Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Keo Nước Hoa (Keo Ta)

Tên khoa học

Acacia farnesiana Willd thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae

Tên khác

Keo Nước Hoa có tên khác là Keo Thơm, Keo Ta, Mân Côi, Keo Nước Hoa.

Nguồn gốc

Cây Keo Nước Hoa có nguồn gốc từ đảo phía Đông ở Cuba, hiện nay Keo Nước Hoa được di thực và trồng nhiều tại nhiều nước nhiệt đới trên thế giới để làm cảnh, làm bóng mát và làm nguồn tanin để lấy hoa chế nước thơm. Ngay tại Hà Nội, Keo Nước Hoa cũng có trồng nhưng ít phát triển. Keo Nước Hoa là loại cây nhiệt đới và cận nhiệt đới. Keo Nước Hoa mọc tự nhiên ở Ấn Độ, Myanmar, Lan ca, Thái Lan và nhiều nước khác. Keo Nước Hoa có thể sinh sống tốt trên nhiều loại đất khác nhau kể cả trên đất nghèo chất dinh dưỡng, trơ đất đá hay đất pha cát ở những vùng ven biển hay hải đảo. Keo Nước Hoa ra hoa và quả nhiều, khả năng tái sinh tự nhiên chủ yếu từ cây chồi sau khi bị chặt bỏ còn lại gốc và từ hạt. Thân và cành củi đốt Keo Nước Hoa, lá có thể làm thức ăn gia súc.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Keo Nước Hoa là cây gỗ nhỏ có chiều cao 2-6 mét. Thân cành vặn vẹo lúc đầu có cạnh sau tròn màu nâu, có nốt màu trắng. Lá Keo Nước Hoa là lá kép 2 lần có hình lông chim, mọc so le, trên mỗi nhánh chính có chứa 7-8 đôi nhanh thứ cấp này có 10-20 đôi lá chét nhỏ, rộng 1,5-2 mm còn dài 4-7 mm, màu xanh xám, đầu nhọn, lá kèm 2 và biến thành khai.
  • Cụm hoa Keo Nước Hoa mọc ở các kẽ lá thành các đầu tròn, có cuống dài khoảng 3cm, hoa rất nhỏ có mùi thơm, màu vàng, mỗi hoa có chứa 1 lá bắc nhỏ, hình chén, dài 5 răng, tràng hoa 5 cánh nhị rất nhiều, chỉ nhị dài, bầu thuôn, nhắn, dài, bao phấn màu vàng.
  • Quả Keo Nước Hoa hình trụ, hơi cong khi chín có màu đen nâu và hạt cứng, hình trái xoan, nhắn bóng.
Keo Nước Hoa
Keo Nước Hoa

Bộ phận dùng

Keo Nước Hoa sử dụng bộ phận hạt, quả, lá, rễ và vỏ cây.

Thu hái, chế biến

Keo Nước Hoa được thu hái quanh năm. Mùa thu hoạch quả là tháng 7-12 còn hoa là tháng 5-11.

Tính vị, quy kinh

Tinh dầu Keo Nước Hoa có mùi mạnh, nóng.

Thành phần hóa học

  • Trong vỏ cây Keo Nước Hoa có chứa tanin loại catechic khá cao từ 30-40%, ở quả chín thành phần tanin là 23%.
  • Trong hoa Keo Nước Hoa có chứa tinh dầu chủ yếu là farrmesola và methyl salicylat.
  • Trong 1 số điều kiện nhất định cây còn tiết ra gôm.
  • Trong vỏ quả Keo Nước Hoa có chứa dẫn xuất galloyl và flavonoid là các hợp chất chính.
  • Trong dịch chiết chloroformic, hexanic, ketonic, metanol, metanol của Keo Nước Hoa đã xác định được Methyl gallate, axit gallic, đồng phân glucose galloyl 1, đồng phân glucose galloyl 2, đồng phân glucose galloyl 3, đồng phân glucose digalloyl 1, đồng phân glucose digalloyl 2, đồng phân glucose digalloyl 4, hydroxytyrosol axetat, axit quinic, và axit caffeoymalic.
  • Bốn diterpene, acasiane A, acasiane B , farnesirane A , và farnesirane B, cùng với 3 diterpene , hai triterpene và tám flavonoid được phân lập từ rễ cây Keo Nước Hoa.
  • Trong các phân tích hóa thực vật cho thấy sự hiện diện của tannin, phenol, glycoside, terpinoid.
  • Trong vỏ cây Keo Nước Hoa đã xác định được hàm lượng polyphenol tương đương 276 mg axit gallic/100 g chất khô và xác định các axit gallic flavonoid, methyl gallate, myricetin, naringenin và quercetin.

