Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Cây Sảng (Sảng Lá Kiếm/Quả Thang)

Tên khoa học

Sterculia lanceolata Cav.

Tên khác

Cây Sảng có tên khác là Sảng lá kiếm, Quả Thang, Trôm mề gà.

Nguồn gốc

  • Cây Sảng có 25 loài ở Việt Nam. Cây Sảng được phân bố rộng khắp các tỉnh miền núi nước ta nơi có độ cao < 600m từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên đến Ninh Thuận Tây Nguyên đôi khi có cả ở những vùng trung du. Cây Sảng cũng có ở Nam Trung Quốc, Lào.
  • Cây Sảng là loại cây ưa sáng sáng khi nhỏ cây hơi chịu bóng và thường mọc ở các rừng thứ sinh, ven rừng ẩm hay ở các quần thể rừng phát triển sau nương rẫy. Cây Sảng rụng lá hàng năm vào mùa đông, lá cây Cây Sảng mọc non vào mùa xuân sau đó sẽ ra hoa và quả chín vào cuối mùa hè. Quả Cây Sảng khi chín sẽ tự mở và độ lộ hạt ra ngoài.; Hạt cây sảng có màu đen nhưng chưa rụng xuống đất ngay mà thường bị các loài chim đến ăn. Tuy nhiên ở dưới gốc cây mẹ vẫn có thể tìm thấy các cây con được mọc lên từ hạt quả. Cây Sảng có khả năng tái sinh cây chồi ngay cả sau khi đã bị chặt

Đặc điểm thực vật

  • Cây Sảng là cây nhỏ hay cây nhỡ có chiều cao 3-10 mét. Cành Cây Sảng hình trụ cành non có lông, cành già nhẵn, có khía dọc, màu xám.
  • Lá Cây Sảng mọc sư le có hình ngọn giáo hay hình bầu dục dài 9-20 cm và rộng 3,5-8 cm gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên nhẵn mặt dưới có ít lông hình sao, gân phụ của lá Cây Sảng tạo thành các hình mạng lưới rõ, lá kèm nhọn có lông hình sao, dễ rụng.
  • Hoa Cây Sảng mọc thành cụm ở các kẽ lá thành chùm mảnh, dài 4-5 cm và có lông mềm hình sao, và không có mùi thơm đặc biệt. Sinh ra trong các chùy dày đặc – cụm hoa nhiều nhánh – mỗi chùy bao gồm hoa đực hoặc hoa cái. Lá bắc hình đài, ngắn, dễ rụng, mặt trong có chấm, mép có lông mi , tràng 0 hoa đực có cuống bộ nhị nhẵn, bao phấn Cây Sảng xếp thành 2 dãy, hoa cái có bầu hình cầu và nhiều lông.
  • Quả Sảng là quả kép gồm 4-5 đại xếp thành hình sao có màu đỏ, phủ lông nhung, khi chín quả đại sẽ mở ra và bên trong nhẵn và bóng, hạt 4-9 màu đen bóng, hình trứng dẹt.
  • Mùa ra hoa của Cây Sảng là tháng 4-7 và mùa ra quả là tháng 8 -10.
  • Sau đây là hình ảnh Cây Sảng
Cây Sảng
Cây Sảng

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của lá, vỏ cây và hạt.

Thu hái, chế biến

Thường người ta dùng vỏ thân thu hái quanh năm có thể dùng dưới dạng tươi hoặc sấy, phơi khô.

Tính vị, quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Thành phần hóa học

  • Sơ bộ trong Cây Sảng có chứa chất nhầy và tanin.
  • Bên trong, hạt có nhân ăn được, giàu axit béo, khoáng chất cũng như vitamin.

Tác dụng dược lý

  • Chiết xuất cồn của lá Cây Sảng đã được sàng lọc dược lý bằng nhiều mô hình động vật khác nhau cho thấy có tác dụng làm giảm hoạt động ở chuột đồng thời , nó còn làm tăng thời gian ngủ bằng pentobarbitone ở chuột được điều trị bằng pentobarbitone bình thường và mãn tính, nó cũng làm tăng khả năng gây ngủ của natri barbital gây ra, cho thấy hoạt động ức chế hệ thần kinh trung ương. Chiết xuất này cũng thể hiện hoạt động chống viêm đáng kể trong bệnh phù chân chuột cấp tính do carrageenan gây ra và các mô hình túi u hạt mãn tính.
  • Dịch chiết Cây Sảng rất giàu myo-inositol-4-C-methyl, azulene và desulphosinigrin với IC 50 là 25,61 ± 0,57 µg/mL và 29,02 ± 1,21 µg/mL PR lần lượt đối với chủng nhạy cảm và kháng natri stibogluconate, chống lại L. donovani và chống bệnh giun đũa.
  • Chiết xuất methanol của Cây Sảng thể hiện hoạt tính ức chế 42,15 % ở nồng độ 31,25 mcg/ml và 80,33% ở nồng độ 1000 mcg/ml. Về tác dụng chống viêm, dịch vhieets này cho thấy khả năng làm ổn định màng đạt 86,93 % và 53,79% ở nồng độ lần lượt là 1000 mcg/ml và 31,25 mcg/ml. Dịch chiết này còn cho thấy hoạt tính chống ung thư tối thiểu ở nồng độ có giá trị gây chết LD50 là 282,03 mcg/ml so với cincristine sulfat.

