Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Lân Tơ Uyn (Dây Sống Rắn/Cây Đuổi Phượng)

Tên khoa học

Rhaphidophora decursiva (Roxb.) Schott thuộc họ Ráy (Araceae)

Tên khác

Lân Tơ Uyn có tên khác là Chuối Hương Lá Xẻ, Đuổi Phương, Dây Sống Rắn.

Nguồn gốc

  • Cây Lân Tơ Uyn được phân bố chủ yếu tại các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Á, từ Nam Trung Quốc, Lào, đảo Hải Nam, Việt Nam đến 1 số nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Lân Tơ Uyn thường phân bố ở những nơi có nhiệt độ ẩm, nhiệt đới và trên đá vôi hay núi đất, có nhiều tại các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tây Nguyên, Ninh Bình. Lân Tơ Uyn còn có ở những vùng rừng trên các đảo lớn như Phú Quốc, Cô Tô, Cát Bà, Côn Đảo.
  • Lân Tơ Uyn là loại cây ưa ẩm và có khả năng chịu được bóng, thường leo trên các thân cây gỗ lớn hay bám trên các tảng đá. Nhờ khả năng đẻ nhánh khỏe và sinh trưởng nhanh mà Lân Tơ Uyn thường được tìm thấy ở các dạng khóm lớn. 1 khóm như vậy có thể cho từ vài tạ đến 1 tấn thân rễ tươi.
  • Lân Tơ Uyn ra hoa đều hàng năm, cây có khả năng tái sinh tự nhiên chủ yếu từ các hạt. Khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe của Lân Tơ Uyn cũng là 1 ưu điểm cạnh tranh tốt so với những loài phụ sinh khác.
  • Nguồn trữ lượng Lân Tơ Uyn ở Việt Nam lớn tuy nhiên do nạn phá rừng và trồng rừng mới nên làm thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của Lân Tơ Uyn.

Đặc điểm thực vật

  • Lân Tơ Uyn là cây thân leo có chiều cao 4-20 mét và thân, cành của Lân Tơ Uyn mập, có hình trụ, màu lục xám, nhẵn. Rễ Lân Tơ Uyn mọc dài từ các mấu bám vào thân các cây to.
  • Lá Lân Tơ Uyn mọc so le, to, hình trứng có màu đốm vàng hay lục sẫm, hốc hình tim, đầu nhọn, phiến lá xẻ thùy dạng lông chim đến tận gân chính của lá, mỗi bên có 10-15 thùy dài, gốc hẹp hai và thủng lỗ, cuống lá dài, mập bằng lá hoặc dài hơn.
  • Quả Lân Tơ Uyn là quả mọng, khi chín có màu đỏ cam và chứa nhiều hạt.
  • Mùa ra hoa và quả là tháng 7-9.
Lân Tơ Uyn
Lân Tơ Uyn

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của Lân Tơ Uyn là thân cây, lá cây.

Thu hái, chế biến

Lân Tơ Uyn có thể thu hái quanh năm và dùng thân, lá Lân Tơ Uyn dạng tươi.

Tính vị, quy kinh

Chưa có dữ liệu

Thành phần hóa học

  • Lân Tơ Uyn có chứa saponin.
  • Lá Lân Tơ Uyn có chứa glucozit, saponozit, dịch chiết lá Lân Tơ Uyn có pH acid.
  • Trong dịch chiết được điều chế từ vỏ thân và lá Lân Tơ Uyn đã ch thấy phân lập được verrucarin L axetat, axit 3alpha-hydroxyisohop-22(29)-en-24-oic, indole-3-carboxaldehyde, palmanine, 3beta-gluco-sitosterol, rượu 3,4,5-trimethoxybenzyl, rượu alpha-methyl-3,4,5-trimethoxybenzyl, 3,4-dihydro-6,7 -dimethoxyisocarbostyril và aurantiamit axetat. Roridin E ( được đặc trưng là sesquiterpenoids trichothecene macrocycl) đã được xác định trong một phần nhỏ từ lá và thân khô của Lân Tơ Uyn.

