Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Phù Dung (Mộc Liên/Địa Phù Dung)

Tên khoa học

Hibiscus mutabilis L. thuộc họ Bông (Malvaceae)

Tên khác

Phù Dung có tên khác là Mộc phù dùng, Mộc liên.

Nguồn gốc

  • Cây hoa Phù Dung có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay Phù Dung đã được trồng nhiều ở Nhật Bản và các nước ở châu Á khác. Tại Việt Nam, Phù Dung được nhập từ Trung Quốc và được trồng rải rác khắp các tỉnh miền Bắc từ đồng bằng tới những nơi vùng núi có độ cao 1500m.
  • Phù Dung là cây ưa ánh sáng và ưa ẩm vì vậy trông Phù Dung ở những nơi miền núi thường xảy ra tình trạng rụng lá vào mùa đông. Nhiệt độ tối ưu để trồng Phù Dung là 15-23 độ. Phù Dung có nhiều hoa nhưng lại rất ít quả. Khả năng tái sinh của Phù Dung rất mạnh mẽ, hàng năm người ta sẽ chặt bỏ bớt cánh già để kích thích các cành mới và chồi non lên tốt hơn.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Phù Dung là loại nhỏ và loại nhỡ chiều cao chỉ khoảng vài mét. Thân và cành của Phù Dung có lông hình sao và nhiều nhất ở các cành non.
  • Hoa Phù Dung to đẹp là hoa đơn hoặc kép, mọc ở ngọn thân và đầu canh. Hoa Phù Dung có 3 màu : buổi sáng thì hoa có màu trắng, sau đó chuyển dần sang hồng nhạt rồi hồng sẫm vào buổi chiều. Cuống hoa có đốt ở phần giữa và tiểu đài có 10 phiến rất hẹp, có lông, dài, đài hợp dài gấp đôi tiểu cầu, long màu hung phủ lên mặt, nhị nhiều, tràng có cánh mỏng dính vào nhau thành các cột nhẵn, bầu có lông.
  • Lá cây Phù Dung mọc so le và có 5 thùy nông, gốc hình tim, đầu nhọn, mặt dưới của lá có màu trắng nhạt nhiều lông tơ và gân chính, hình chân vịt, mép khía răng không đều, cuống lá dài bằng lá hoặc dài hơn, lá kèm thường rụng sớm.
  • Quả Phù Dung hình cầu, hạt hình trứng, quả có lông rậm màu vàng nhạt , hạt có lông dài.
  • Mùa ra hoa và quả là tháng 9-11.
Phù Dung
Phù Dung

Bộ phận dùng

Lá Phù Dung và hoa Phù Dung là những bộ phận được sử dụng và thu hái.

Thu hái, chế biến

Phù Dung có thế dùng lá quanh năm còn hoa thì được hái khi mở nở và dùng khi còn tươi.

Tính vị, quy kinh

Cây Bông Phù Dung có vị hơi cay, tính mát.

Thành phần hóa học

  • Phù Dung hoa và lá có chứa các flavonoid như hyperin, isoquercitrin, anthocyanin cyanidin 3-5 diglucoside,..
  • Các nghiên cứu cho thấy hoa phù dung có thể chuyển màu từ trắng sang hồng thậm chí có hoa Phù Dung đỏ là do sự tích lũy chất màu cynadin, anthocyanin, men phenylalanin amonia lyasa có trong cánh hoa làm tăng màu nhanh chóng gấp 7 lần mức ban đầu và giảm đi khi hoa tàn. PAL gây ức chế L alpha aminooxy beta phenyl propionic và gây ngăn cản sự hình thành các chất màu từ đó gây tích lũy phenulalanin.
  • Hoa phù dung còn có chứa beta stosteril, nonacosan, acis bentuliric, stigmasta, hexyl stearat, kaemprferol.
  • Hạt Phù Dung có chứa chất dầu như steculic, acid vernilic, acid malvalic.
  • Trong lá Phù Dung có chứa hợp chất phenol, acid amin, flavon, đường khử.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng kháng viêm : dịch chiết ethyl acetate của lá Phù Dung có tác dụng ức chế TNF-alpha và IL-6, NO trong huyết thanh của chuột thí nghiệm bị gây viêm do LPS gây ra từ đó cho thấy khả năng kháng viêm của lá Phù Dung.
  • Tác dụng chống oxy hóa: Khả năng chống oxy hóa của hoa và lá Phù Dung được đánh giá dựa trên hàm lượng phenolic toàn phần, hoạt tính tiêu diệt các gốc tự do, hàm lượng anthocyanin toàn phần, khả năng khử sắt, ion sắt và hoạt tính ức chế peroxy lipid.
  • Tác dụng chống dị ứng: Dịch chiết methanol cánh hoa Phù Dung liều 200mg/kg cho thấy tác dụng ngăn ngừa được sự giảm lưu lượng máu đuôi chuột sau 7 ngày, các hoạt chất có khả năng kháng dị ứng trong cánh hoa Phù Dung là mutaviloside và quercetin.
  • Lá Phù Dung có khả năng ức chế tyrosinase, alpha glucosidase.
  • Dịch chiết methanol, ethyl acetate, ether dầu hỏa vỏ cây Phù Dung có tác dụng giảm đau.
  • Phù Dung có hiệu quả trong điều trị nhiễm vi-rút cúm.
  • Dịch chiết methanol của cánh hoa phù dùng có hoạt tính ngăn ngừa dị ứng đáng kể.
  • Lá có tác dụng giảm đau, làm dịu, long đờm, thanh nhiệt, giải độc.
  • Hoa Phù Dung có tác dụng chống viêm, dùng để chữa vết bỏng, vết sưng tấy, các vấn đề về da khác, thanh nhiệt, hạ sốt, bổ phổi và kích thích.
  • Hoạt chất được chiết xuất từ Phù dung có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và liên cầu khuẩn tan huyết.
Phù Dung
Phù Dung

