CHĂM SÓC RỐN VÀ XỬ TRÍ CÁC TÌNH TRẠNG CỦA RỐN.

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

cắt rốn

Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh xin chia sẻ về cách chăm sóc rón và xử trí các tình trạng của rốn.

Khi trẻ sinh ra, dây rốn – nơi lưu thông máu giữa thai và rau bị kẹp và cắt. Trong tuần đầu sau sinh, phần gốc rốn còn lại sẽ rụng và tạo nên rốn ở trẻ.

Nhiễm trùng, thoát vị, u hạt, và dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở rốn và là những tình trạng khá thường gặp trong giai đoạn sơ sinh.

1. GIẢI PHẪU

Dây rốn

Dây rốn gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, được bao quanh bởi các mô gelatin được gọi là thạch.

Độ dày

Khi sinh, đường kính và chu vi trung bình của dây rốn ở trẻ đủ tháng bình thường là 1.5 và 3.6 cm. Cả dây rốn dày hay mỏng thì đều làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh lý.

Chiều dài

Chiều dài dây rốn trong thời kỳ bào thai trung bình là 32 cm ở tuần thứ 20 đến 60 cm ở thời điểm đủ tháng. Trong mỗi nhóm tuổi thai thì chiều dài cũng có sự khác biệt ở mỗi thai. Ví dụ, ở trẻ đủ tháng sinh từ tuần 40-41 thì chiều dài dây rốn dao động từ 35-80 cm. Mặc dù chiều dài dây rốn không ảnh hưởng đến dòng máu của thai nhưng cả dây dài và ngắn đều có liên quan đến các biến chứng.

* Với dây rốn dài thì tăng nguy cơ của thắt nút dây rốn, dây rốn quấn cổ, sa dây rốn, huyết khối và tử vong thai nhi.

* Dây rốn ngắn (<35 cm) có liên quan đến bong rau thai và phát triển bất thường. Dây ngắn và không xoắn có liên quan đến thai chậm phát triển và giảm hoạt động, có thể xảy ra ở những thai có bất thường nghiêm trọng ở thần kinh và cơ xương.

Sự xoắn

mạch rốn dài hơn dây rốn nên thường gặp mạch xoắn và uốn bên trong dây rốn. Sự xoắn của dây rốn được cho là để bảo vệ sự cung cấp máu khỏi các gián đoạn cơ học.

Mặc dù cơ chế xoắn thì chưa rõ nhưng cả ít và tăng xoắn quá mức đều liên quan đến các biến chứng.

Rốn

Rốn bao gồm 3 vùng:

  1. Núm – vùng trung tâm của chỗ lõm xuống.
  2.  Sẹo – Sẹo dày, đánh dấu điểm giao giữa trung bì phía trong và ngoài thai nhi.
  3.  Đường viền.

Kết hợp 3 yếu tố này tạo nên hơn 60 biến thể giải phẫu bình thường.

Rốn nằm ở giữa đường nối đỉnh 2 xương chậu. Rốn nằm thấp hơn bình thường ở những bệnh nhân loạn sản sụn, di chuyển lên trên trong thời gian mang thai, xuống thấp ở bệnh nhân cổ chướng (dấu hiệu Tanyol).

2. PHÔI THAI HỌC

Hiểu về phôi thai học của dây rốn sẽ giúp hiểu về bệnh sinh của các bất thường bẩm sinh của rốn.

Vào tuần thứ 4 của phôi thai, đĩa phôi 3 lá gập lại và cong hình chữ C, làm hẹp chỗ mở của túi noãn hoàng đến phôi. Chỗ mở hẹp này chứa mạch rốn, ống niệu rốn, và ống noãn hoàng. Ống noãn hoàng nối túi noãn hoàng với ruột đang phát triển. Đồng thời, nang niệu cũng được hình thành và trở thành ống niệu rốn. Ống niệu rốn nối hệ sinh dục niệu quản đang phát triển (bàng quang) với rốn.

Với sự phát triển bình thường thì cả ống noãn hoàng và ống niệu rốn đều thoái triển. Sau khi thoái triển, không còn vết tích của ống noãn hoàng, nhưng vẫn còn vết tích của ống niệu rốn.

3. DÂY RỐN KHI SINH

Thăm khám trẻ sơ sinh

Sau khi sinh, dây rốn đã kẹp được kiểm tra.

