Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Hương Diệp (Cây Lá Thơm)

Tên khoa học

Pelargonium roseum Willd. thuộc họ Mỏ hạc Geraniaceae

Tên khác

Hương Diệp có tên khác là Cây Lá thơm

Nguồn gốc

  • Cây Hương Diệp không có ở nước ta. Hương Diệp vốn có nguồn gốc từ nam châu Phi và được di thực tới châu Âu vào những năm 1690.Tại Liên Xô, đến năm 1925 Hương Diệp mới được di thực tới đây. Hương Diệp ưa đất phù sa bón nhiều phân, trồng bằng giâm cành thường được trồng vào tháng 8 hàng năm. Đến tháng 3-4 thì Hương Diệp có thể được cấy đi nơi khác. Khi thu hoạch Hương Diệp người ta sẽ cắt sâu phần thân sát đất rồi từ gốc lại nảy mầm lên những ngọn mới. Hương Diệp có khả năng chịu nhiệt và hạn hán và phân bố toàn cầu ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
  • Hàng năm trên thế giới có khoảng 170 đến 200 tấn tinh dầu Hương Diệp được chiết xuất trong đó Pháp là đất nước có lượng tinh dầu Hương Diệp lớn nhất ngoài ra còn có Mangat, Algeria.

Đặc điểm thực vật

  • Hương Diệp là cây bụi nhỏ có chiều cao 1m và nhiều cành, phía dưới thân cây hóa thành gỗ. Thân cây mọc thẳng có hoa năm cánh mọc thành chùm giống như cái rốn.
  • Lá Hương Diệp có cuống dài, phiến lá có hình tròn khía sâu thành 5 thùy hình chân vịt, lá của nó thường mọc so le, hình thùy hoặc hình lông chim, được bao phủ bởi những sợi lông ngắn và xù xì, có mùi hương hoa hồng nồng nàn, dễ chịu.
  • Hoa Hương Diệp là hoa nhỏ có màu hồng với 5 cánh tràng và thùy dài. Rất ít hoa. Hương Diệp thường khó đậu quả cho nên thường phát triển bằng cách giâm cành Hương Diệp, bông hoa có một mặt phẳng đối xứng duy nhất (hợp tử), giúp phân biệt nó với hoa Phong lữ, có tính đối xứng xuyên tâm.
Hương Diệp
Hương Diệp

Bộ phận dùng

  • Hương Diệp chủ yếu được trồng để lấy tinh dầu trong cây.
  • Tinh dầu Hương Diệp là 1 chất lỏng có màu xanh lục nhạt, không màu hay màu nâu nhạt, có mùi thơm đặc biệt là mùi của hoa hồng. Tỷ trọng của Hương Diệp từ 0,9-0,907 góc quay cực từ 6-16 độ. Hương Diệp có khả năng tan tròng 2-3 phần cồn 70%. Những tính chất này của Hương Diệp có thể thay đổi tùy vào giống và khí hậu nơi trồng cây.

Thu hái, chế biến

Trước khi Hương Diệp ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và tinh dầu. Tùy vào từng điều kiện môi trường trồng mà năng suất và chất lượng tinh dầu Hương Diệp thu được có thể khác nhau. Nếu Hương Diệp được trồng ở những nơi có vùng đất khô thì hàm lượng tinh dầu thu được từ Hương Diệp sẽ thấp hơn nhưng bù lại mùi thơm của tinh dầu sẽ dịu hơn. Nếu trong quá trình trồng Hương Diệp người ta sử dụng phân bón thì supephotphat cho năng suất Hương Diệp tăng gấp đôi trái lại natri nitrat và kali clorua làm giảm năng suất Hương Diệp.

Tính vị, quy kinh

Hương Diệp có vị nóng, chát, mùi thơm nồng, hơi se.

Thành phần hóa học

  • Trong cây tươi Hương Diệp tươi có chứa tinh dầu 0,1-0,14 % và nếu tính với cây sau khi trừ độ ẩm thì chứa 1-3%.
  • Thành phần chủ yếu trong tinh dầu Hương Diệp là geraniola C10H20O kèm theo 1 ít citronellol. Những thành phần khác trong tình dầu Hương Diệp là linalool bocneola, terpineol, menthol, acid phenyl etylic, alcol amylic,…Người ta thấy rằng mùi thơm của hoa hồng của tinh dầu Hương Diệp là do thành phầnn ancol phenyletylic mặc dù hàm lượng rất thấp nhưng nó vẫn tạo ra mùi thơm. Những chất khác không phải ancol như sunfua đimetyl, pinen, centrala, menthon.
  • Thường người ta quy định trong tinh dầu hàm lượng alcol toàn phần là 62 – 71,5% và geranylic là 14-29% trong đó chủ yếu là ete tiglat geranyl đối với tinh dầu Hương Diệp được trồng ở Angieri và terpen 7%.
  • Thành phần chính của dịch chiết ethanol Hương Diệp là β-citronellol (29%), geraniol (18,5%) và linalool (5,72%)
  • Hương Diệp có tác dụng chống lại vi khuẩn gram âm E. coli, P. Vulgaris và E. aerogenes nhưng không có tác dụng đối với P. aeruginosa và K. pneumonia.
  • Tổng cộng có 33 thành phần đã được xác định trong tinh dầu Hương Diệp được chưng cất bằng hydro xác định bằng phân tích GC/MS bao gồm citronellol (44,63%), citronellyl formate (14,22%), isomenthon (6,34%), geraniol (5,30%) và caryophyllene (3,55%).

