậu quả của của tia UVB thường xuất hiện ngay.
  • Tia UVA: hậu quả thường xuất hiện từ từ, sau một thời gian mới thấy biểu hiện trên da. Các tia này làm sạm da, lão hóa da và làm tổn thương tế bào keratinocyte ở lớp nền và tăng nguy cơ gây ung thư da. Các tia này cũng có khả năng xuyên qua giác mạc ở mặt và gây đục nhân mắt, thoái hóa hoàng điểm.

Ngăn ngừa sự lão hóa sớm

Ai cũng mong muốn có một làn da trẻ, khỏe, sáng đều màu. Muốn có được điều này thì việc sử dụng kem chống nắng là không thể thiếu. Ánh nắng mặt trời có chứa các tia cực tím sẽ khiến cho da của chúng ta trở nên đen sạm, sần sùi hoặc nguy hiểm hơn là ung thư da. Nếu chúng ta sử dụng kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da trước các tia UV, UVA, bảo vệ da khỏi các dấu hiệu lão hóa như rãnh cười, nếp nhăn, đường nhăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người dưới 55 tuổi nếu sử dụng kem chống nắng sẽ lão hóa chậm hơn so với những người không dùng (ít hơn khoảng 24%).

Giảm thiểu rủi ro ung thư da

Việc dùng kem chống nắng mỗi ngày giúp mang lại nhiều lợi ích cho da, không chỉ giúp chúng ta làm đẹp mà còn giúp làm giảm thiểu nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư da, đặc biệt là u hắc tố. Đây được xem là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của nhiều chị em phụ nữ, nhất là trong độ tuổi 20.

Ngăn ngừa được tình trạng cháy nắng và ung thư da

Cháy nắng (Sunburn) hay ăn nắng là tình trạng tổn thương xảy ra trên bề mặt da do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời gây nên, sự tấn công lặp đi lặp lại của các tia UVB sẽ làm cho da trở nên suy yếu hơn, da sẽ bị sưng đỏ, ngứa ngáy,… Vì vậy, việc bôi kem chống nắng là rất quan trọng, được nhiều chuyên gia da liễu vẫn khuyên dùng.

Phân loại kem chống nắng

Kem chống nắng kết hợp các thành phần khác nhau để giúp ngăn chặn tia UV làm hỏng làn da của bạn. Hiện tại có hai loại kem chống nắng phổ biến là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Tuy nhiên, hai loại này khác nhau như thế nào? loại nào tốt hơn? Hãy cùng chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé.

Kem chống nắng vật lý ( sunblock hoặc physical sunscreen) Kem chống nắng hóa học
Định nghĩa Là kem chống nắng vô cơ, trong công thức sản phẩm thường có các thành phần như titanium dioxide và zinc oxide. Là kem chống nắng hữu cơ, trong bảng thành phần có chứa avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Cơ chế tác dụng Theo cơ chế phản xạ tức là khi ánh nắng chiếu đến da thì sẽ bị phản xạ ngược lại mà không thể đi xuyên qua và hấp thụ vào da. Theo cơ chế hấp thụ, hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da bằng cách hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hóa tia tử ngoại thành nhiệt, an toàn và không làm tổn hại đến da.
Ưu điểm Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng có quang phổ rộng, có thể bảo vệ được làn da của bạn chống lại cả tia UVA và UVB.

Thường không gây kích ứng cho da, những người có làn da nhạy cảm sử dụng loại kem chống này rất phù hợp.

Thẩm thấu ngay vào trong da mà không cần chờ đợi.

Khá an toàn, lành tính và có thể dùng được cho làn da trẻ em.