Tác dụng dược lý

  • Keo Nước Hoa chứa hàm lượng tanin cao có tác dụng làm săn se.
  • Chiết xuất nước Keo Nước Hoa làm giảm đáng kể mức đường huyết, ở liều 50 mg/kg cho thấy hoạt động hạ đường huyết đáng kể ở thời điểm 30 và 90 phút sau khi nạp glucose ở chuột được cho ăn bình thường. Chất chiết xuất từ rượu và hexan của những cây này gần như không có hoạt tính này.
  • Chiết xuất vỏ quả Keo Nước Hoa có hoạt tính tẩy giun mạnh đối với trứng Haemonchus contortus và ấu trùng truyền nhiễm.
  • Vỏ quả Keo Nước Hoa rất giàu chất chuyển hóa thứ cấp và các hoạt tính sinh học được ghi nhận là kháng khuẩn, chống oxy hóa và tẩy giun sán.
  • Cả chiết xuất hữu cơ và nước của Keo Nước Hoa đều thể hiện hoạt động chống oxy hóa, đều có tác dụng tích cực đối với các xét nghiệm interleukin, COX và hóa mô miễn dịch.
  • Tất cả các hợp chất phân lập từ rễ Keo Nước Hoa có hoạt tính gây độc tế bào in vitro trên 6 dòng tế bào ung thư ở người (Hep G2, Hep 3B, MDA-MB-231, MCF-7, A549 và Ca9 – 22) bằng phương pháp MTT.
  • Axit Betulinic có độc tính tế bào vừa phải (1,70 – 5,74 microg/mL) đối với 5 dòng tế bào ung thư ở người.
  • Diosmetin và 3′,4′,5-trihydroxy-7-methoxyflavone có tác dụng ức chế nhẹ việc tạo ra anion superoxide hoặc giải phóng elastase bởi bạch cầu trung tính ở người, cho thấy hoạt động chống viêm vừa phải.
  • Methyl gallate là thành phần được phân lập từ Keo Nước Hoa có khả năng gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của màng tế bào, làm giảm độ pH tế bào chất, có tính  phân cực màng, có tính kháng khuẩn, có tác dụng làm rối loạn hoạt động màng của V. cholerae.

Công năng chủ trị

Keo Nước Hoa có tác dụng gì?

  • Keo Nước Hoa có tác dụng làm săn nên được dùng làm nước sắc để rửa thụt chống khí hư, bạch đới, chữa tiêu chảy. Lá Keo Nước Hoa giã lấy nước sắc rửa vết thương có tác dụng chữa loét. Hoa keo ta có tác dụng chữa đau nhức răng. Keo Nước Hoa được sử dụng trong y học cổ truyền của một số nước để làm giảm các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau dạ dày và thương hàn cũng như làm se, chống kiết lỵ và tẩy giun sán, Keo Nước Hoa còn được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, điều trị thuốc chống loét, thuốc hạ sốt.
  • Ở Philippine, nước sắc Keo Nước Hoa giúp thụt rửa chữa vết thương sa trực tràng và khí hư, nước sắc Keo Nước Hoa còn dùng để rửa vết thương, bã đắp vào chỗ bị thương. Ở Malaysia, nước hãm, lá và hoa của Keo Nước Hoa dùng cho phụ nữ sau sinh, rễ Keo Nước Hoa chữa sưng tấy khi đắp tại chỗ. Lá cây Keo Nước Hoa chữ đau lưng, quả non chữa đau mắt.Ở Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi cây Keo Nước Hoa là nguyên liệu để chế tanin dùng trong ứng dụng công nghiệp nhiều ngành khác, vỏ cây còn được lấy gôm để thay thế gôm arabic.
Keo Nước Hoa
Keo Nước Hoa

Một số bài thuốc có chứa Keo Nước Hoa

  • Keo Nước Hoa chữa đau nhức răng: cụm hoa Keo Nước Hoa đem ngâm với rượu trong vài ngày và dùng dịch ngâm để ngậm.
  • Keo Nước Hoa chữa tiêu chảy: 10g vỏ thân cây Keo Nước Hoa đem sắc uống hàng ngày.
  • Keo Nước Hoa chữa mụn nhọt, đau nhức, lở loét: Keo Nước Hoa đem lấy phần lá tươi rồi giã nát đắp tại chỗ bị bệnh hoặc đem lá sắc lấy nước uống.
  • Keo Nước Hoa chữa khí hư, bạch đới: lấy lá Keo Nước Hoa đem rửa sạch và đun sôi với nước sau đó dùng để vệ sinh dung dịch vùng kín.
  • Keo Nước Hoa chữa chảy máu lợi: chuẩn bị vỏ thân cây Keo Nước Hoa đem rửa sạch rồi sắc cùng với vài lát gừng tươi sau đó thu lấy phần dịch và ngậm giúp chữa chảy máu chân răng, chảy máu lợi.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Keo Nước Hoa . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 135. Truy cập ngày 20/12/2023
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Keo Ta, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 1053. Truy cập ngày 20/12/2023
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Keo Ta , trang 545. Truy cập ngày 20/12/2023
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.