Tác dụng dược lý

  • Một số hoạt tính sinh học của Hương Diệp bao gồm tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm được cho là do Hương Diệp. Hiệu quả kháng khuẩn của tinh dầu Hương Diệp đã được thử nghiệm trên một số vi khuẩn gram âm và gram dương cũng như nấm. Người ta đã chứng minh rằng tinh dầu Hương Diệp có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm.
  • Thử nghiệm In vivo đã chứng minh tính hiệu quả của Hương Diệp chống lại T. gallinae ở chim bồ câu bị nhiễm bệnh
  • Hương Diệp có tác dụng như một chất kháng trichomonal tự nhiên mạnh có hiệu quả chống lại T. gallinae. Thành phần hoạt tính sinh học của Hương Diệp có thể được sử dụng làm hợp chất trị liệu trong việc phát triển các loại thuốc kháng trichomonal mới.
  • Thành phần hóa học của dịch chiết ethanol Hương Diệp có thấy sự xuất hiện của thành phần hợp chất chính citronellol (25,84%) có tác dụng chống viêm tốt, tác dụng chống ung thư trên các dòng tế bào ung thư di căn. Trong một nghiên cứu khác, tinh dầu Hương Diệp được đánh giá chống lại sáu chủng vi khuẩn Listeria monocytogenes, Salmonella enteritidis, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa cho thấy nó có hiệu quả hơn so với các loại thuốc amoxicillin và chloramphenicol, do đó cho thấy nó là một chất kháng khuẩn tốt.
  • Hương Diệp ngoài việc được biết đến với hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, còn có đặc tính kháng nấm mạnh. Về mặt y học, đặc tính kháng nấm của Hương Diệp đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại các loài Malasezia.
  • Hoạt động giải lo âu và chống trầm cảm của tinh dầu Hương Diệp được đánh giá ở chuột đực bạch tạng bằng cách thực hiện tiêm trong màng bụng với liều 10, 20 và 50 mg/kg chiết xuất hương diệp thông qua truyền serotonergic chứ không phải truyền GABAergic.
  • Tinh dầu Hương Diệp gây độc đáng kể đối với ấu trùng và trứng của Cx. pipiens, có nồng độ gây chết LD50  là 0,45µg/mL. Thành phần chính, geraniol, citronellol và linalool cho LD50 là 6,86, 7,64 và 14,87 μg/mL đối với ấu trùng và 0,8, 0,67 và 1,27μg/mL đối với trứng. Tinh dầu và hai thành phần của nó, citronellol và geraniol, cho thấy tác dụng tiêu diệt vừa phải trên Cx. pipiens trưởng thành.
Hương Diệp
Hương Diệp

Công năng chủ trị

Hương Diệp có tác dụng gì? Hương Diệp được trồng chủ yếu để lấy tinh dầu, thành phần tinh dầu của Hương Diệp có tác dụng làm thuốc sát trùng (có thể dùng riêng hay phối hợp với các tinh dầu khác dưới dạng thuốc mỡ). Uống Hương Diệp có tác dụng hạ huyết áp nhẹ. Ngoài ra Hương Diệp còn có tác dụng đuổi muỗi như tinh dầu sả và trong công nghiệp tinh dầu Hương Diệp được dùng để phục vụ công nghiệp sản xuất chất thơm, nước hoa. Tinh dầu Hương Diệp thuộc loại đắt tiền và cao cấp. Trong y học cổ truyền, Hương Diệp còn được dùng để điều trị sốt, các vấn đề về đường ruột, vết thương, bệnh về đường hô hấp, bệnh thận, viêm dạ dày ruột, xuất huyết, đau dây thần kinh, nhiễm trùng họng.

Một số bài thuốc có chứa Hương Diệp

  • Hương Diệp chữa đau nhức xương khớp, đau nửa đầu, thấp khớp: lấy tinh dầu Hương Diệp massage nhẹ nhàng vào những chỗ đau nhức.
  • Hương Diệp rửa vết thương giúp kháng khuẩn: lấy 1 nắm lá tươi Hương Diệp đem rửa sạch rối cho thêm nước vào và đun (500ml nước) đến khi thu được dịch còn ½ so với lượng ban đầu thì dùng để rửa vết thương.
  • Hương Diệp giúp lợi tiểu: toàn cây Hương Diệp đem rửa sạch rồi đun với nước và uống hàng ngày.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Hương Diệp . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 133. Truy cập ngày 20/12/2023.
  2. Gâlea Carmen 1 and Gabriel Hancu (2014), Antimicrobial and Antifungal Activity of Pelargonium roseum Essential Oils, pubmed. Truy cập ngày 20/12/2023.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.