  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, lỏng, nhẹ, dễ thấm vào da mà không để lại vệt trắng trên da.
  • Tia UV khó xâm nhập vào da do loại kem chống nắng này thấm vào da tốt nên không tạo ra các khoảng không gian giữa các phần tử chống nắng.
  • Bảng thành phần hóa học nên có thể dễ dàng bổ sung các thành phần dưỡng da trong loại kem chống nắng này như: peptide và enzyme,.. Vì thế, loại kem chống nắng này vừa có thể chống nắng và dưỡng da.
Nhược điểm
  • Kem chống nắng vật lý thường có kết cấu dày, tại vệt trắng sau khi thoa kem và lên tông da khá rõ nên loại kem này sẽ không thích hợp cho những ai có làn da ngăm đen.
  • Khi đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì rất dễ bị trôi. Vì thế những người thường xuyên phải hoạt động ở ngoài trời thì cần chú ý phải bôi lại kem chống nắng thường xuyên.
  • Phải sử dụng đủ nhiều và chính xác để bảo vệ da tốt nhất vì các tia tử ngoại UV có thể xâm nhập vào da ở giữa các mảng kem.
  • Thời gian kem thẩm thấu vào da lâu, thường khoảng 20-30 phút nên thường khá bất tiện.
  • Những người có làn da khô hay nhạy cảm thì khi sử dụng loại kem chống nắng này có khả năng gây kích ích cao hơn so với loại kem chống nắng vật lý.
  • Thời gian trên lưu trên da ngắn, thường sau 2-4 giờ kem đã trôi nên cần phải bôi lại.
  • Với người da nhờn thì kem chống nắng hóa học có thể làm bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến bị mụn.
Nên lựa chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hoá học, loại nào tốt hơn?
Nên lựa chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hoá học, loại nào tốt hơn?

Yêu cầu chất lượng kem chống nắng

  • Có khả năng chống nắng: bảo vệ da khỏi cả các tia UVA, UVB và có khả năng kháng nước
  • Dịu với da và có khả năng giữ ẩm, tạo cảm giác mát dễ chịu cho da khi bị bỏng nắng.
  • Có khả năng bám dính và trải rộng trên da.
  • Các thành phần phải không độc và không gây kích ứng hay dị ứng cho da
  • Có khả năng ổn định trong thời gian dài, ổn định dưới các tác động của nhiệt độ và tia tử ngoại.
  • Cần có thể chất đẹp và đồng nhất.
  • An toàn cho da.

Những sai lầm hay mắc phải khi sử dụng kem chống nắng

Nguyên nhân tại sao sử dụng kem chống nắng mà không hiệu quả, da vẫn đen mà có khi còn hại da hơn. Dưới đây là 5 sai lầm mà mọi người thường hay mắc phải khi sử dụng kem chống nắng.

Chọn chỉ số SPF quá cao

SPF là gì? SPF là viết tắt của yếu tố chống nắng. Chỉ số này cho bạn biết tia UVB của mặt trời sẽ mất bao lâu để làm đỏ da của bạn nếu bạn thoa kem chống nắng chính xác theo chỉ dẫn so với lượng thời gian không có kem chống nắng. 1 SPF có thể giúp bảo vệ da của bạn dưới nắng mặt trời khoảng 10-15 phút. Vì vậy, nếu bạn sử dụng sản phẩm SPF 30 đúng cách, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn 30 lần để đốt cháy so với khi bạn không sử dụng kem chống nắng.

Ý nghĩa chỉ số kem chống nắng
Ý nghĩa chỉ số kem chống nắng

Không có loại kem chống nắng nào có thể chắc chắn bảo vệ được làn da 100% khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời. Thậm chí chỉ số SPF quá cao thì kem chống nắng lưu lại trên da sẽ càng lâu dễ khiến da bí bách, bít tắc lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, làm da nhanh bị lão hóa hơn.

Những loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao thường là những loại kem chống nắng có chỉ số bảo vệ tia UVA thấp hơn so với tia UVB. Kem chống nắng tốt thì cần phải có tỷ lệ chuẩn giữa bảo vệ tia UVA và UVB. Tỷ lệ giữa UVA và UVB là 1 : 1⁄3. Vì thế, quan niệm của nhiều người rằng sử dụng kem chống nắng có SPF cao thì sẽ càng tốt là quan niệm sai, thực chất da khi đó chưa chắc đã được bảo vệ một cách đầy đủ.

  • Công thức tính tỷ lệ % bảo vệ tia UVB = (1 – 1/(chỉ số SPF)x100
  • Ví dụ: Chỉ số SPF 50 có thể bảo vệ được khoảng 98% lượng tia UVB tác động lên da.