Công năng chủ trị

  • Cây Sảng chủ yếu dùng vỏ cây tươi hay khô để trị sưng tấy, mụn nhọt. Ở Trung Quốc vỏ cây Cây Sảng sắc uống giúp chữa bạch đới, khí hư. Lá tươi Cây Sảng giúp chữa đòn ngã tổn thương. Ăn hạt để chữa nóng phổi, hảo khát.
  • Quả/Hạt cây sảng có ăn được không? Trong các phương pháp y học cổ truyền, hạt cây sảng được sử dụng để điều trị sốt, cảm lạnh và các vấn đề về đường tiêu hóa. Quả cũng có thể được hái và ăn tươi hoặc sấy khô dùng với cháo, cơm và các món ăn khác.
Cây Sảng
Cây Sảng

Liều dùng

Cây Sảng chỉ dùng theo đường ngoài da không dùng đường uống, liều dùng ngoài da khoảng 20-30g/ngày tùy từng tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Kiêng kỵ

  • Cây Sảng kiêng kỵ cho những người bị tình trạng viêm da có mủ, vết thương bị hở miệng thì không được dùng Cây Sảng đắp trực tiếp lên. Các bài thuốc của Cây Sảng chỉ dùng trong điều trị đáp ứng cho những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương đau nhức, không bị chảy máu chứ không có tác dụng làm lành vết thương, chữa loét, hút mủ hay làm se dịch mủ,…Nếu vẫn tự ý sử dụng Cây Sảng trong các trường hợp trên sẽ gây nhiễm trùng và rất dễ dẫn đến tình trạng vết thương bị hoạt tử và làm vết loét lâu liền.
  • Không sử dụng vỏ cây Cây Sảng để điều chế thuốc dùng theo đường uống vì theo kinh nghiệm từ xưa đến nay chưa có báo cáo hay ghi nhận nào về tính an toàn của các bài thuốc dùng nước sắc vỏ cây Cây Sảng.

Một số bài thuốc có chứa Sảng

  • Cây Sảng chữa mụn nhọt, sưng tấy, áp xe: chuẩn bị khoảng 20-30 vỏ cây Cây Sảng tươi rồi đem rửa sạch để loại bỏ các tạp chất bẩn bám vào vỏ cây sau đó giã nát với 1 ít muối cho đến khi thấy vỏ cây bị nát và có ra nước rồi đắp lên chỗ bị sưng tấy, mụn nhọt. áp xe, tuy nhiên chỉ nên dùng với những vết thương không bị hở miệng, chảy dịch,…
  • Cây Sảng chữa bỏng ngoài da: chuẩn bị khoảng 20-30 g vỏ cây Cây Sảng tươi đem rửa sạch để loại bỏ tạp chất như cát, bụi,..sau đó đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt rồi bỏ phần bã đi, phần nước cốt thu được sau đó đem trộn với mỡ cho thành hỗn hợp đặc sệt rồi bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị bỏng, chỉ nên bôi 1 lớp mỏng chứ không bôi dày sẽ gây bí da, xoa nhẹ nhàng đề cho thuốc mỡ thâm tốt vào da tuy nhiên không nên dùng bài thuốc này nếu vết bỏng đang bị rách miệng hay viêm mủ, chảy dịch.
  • Cây Sảng giúp giảm đau: vỏ cây Cây Sảng tươi đem rửa sạch để loại bỏ hết tạp chất sau đó đem giã nát với 1 thìa muối trắng cùng với 1 ít nước nóng sau đó chắt lấy nước (phần bã bỏ đi) và đem bôi lên vùng da bị sưng đau (không nên dùng bài thuốc này cho vết thương hở). Sử dụng bài thuốc này với tần suất 2-3 lần/ngày sẽ thấy có hiệu quả giảm đau tốt.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Sảng . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 150. Truy cập ngày 25/12/2023.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Sảng, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 671. Truy cập ngày 25/12/2023.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.