Công năng chủ trị

  • Cây phù dung trị bệnh gì? Lá tươi và hoa tươi Phù Dung được dùng để giã và đắp vào mụn nhọt đang bị mủ để hút mủ và làm giảm đau.
  • Phù Dung được dùng để trị phổi nóng sinh ho, bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều, đau mắt đỏ. Khi dùng ngoài da giúp trị viêm tai giữa, viêm ruột thừa, viêm tuyến mang tai, viêm hạch bạch huyết, viêm mũi, bỏng nước sôi, đòn ngã tổn thương, rắn độc cắn, bỏng lửa. Ở Trung Quốc, lá và hoa Phù Dung còn được dùng để chữa ho lâu ngày, làm thuốc lợi đờm, chữa vết bỏng, giảm đau vết thương.

Liều dùng

Dùng 30 g/ngày Phù Dung dưới dạng thuốc sắc

Một số bài thuốc có chứa Phù Dung

  • Chữa mụn bị mưng mủ:
    • Bài thuốc 1: Có thể dùng lá hay hoa Phù Dung phơi khô để tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè rồi trộn đều thành bột nhão và đắp lên chỗ sưng đau đến khi thuốc khô lại thay bã khác.
    • Bài thuốc 2: khi nhọt mới nhú thì lấy 30g rễ vông vang hay rễ cây gai đem rửa sạch rối giã nát để đắp vào chỗ bị nhọt bị mưng mủ sau đó lấy 30-40g lá Phù Dung tươi đem giã nhỏ hay lá và hoa Phù Dung đã phơi khô rối tán thành bột mịn rồi thêm nước chè và nhào thành bột đắp vào vùng bị nhọt đến khi vỡ mủ và đỡ đau nhức. Nặn hết phần mủ và rửa vết thương bằng nước sắc lá sồi tía hay lá nõn cây bàng để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Cuối cùng lấy 50g lá da cẩm tươi giá natx với 1 ít muối và đắp vào phần da bị thương để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
  • Chữa sưng vú: dùng 50 g lá Phù Dung tươi + 50g mầm húng dũi tất cả đem rửa sạch và giã nát rồi đắp lên vùng vú sưng, tiến hành vài lần như vậy.
  • Chữa băng huyết, kinh nguyệt ra nhiều hay rong huyết: hoa Phù Dung ( lấy loại hoa vừa mới nở) đem phơi hay sấy khô rồi tán thành bột, gương sen (lấy loại lâu năm càng tốt) đem đốt tồn tính và tán nhỏ. Trộn đều 2 vị dược liệu trên với nhau theo tỷ lệ 1:1 rồi uống 2 lần, mỗi lần 8g uống với nước cơm.
  • Chữa bỏng: lá Phù Dung đem phơi hay sấy khô rồi nghiền thành bột và chế với dầu vừng rồi đắp tại chỗ bị bỏng.
  • Phù Dung trong chữa viêm khớp: sử dụng 15g hoa Phù Dung + 15g đậu đỏ đem tất cả nghiền nhỏ và trộn với mật ong rồi đắp lên vùng khớp bị viêm trong 5 ngày, mỗi ngày dùng 1 lần vào ban đem.
  • Trà hoa Phù Dung chữa ho ra máu: sắc hoa phù dung với nước rồi uống hàng ngày như trà.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006),Phù Dung . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 108. Truy cập ngày 16/12/2023.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Phù Dung, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 524. Truy cập ngày 16/12/2023
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Phù Dung , trang 832. Truy cập ngày 16/12/2023.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.