Chỉ số SPF thể hiện khả năng chống nắng của TIA UVB, để bảo vệ da khỏi sự tấn công của tia UVA thì cần phải quan tâm đến cả chỉ số PA (Protection Grade of UVA). Thông thường chỉ số chống tia UVA được thể hiện bằng các ký hiệu như: PA/ PPD/ hay UVA khoanh tròn bên ngoài/ hoặc chữ “Broad spectrum” (tức là khả năng bảo vệ phổ rộng). Trong đó:

  • PA + tương đương PPD từ 2 – 4, có khả năng chống từ 40% – 50% tia UVA.
  • PA ++ tương đương PPD từ 4 – 8, và có khả năng chống từ 50% – 70% tia UVA.
  • PA +++ tương đương PPD từ 8 – dưới 16, có khả năng chống từ 70% – 90% tia UVA.
  • PA ++++ tương đương PPD từ 16 trở lên, có khả năng chống trên 90% tia UVA.

Do vậy SPF 30 – 50 là mức được khuyến cáo nên dùng. Đồng thời chỉ số PA giúp bảo vệ tia UVA cũng rất quan trọng (nên chọn PA từ 3+ trở nên) kết hợp che chắn kĩ để bảo vệ da tốt.

Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao (trên 60) chỉ nên sử dụng ở vùng da đặc biệt như đang điều trị nám hoặc dị ứng ánh nắng. Không có loại kem chống nắng nào có thể chắc chắn bảo vệ được làn da khỏi 100% tác động của tia UVB, bạn nên có thêm những phương pháp chăm sóc da khỏi tia nắng như chống nắng bằng các vật che chắn bên ngoài nữa nhé. Lưu ý: với chỉ số SPF càng lớn thì kem lưu lại càng lâu và có nguy cơ bít tắc tổn thương nhiều hơn.

Chọn kem chống nắng không phù hợp với da

Việc lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với da rất quan trọng. Nếu chọn sai loại kem sẽ chẳng những không đem lại hiệu quả mà còn làm cho da bị kích ích, thêm tổn thương.

Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp với da bạn
Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp với da bạn

Sẽ có một số trường hợp đặc biệt như da rất nhạy cảm, khô mà dùng những loại kem chống nắng có cồn thì sẽ dễ làm da kích ứng, hay da dầu lại chọn các sản phẩm dạng cream có thành phần dễ bít tắc sẽ lại càng khiến da bị bí,… Trước khi chọn loại kem chống nắng nào hãy hiểu làn da của mình trước để nhanh chóng tìm được loại chân ái nhé!

Chỉ bôi kem chống nắng khi đi ra nắng

Da có thể chịu tác động kể cả trong thời tiết bình thường chứ không thiết phải là khi có nắng. Khi trời không nắng cũng vẫn có tia UV và tia UV vẫn có thể xuyên qua mây tác động đến da của chúng ta.

Hoặc khi ở trong nhà làm việc các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại,… vẫn phát ra tia UV. Kem chống nắng không chỉ chống nắng không thôi, mà nó còn chống lại những tác nhân gây hại khác từ môi trường, cụ thể là khói bụi, bức xạ nhiệt và ánh sáng xanh, tia UV không chỉ tồn tại duy nhất trong ánh nắng, mà chúng có cả trong ánh đèn ( đèn huỳnh quang, đèn màn hình máy tính, đt, đèn chiếu sáng). Ánh sáng đèn khiến da ta dễ bị khô sắc tố, kèm nhiệt nữa da khô nhanh cực, đối với bạn nào da dầu thì tuyến dầu sẽ kích thích mạnh hơn. Vì thế, trong quy trình chăm sóc da hàng ngày hay skincare hàng ngày thì kem chống nắng được xem là vật bất ly thân, không thể thiếu.

Ngoài ra một điều nữa mà nhiều người gặp phải đó là khi đi du lịch, đi biển thường ra đến bãi biển mới bôi kem chống nắng thì trên đường đi đến đó da bạn đã tiếp xúc với ánh nắng khá lâu rồi. Chính vì vậy, mọi người nên bôi kem chống nắng sớm một cách chủ động hơn.

Bôi quá ít kem chống nắng

Nhiều người sợ việc bôi kem chống nắng sẽ khiến da bí bách, lên mụn nên lượng kem ít khiến cho da không được bảo vệ tốt, thậm chỉ số SPF của sản phẩm chưa được phát huy. Ví dụ bạn chọn SPF 30 nhưng vì bôi quá mỏng nên có thể chỉ đạt mức bảo vệ của SPF thấp hơn.

Lượng dùng kem chống nắng đạt hiệu quả là ở mức khoảng 2 miligam sản phẩm cho mỗi một centimet vuông da. Nghĩa là để bôi trọn vẹn khuôn mặt, trung bình chúng ta cần khoảng 0.5-1g.

