Ho và cảm
Tổng quan về ho và cảm
Hàng năm nhiều người phải đi khám rất nhiều lần vì nguyên nhân ho và cảm. Thực chất những tình trạng trên là do đường hô hấp của người đó bị nhiễm trùng. Mà nhiễm trùng đường hô hấp lại thường gặp ở các bệnh nhân đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm hay các trường hợp bệnh khác có liên quan đến hô hấp.
Ho có đờm
Cảm lạnh là do cơ thể con người đang bị nhiễm virus mà phổ biến là virus thuộc chủng Rhinovirus. Những triệu chứng của cảm lạnh đó là bệnh nhân bị ngạt mũi, người uể oải và mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ, nước mũi chảy ra không kiểm soát, cảm giác người hơi ớn lạnh và đặc biệt là nguyên nhân chính gây ra ho có đờm.
Ho có đờm có đặc điểm là tạo ra dịch nhầy cũng như đàm để giúp làm sạch phổi, nơi mà đang bị virus cảm tấn công. Khi đường hô hấp bị xâm nhập bởi các dị vật thì đường hô hấp sẽ tiết ra dịch nhầy để loại bỏ dị vật đó ra khỏi đường thở.
Ngoài ra ho có đờm còn xuất hiện ở các bệnh nhân bị viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen suyễn hoặc là viêm phổi.
Ho khan
Nguyên nhân chính dẫn đến cảm cúm đó là các loại virus như cúm A hay chủng virus cúm B. Khác với cảm lạnh thì cảm cúm có phần kéo dài hơn và cần phải điều trị lâu hơn chút. Và ho khan cũng xuất phát phần lớn từ tình trạng cảm cúm.
Ho khan có đặc điểm là không tạo ra chất nhầy hay đàm. Chúng vẫn có thể còn kể cả khi các triệu chứng khác của bệnh cảm đã hết. Ở nhiều trường hợp ho khan đã kéo dài đến hơn 2 tháng mà vẫn không hết. Bởi do đường thở của bạn sau khi khỏi ốm vẫn còn bị kích ứng. Ho khan đòi hỏi phải được điều trị trong một thời gian dài và người bệnh cũng phải kiên trì thì mới có thể cải thiện được.
Ho khan còn có thể gặp ở các bệnh nhân bị dị ứng, người bị suy hô hấp cấp, hen suyễn gây ra ho và thở khò khè hoặc gần đây là Covid-19.
Điều trị ho và cảm
Với ho khan và ho có đờm thì lại có những cách điều trị và sử dụng thuốc khác nhau.
Điều trị ho có đờm
Trong điều trị ho có đờm thì có thể sử dụng 2 loại thuốc là thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm.
- Thuốc long đờm với cơ chế làm cho đường thở tiết ra nhiều dịch hơn, khiến cho cục đờm hay nhầy đang ở trạng thái tích tụ bị loãng ra, từ đó người bệnh có thể dễ dàng loại bỏ chất nhầy ra bằng cách ho. Một số thuốc dùng để long đờm thường được dùng như: thuốc có chứa guaifenesin hoặc terpin,…
Thuốc | Liều dùng | |
Người lớn | Trẻ em | |
Guaifenesin | Cách mỗi 4 giờ thì dùng khoảng 200 – 400mg | Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Mỗi 4 giờ dùng 100mg.
Trẻ từ 6 – 11 tuổi: Mỗi 4 giờ dùng 100 – 200mg. Trẻ trên 12 tuổi dùng giống người lớn. |
Terpin | Uống 200mg mỗi lần, ngày uống 2-3 lần. | Trẻ từ 5 -15 uống mỗi lần 100mg, ngày uống 1-3 lần.
Trên 15 tuổi giống người lớn. |
- Thuốc tiêu đờm có cơ chế là bẻ gãy cấu trúc vốn có của đờm hay chất nhầy, khiến chúng bị bớt đặc hơn, từ đó người bệnh cũng dễ dàng loại bỏ bằng cách ho. Một số thuốc phổ biến để tiêu đờm như: acetylcystein hoặc bromhexin,…
Thuốc | Liều dùng | |
Người lớn | Trẻ em | |
Acetylcystein | Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 200mg. Có thể gộp thành 1 liều 600mg. | Từ 2 – 7 tuổi: Ngày 3 lần mỗi lần 100mg hoặc ngày 2 lần mỗi lần 200mg.
Trên 7 cho dùng liều người lớn. |
Bromhexin | Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 8 -16mg. | Từ 2 – 10 tuổi: Ngày 3 lần mỗi lần 4 – 8mg.
Trên 10 tuổi dùng liều người lớn. |
Điều trị ho khan
Ho khan cần phải được điều trị kiên trì và lâu dài hơn so với ho có đờm. Cách để điều trị ho khan là sử dụng thuốc có chứa dextromethorphan, hoặc có thể sử dụng các dạng viêm ngậm có chứa mật ong, bạc hà,… để làm dịu họng. Các thuốc này sẽ giúp cho họng của bạn không còn dễ bị kích ứng, sử dụng lâu dài để điều trị dứt điểm.
Thuốc | Liều dùng | |
Người lớn | Trẻ em | |
Dextromethorphan | Mỗi 6 – 8 tiếng dùng 20 – 30mg. Ngày không quá 120mg. | Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Cách 4 giờ thì dùng 5mg. Không quá 30mg 1 ngày.
Trẻ từ 7 – 12 tuổi Cách 4 giờ uống 10mg. Ngày không nhiều hơn 60mg. Trên 12 tuổi dùng như người lớn. |
Lưu ý khi sử dụng thuốc ho và cảm
- Đối với từ loại thuốc thì trẻ dưới 2 tuổi hoặc 4 tuổi không được sử dụng.
- Không sử dụng chung thuốc điều trị ho có đờm với thuốc kháng histamin, vì sẽ cản trở loại bỏ dịch nhầy.
- Khi dùng thuốc thì nên dùng nhiều nước để tăng hiệu quả làm loãng đờm và dịu họng.
- Đối với trị ho khan thì cần phải kiên trì, nhớ thường xuyên dùng thuốc thì mới có thể khỏi bệnh.
- Người bị loét dạ dày tá tràng thì không nên sử dụng để tránh làm ảnh hưởng thêm đến dạ dày.
Nguồn tham khảo
1. Megan Soliman, Dry Cough: What Causes It and How Do You Treat One?, Healthline. Truy cập ngày 07/10/2022.
2. Judith Marcin, What Illnesses or Conditions Cause Wet Cough, and How Do I Treat It in Myself or My Child?, Healthline. Truy cập ngày 07/10/2022.
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Mỹ
Xuất xứ: Germany
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Australia
Xuất xứ: Australia
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Việt Nam
Xuất xứ: Trung Quốc