Dây rốn dày có thể chứa ruột, các vết tích của phôi (ống noãn hoàng hoặc ống niệu rốn), hoặc một mạch máu bắt thường. Vì vậy, đánh giá một trẻ sơ sinh có dây rốn dày nên bao gồm thăm khám gốc rốn và xem xét chỉ định siêu âm để phát hiện các vết tích của phôi hoặc ruột, và chụp bàng quang niệu quản để phát hiện các bất thường về tiết niệu. Dây rốn mỏng với đường kính nhỏ hơn 1 cm có liên quan đến trẻ đẻ quá ngày hoặc thai nhỏ so với tuổi thai (SGA).

Một động mạch rốn (SUA) – SUA gặp ở 0.2-0.6% trẻ sống, thường gặp hơn ở trẻ SGA và trẻ đẻ non, và sinh đôi.

Trẻ sơ sinh với SUA thì có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể và các bất thường khác tăng. Các cơ quan thường bị ảnh hưởng nhất là tim, đường tiêu hóa, và hệ thần kinh trung ương.

4. CHĂM SÓC RỐN

Vai trò của chăm sóc dây rốn là làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ở tất cả các cơ sở thì dây rốn phải được cắt bởi lưỡi dao hoặc kéo vô khuẩn, tốt hơn nữa là sử dụng găng tay vô khuẩn, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhẫm dẫn đến viêm rốn hoặc uốn ván sơ sinh.

Ở nơi thiếu điều kiện y tế

Ở nơi cơ sở thiếu điều kiện với nguy cơ cao viêm rốn thì sử dụng chlorhexidine (một chất sát trùng) là một lựa chọn có ích và không tốn kém, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của trẻ sơ sinh.

Sinh tại bệnh viện

Trong bệnh viện, nơi quy trình kẹp và cắt rốn được thực hiện vô khuẩn thì khuyến cáo lựa chọn chăm sóc rốn khô. Không cần thiết phải thêm biện pháp sát trùng, vì không làm giảm đáng kể nguy cơ thấp của viêm rốn ở nơi sử dụng quy trình kẹp và cắt rốn vô khuẩn.

Chăm sốn rốn không phù hợp cũng có thể làm tăng nhiễm trùng rốn. Ví dụ, có những báo cáo về biến chứng uốn ván rốn khi sử dụng các phương pháp không thích hợp như phân bò hoặc đất sét trắng.

5. RỤNG RỐN

Rụng rốn thường xảy ra sau sinh 1 tuần. Trong một nghiên cứu dựa trên cộng đồng ở Nepal cho thấy thời gian trung bình rụng rốn ở trẻ chăm sóc khô là 4.2 ngày, trẻ chăm sóc bằng xà phòng/ nước là 4.3 ngày và bằng chlorhexidine là 5.3 ngày. Ngoài ra, rửa nhiều bằng chlorhexidine làm tăng thời gian rụng rốn lên trung bình là 7.5 ngày. Thời gian rụng rốn cũng dài hơn với trẻ được sử dụng các chất sát khuẩn như bột đường salicylate (trung bình 5.6 ngày), cồn 70 độ (16.9 ngày), và triple dye (từ 3-8 tuần).

Rụng rốn là do sự tắc và co lại của mach rốn do sự phá hủy các mô nhờ thực bào và biểu mô hóa cuống rốn. Vi khuẩn cư trú tại cuống rốn từ đường sinh dục của mẹ hoặc từ môi trường có thể xảy ra ngay sau sinh, và ở một số trường hợp có thể hây nhiễm trùng rốn.

Chậm rụng rốn

Chậm rụng rốn không có định nghĩa cụ thể. Nói chung, bất kỳ dây rốn nào vẫn còn sau 3 tuần thì được gọi là chậm rụng rốn. Chậm rụng rốn có thể liên quan đến suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng và bất thường ống niệu rốn. Cần đánh giá chức năng đa nhân trung tính ở trẻ chậm rụng rốn và các dấu hiệu nhiễm trùng rốn vì trẻ giảm bám dích bạch cầu thường có những biểu hiện này.

Mặc dù không có số liệu về chăm sóc rốn không rụng trong khoảng thời gian bình thường là 3 tuần những những rốn này thường sẽ rụng mà không cần can thiệp gì. Sử dụng cồn không được áp dụng vì làm chết vi khuẩn ở rốn khô, có ích cho việc rụng rốn. Giữ khô dây rốn có thể có ích bằng cách gập bỉm xuống phía dưới rốn, do đó để lộ rốn với không khí. Trong một số trường hợp, sau khi cuống rốn được khủ trùng thì có thể loại bỏ nhờ nhân viên y tế sử dụng kéo hoặc dao.

Tài liệu tham khảo

Caring for a newborn baby, NHS, truy cập ngày 23/2/2018.

Xem thêm: Cách dỗ trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm nhanh nhất

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here