Bôi lại kem chống nắng sau 2- 4 giờ một lần, và mỗi lần bôi bạn chỉ cần dùng toner lau qua rồi dùng lượng kem chống nắng mới là được. Hoặc nếu da khô thoáng có thể bôi chồng lên lớp cũ với lượng bằng 1/2 – 2/3 so với ban đầu thôi là đảm bảo.

Không bôi kem chống nắng ở khắp khuôn mặt

Không bôi kem chống nắng những vị trí quan trọng như mắt, môi (môi có thể chọn các loại son dưỡng có SPF),….Vị trí da xung quanh mắt mỏng và nhạy cảm lại không được che chắn bởi khẩu trang nên nếu cả không dùng kem chống nắng thì sẽ dễ bị thâm sạm và lão hóa sớm, nếp nhăn do nheo mắt khi đi nắng,…

Với vùng da quanh mắt có thể chọn cho mình thêm 1 chiếc kính râm để ra nắng không phải nheo mắt.

Không tẩy trang vào cuối ngày khi dùng kem chống nắng

Phần lớn các chị em đều cho rằng chỉ khi nào trang điểm mới cần thiết tẩy trang. Tuy nhiên các chất hóa học chứa trong KCN sẽ không hề dễ dàng loại bỏ hay làm sạch hoàn toàn bằng sữa rửa mặt, toner hay nước hoa hồng thông thường. Việc tẩy trang sạch không chỉ hạn chế bít tắc lỗ chân lông gây mụn, còn giúp da dễ dàng hấp thụ dưỡng chất ở các bước dưỡng tiếp theo.

Những sai lầm thường gặp phải khi sử dụng kem chống nắng
Những sai lầm thường gặp phải khi sử dụng kem chống nắng

Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da

Mỗi người sẽ có một làn da khác nhau thì có thể loại kem chống nắng phù hợp với người này nhưng chưa hẳn đã phù hợp với người kia, vậy nên chọn kem chống nắng thế nào? Đặc biệt những người có làn da nhạy cảm và dễ bị lên mụn thì cần lưu ý hơn vấn đề này.

  • Da nhạy cảm: những người có làn da này có lẽ là đối tượng khó lựa chọn các sản phẩm mỹ phẩm nhất, dễ bị dị ứng nếu như sử dụng không đúng loại. Nếu da nhạy cảm bạn nên lựa chọn những loại kem chống nắng không chứa acid paraaminobenzoic (PABA) và oxybenzone (không lựa chọn kem chống nắng hoá học), mà hãy lựa chọn những loại kem chống nắng có chứa các thành phần như titanium dioxide và zinc oxide. Đặc biệt trước khi mua hay dùng thì hãy thử trước trên cổ tay.
  • Da nhờn, da dầu: nên lựa chọn những loại kem chống nắng có ghi trên bao bì là ‘oil-free‘ hoặc ‘non-comedogenic‘ (không gây mụn) hoặc những sản phẩm ở dạng gel, dạng xịt sẽ tránh được sự bí bách cho da, tăng khả năng thẩm thấu hơn. Đặc biệt cần lưu ý với loại da này, mọi người không nên lựa chọn những sản phẩm có chất kem dày bám trên mặt, kem sẽ không thấm được vào da gây loãng lỗ trên da.
Top 3 kem chống nắng dành cho da dầu, da nhạy cảm
Top 3 kem chống nắng dành cho da dầu, da nhạy cảm
  • Da dễ bị nổi mụn hoặc làn da khô: Những người có làn da khô rất dễ bị lão hoá và xuất hiện các nếp nhăn nhanh hơn nếu thường xuyên chịu tác động dưới tia UV. Vì vậy, nếu có làn da khô bạn nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chứa các dưỡng chất giúp cung cấp ẩm. Da dễ nổi mụn thì hãy lựa chọn kem chống nắng dạng xịt hoặc phun sương vì những loại này khi sử dụng sẽ khiến da mặt dịu nhẹ, thông thoáng, da sẽ không bị bít tắc gây mụn. Làn da khô trước khi thoa kem chống nắng, mọi người cần thêm một lớp kem dưỡng sẽ giúp bảo vệ làn da tốt nhất.
  • Da hỗn hợp: phần lớn mọi người có làn da hỗn hợp, thường đổ dầu ở vùng chữ T còn vùng chữ U là da thường hoặc da khô. Một số ít còn lại thì ngược lại. Việc chọn kem chống nắng cho làn da hỗn hợp có lẽ là việc khó vì nếu chọn loại kem chứa nhiều dưỡng ẩm thì có lẽ tốt cho vùng da khô (mịn màng, ngậm nước) nhưng với vùng da dầu thì lại không ổn vì sẽ khiến cho lỗ chân lông ở vùng đó bị bít tắc do dầu thừa làm nổi mụn. Còn nếu bạn lựa chọn những loại kem chống nắng có khả năng kiểm soát dầu tốt thì lại khiến cho vùng da khô cảm thấy căng tức, khó chịu cả ngày. Nên lựa chọn những loại kem chống nắng sau: Non-comedogenic, không chứa dầu Oil-free, không mùi hương Fragrance-free, the broad-spectrum (có phổ rộng), chất kem mỏng nhẹ cho da.
  • Ngoài ra, có thể tùy theo sắc tố da của mỗi người mà sử dụng chỉ số SPF sao cho cho phù hợp. Với làn da càng sáng màu, càng dễ bắt nắng thì nên chọn loại chỉ số cao hơn làn da sậm màu.