Tác dụng dược lý

  • Lá Lân Tơ Uyn có tính kháng sinh đối với các loài vi trùng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Streptomyces pyogenes, bacillus subtilis.
  • Chỉ định điều trị:
    • Tất cả các vết thương miệng rộng trên mô mềm. Nếu vết thương miệng nhỏ thì phải vạch rộng hay cát lọc tốt mới dùng Lân Tơ Uyn.
    • Điều trị bỏng độ II, III, phản chỉ định với vết thương lỗ nhỏ, không nên dùng Lân Tơ Uyn vết vết thương ở sâu còn dị vật sẽ làm vết thương liền miệng nhanh và gây tình trạng ứ mủ trong sâu.
  • Tác dụng của Lân Tơ Uyn trên lâm sàng:
    • Lân Tơ Uyn có tác dụng kháng sinh tại chỗ có thể dùng thay thế cho penicillin, sunfamit để điều trị tại chỗ. Những vết thương phần mềm không có triệu chứng sốt nhiễm trùng thì chỉ dùng Lân Tơ Uyn để đắp lên chỗ có vết thương là đủ.
    • Vết thương được gắp gạc tẩm Lân Tơ Uyn 2-3 lần thay băng thấy các tổ chức chất nhầy mủ được lấy đi và hút ra nhanh chóng, mặt vết thương để đỏ và rất sạch.
    • Lân Tơ Uyn có tác dụng kích thích tổ chức hạt non ở vết thương phát triển nhanh, nhờ đó làm rút ngắn thời gian lấp đầy vết thương làm kích thích da non phát triển từ đó làm lành sẹo nhanh và sẹo có ít thịt thừa ún lên quá mép vết thương.
    • Lân Tơ Uyn được dùng trong điều trị và rút ngắn được 30-45% thời gian băng bó vết thương bằng gạc. Khi bóc gạc có tẩm Lân Tơ Uyn thấy đều hết mủ nhầy. Không gây đau và chảy máu khi thay băng, vết thương được dùng Lân Tơ Uyn rất sạch và chỉ cần rửa qua 1 lượt là đủ. Qua 357 trường hợp được theo dõi cho thấy không có phản ứng gì xấu khi bôi tại chỗ hay toàn thân nếu dùng Lân Tơ Uyn.
    • Lân Tơ Uyn làm sạch vết thương nhanh chóng qua 2-3 lần thay bằng thì các chất mủ đều được lấy đi, vết thương sạch, giảm đau hiệu quả.
  • Roridin E từ lá và thân khô của Lân Tơ Uyn có tác dụng ức chế sự phát triển của Plasmodium falciparum với giá trị IC 50 dưới 1 ng/ml.
Lân Tơ Uyn
Lân Tơ Uyn

Công năng chủ trị

Lân Tơ Uyn có tác dụng gì? Lân Tơ Uyn được dùng trong đắp vết thương bị rao rựa cắt đứt thịt, dùng Lân Tơ Uyn để rửa vết thương cũng giúp kháng khuẩn, khử trùng da. Ngoài ra các vùng đồng bằng tỉnh Việt Bắc, Tây Bắc còn dùng lá tươi Lân Tơ Uyn để chữa chân tay co quắp, chữa mộng tinh. Nhân dân Phú Yên dùng thân lá Lân Tơ Uyn đem sắc uống để chữa đau khớp, cảm cúm, đau mình. Khu vực Gia Lai sử dụng cao nấu Lân Tơ Uyn rồi thêm đường uống giúp trị lỵ, đau dạ dày. Cao Lân Tơ Uyn dùng kết hợp với hoàng đằng giúp chữa nấm gây các bệnh ngoài da, dùng Lân Tơ Uyn với núc nác giúp chữa kiết lỵ, tiêu chảy.

Một số bài thuốc có chứa Lân Tơ Uyn

  • Lân Tơ Uyn dùng rửa vết thương: dùng 1 kg thân Lân Tơ Uyn đem bỏ hết lá và cạo rễ sau đó rửa sạch rồi băm nhỏ ho vào 3 lít nước để ngâm trong vòng 3 giờ, Sau đó thu lấy dịch lọc bằng cách lọc qua vải thích hợp jrooif cô dịch còn 700 ml dung dịch rồi dùng nước Lân Tơ Uyn vừa cô đem đắp vào vết thương, bài thuốc này có thể gây xót thoáng qua như rửa nước muối ưu trương trong lần đầu thay băng. Những ngày sau sẽ thấy hết triệu chứng xót, không nên dùng Lân Tơ Uyn quá đậm đặc và càng không nên dùng cao đặc Lân Tơ Uyn để đắp lên vết thương vì sẽ gây phản ứng xấu tại chỗ và gây cảm giác rất xót.
  • Lân Tơ Uyn đắp lên vết thương giúp sát trùng, nhanh lành vết thương: rửa vết thương bằng nước muối hoặc dùng nước chiết Lân Tơ Uyn càng tốt sau đó dùng miếng gạc tẩm nước Lân Tơ Uyn vào và đắp lên vết thương xong bằng lại cứ cách 2-3 ngày thì thay băng 1 lần ( có thể thay số lần thay bằng tùy vào mức độ mủ nhầy của vết thương).
  • Lân Tơ Uyn bó gãy xương: cả cây Lân Tơ Uyn chuẩn bị 50g + 30g dây tơ hồng + 30g dây đau xương + 30g dây bìm bìm tất cả các vị thuốc trên đem giã nhỏ rồi trộn với rượu trắng 90 độ và đắp và bó lên vùng bị thương, 1 ngày thay băng 1 lần, dùng trong 5-7 ngày.

Lưu ý : nước sắc Lân Tơ Uyn chỉ dùng được tròng 3-5 ngày nếu không sẽ bị lên mốc, có vị chua và đổi màu.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Lân Tơ Uyn . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 138. Truy cập ngày 22/12/2023.
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Ráy leo Lá Rách, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, trang 618. Truy cập ngày 22/12/2023.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.