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Nên dùng kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm
Nên dùng kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm

Với những người cần trang điểm

Nhiều người phân vân nếu như trang điểm thì kem chống nắng nên được thoa khi nào là tốt? Kem chống nắng sẽ cần được bôi trước khi mọi người makeup. Đầu tiên, bạn sẽ cần thoa một lớp kem dưỡng ẩm trước khi chuẩn bị cho một lớp kem và phấn dày trên mặt, vỗ đều để kem hấp thu vào da tốt hơn. Kem dưỡng ẩm được thoa trước khi thoa kem chống nắng bởi lý do kem chống nắng có công dụng như một lớp màng sẽ phủ ngoài da giúp ngăn chặn tia UV xâm nhập vào da. Do đó nếu như thoa sau kem chống nắng sau sẽ làm ngăn chặn các dưỡng chất thẩm thấu vào da. Sau khi thoa kem chống nắng, bạn đợi tầm 5 phút, sau đó tiến hành makeup.

Lựa chọn kem chống nắng dùng khi trang điểm:

  • Mọi người nên ưu tiên lựa chọn những loại kem chống nắng phù hợp với da của mình. Trên thị trường có đủ loại kem chống nắng cho da khô, da hỗn hợp đến da dầu.
  • Nhiều người khi chọn kem chống nắng muốn tìm một loại có thể giúp nâng tone da. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý loại phấn bạn dùng khi trang điểm có phù hợp với không.
  • Hãy lựa chọn kem chống nắng hoá học nếu như da của bạn không nhạy cảm. Lý do nếu sử dụng kem chống nắng vật lý thì sau khi dùng nó sẽ để lại lớp mờ đục trên da gây ảnh hưởng đến lớp nền makeup.
  • Mọi người nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 và PA++ trở lên để có thể bảo vệ da tốt hơn.
Những loại kem chống nắng nâng tone không cần makeup
Những loại kem chống nắng nâng tone không cần makeup

Kem chống nắng dùng khi đi bơi

Khi đi bơi, làn da của mọi người sẽ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ ngoài bãi tắm cũng sẽ cao hơn nên kem chống nắng sử dụng sẽ có một số yêu cầu cụ thể sau:

  • Do mọi người có thể bơi trong một thời gian dài nên cần lựa chọn những loại kem chống nắng có phổ rộng để đảm bảo làn da được bảo vệ trước cả tia UVA ,UVB.
  • Nước ở hồ bơi hay nước biển có thể sẽ khiến cho da nhạy cảm hơn nên đừng lựa chọn những loại kem chống nắng dễ gây kích ứng da. Nếu những loại kem bạn dùng gây kích ứng nhẹ thì khi đi bơi nó có thể nặng hơn.
  • Lựa chọn kem chống nắng chống nước là cần thiết. Ở dưới nước biển lâu, nước hồ bơi có chứa chất tẩy rửa nếu như khả năng chống nước kém sẽ làm trôi đi lớp kem chống nắng.
  • Bình thường mọi người nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Nhưng khi đi bơi ở biển thì cần lựa chọn chỉ số SPF cao hơn do thời gian bạn ở ngoài trời sẽ lâu hơn.
  • Lựa chọn các kem chống nắng có chỉ số PA++ trở lên khi bơi ở hồ bơi và nên lựa chọn kem chống nắng PA+++ trở lên khi bơi ngoài biển do nắng ở biển thường gắt hơn nhiều so với đất liền.
  • Thời gian bôi kem chống nắng: Luôn chú ý chủ động việc bôi kem 15-30 phút trước khi ra ngoài. Việc bôi trước sẽ giúp kem được thẩm thấu vào da để mang lại tác dụng tốt nhất.
Đi biển nên lựa chọn kem chống nắng nào?
Đi biển nên lựa chọn kem chống nắng nào?

Giải đáp một số câu hỏi xoay quanh việc dùng kem chống nắng

Tìm hiểu một số chỉ số kem chống nắng

Chỉ số SPF: Là bội số giữa thời gian bảo vệ da khi sử dụng kem chống nắng với không sử dụng trong cùng điều kiện tác động của tia UV.

Chỉ số SPF chỉ phản ánh khả năng chống lại tia UVB mà không thể hiện khả năng chống tia UVA cho da.

Vì các chế phẩm chống nắng thường không lưu giữ được lâu trên da nên dù chế phẩm có SPF cao cũng vẫn cần sau 2 h thoa lại chế phẩm khi ra ngoài nắng.

Chỉ số PPD (Nhật Bản): chỉ số này có phản ánh được khả năng chống lại các tia UVA của chế phẩm. Do đó phản ánh khả năng chống sạm da.

Chỉ số UVAPF (chỉ số của EU): yêu cầu UVAPF >= 1/3 SPF.

PA (Nhật Bản): chỉ số này phân chia thành 3 cấp độ chống tia UVA: PA+ (2-4), PA ++ từ 4-8 và PA+++ lớn hơn 8.

Tình trạng dùng kem chống nắng bị lên mụn, biện pháp khắc phục

Dùng kem chống nắng lên mụn có thể là do chọn chưa đúng loại kem chống nắng cho type da của mình. Nếu chưa hiểu rõ về các loại kem chống nắng thì chị em hãy để ý đến nhãn sản phẩm sẽ có hướng dẫn xem dùng cho da nào. Thông thường da dầu dễ lên mụn thì chú ý những sản phẩm thường dành cho da này hay có câu “for oily skin”; “oil free”; “Non-comedogenic”.

Hãy chú ý làm sạch da kỹ và đều đặn:

  • Dùng kem chống nắng mà không làm sạch tốt vẫn có thể khiến da dễ lên mụn dù là đã chọn kem chống nắng phù hợp với da.
  • Và nhớ là thực hiện thao tác đúng cách nữa nhé: Hãy bóp nước tẩy trang đẫm 1 chút để tránh chà xát mạnh gây rát da và lau cả những vùng rìa tóc, quai hàm để làm sạch tốt hơn.

Những làn da nhạy cảm và dùng treatment nhiều hãy tránh các thành phần dễ gây kích ứng như: cồn khô đầu bảng, nhiều hương liệu hay nhiều loại tinh dầu hoặc ưu tiên dùng các loại kem chống nắng vật lý vì chúng dịu da và lành tính hơn. Và khi bôi lại kem chống nắng chị em chú ý nếu da khô thoáng (ở trong nhà ít tiếp xúc bụi bặm) thì có thể bôi đè lên lớp cũ, còn da dầu mà ở ngoài thì nên làm sạch da nhẹ nhàng với lau tẩy trang – toner hoặc lau bằng toner trước.

Dùng các sản phẩm mỹ phẩm với nhiều chỉ số chống nắng khác nhau thì làm sao biết được da đang được bảo vệ ở chỉ số bao nhiêu?

Cần chú ý chỉ số SPF sẽ không được cộng dồn lại với nhau khi mọi người thoa hai loại kem chống nắng. Chỉ lấy một chỉ số cao nhất. Chẳng hạn: mọi người thoa kem nền có chỉ số là SPF 20 trong khi phấn phủ là SPF50 thì chỉ số chống nắng cho da lúc đó là 50.

Liệu nắng có xuyên được qua quần áo không?

Câu trả lời là có thể. Mỗi một loại quần áo sẽ có tác dụng chống nắng khác nhau, được gọi là chỉ số UPF (Ultraviolet Protection Factor). Khi chỉ số UPF càng cao thì khả năng hấp thụ tia tử ngoại sẽ càng lớn; điều này sẽ có lợi, da càng được an toàn. Ví dụ: quần áo có UPF 60 nghĩa là chỉ 1/60 lượng tia tử ngoại xuyên qua được.

Chỉ mặc quần áo liệu có thể chống nắng, bảo vệ da được không?
Chỉ mặc quần áo liệu có thể chống nắng, bảo vệ da được không?

Quần áo có khả năng bảo vệ da theo cả 3 cách sau đây:

  • Chất liệu vải có thể ngăn cản tia UV.
  • Màu sắc quần áo có thể hấp thụ hoặc phản xạ tia tử ngoại.
  • Một số hóa chất trên quần áo có thể hấp thụ tia UV.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách lựa chọn cũng như sử dụng kem chống nắng của chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng rằng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc làn da của mình.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Linda Hagen-Miller, The Meaning of SPF and Everything Else You Need to Know About Sunscreen, Heathline, đăng ngày 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  2. Slide bài giảng học phần “mỹ phẩm”- PGS.TS Vũ Thị Thu Giang
  3. “Sách thực tập bào chế”- Bộ môn bào chế- Trường Đại học Dược Hà Nội- bài 2 “kem chống nắng”.
  4. SPF 100+ sunscreen is more protective against sunburn than SPF 50+ in actual use: Results of a randomized, double-blind, split-face, natural sunlight exposure clinical trial, Pubmed, truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôiĐóng gói: Lọ 30ml

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 4.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 tuýp 50ml

Xuất xứ: Pháp

Kem chống nắng

Inner Sun Vita Collagen

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềm Đóng gói: Hộp 60 viên

Xuất xứ: Hàn Quốc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem chống nắngĐóng gói: Tuýp 100ml

Xuất xứ: Hàn Quốc

Được xếp hạng 4.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 lọ 50ml

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 4.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 lọ 70ml

Xuất xứ: Hàn Quốc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
450.000 đ
Dạng bào chế: Kem bôi Đóng gói: Tuýp 40ml

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôi Đóng gói: Tuýp 40ml

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôi Đóng gói: Tuýp 30ml

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 4.00 5 sao
550.000 đ
Dạng bào chế: Kem bôi da Đóng gói: Tuýp 40ml

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 4.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôi Đóng gói: Tuýp 40ml

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
685.000 đ
Dạng bào chế: Kem bôi Đóng gói: Tuýp 30 ml

Xuất xứ: Pháp

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem bôi daĐóng gói: Tuýp 50g

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 4.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem chống nắngĐóng gói: Hộp 1 tuýp 50ml

Xuất xứ: Hàn Quốc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Xịt phun sươngĐóng gói: Chai 184g

Xuất xứ: Mỹ

Kem chống nắng

Murad Bright & Even Supplement

Được xếp hạng 5.00 5 sao
1.100.000 đ
Dạng bào chế: viên nang cứngĐóng gói: Hộp 60 viên

Xuất xứ: Mỹ

Kem chống nắng

Sunplay Super Cool

Được xếp hạng 5.00 5 sao
97.000 đ
Dạng bào chế: Sữa chống nắngĐóng gói: Lọ 30 ml

Xuất xứ: Việt Nam

Kem chống nắng

Heliocare Ultra

Được xếp hạng 5.00 5 sao
1.000.000 đ
Dạng bào chế: viên nang cứngĐóng gói: Hộp 30 viên

Xuất xứ: Tây Ban Nha

Kem chống nắng

UV Collagen White

Được xếp hạng 5.00 5 sao
320.000 đ
Dạng bào chế: viên nang cứngĐóng gói: Gói 60 viên

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Kem Đóng gói: Hộp 1 tuýp 50 ml

Xuất xứ: Hàn Quốc

Kem chống nắng

Kem chống nắng Bihaku

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Hộp 1 tuýp

Xuất xứ: Nhật Bản

Kem chống nắng

Aricamun Sunscreen

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: KemĐóng gói: Tuýp 50 gam

Xuất xứ: Việt Nam

Kem chống nắng

Heliocare Oral Capsules

Được xếp hạng 5.00 5 sao
0 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên nang cứng

Xuất xứ: Tây Ban Nha

Kem chống nắng

Peron Sun Screen Cream

Được xếp hạng 5.00 5 sao
230.000 đ
Dạng bào chế: Kem bôi ngoài daĐóng gói: Hộp 1 tuýp 50 ml

Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