Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Dầu Rái Trắng (Dầu Nước/Dầu Con Rái Trắng)

Tên khoa học

Dipterocarpus alatus Roxb., họ Dầu (Dipterocarpaceae).

Tên khác

Dầu Rái Trắng có tên khác là Dầu Nước, Dầu Rái, Dầu Con Rái.

Nguồn gốc

  • Cây Dầu Rái Trắng được phân bố rộng rãi ở Ấn Độ , Lào, Mianma, Philippine và Việt Nam. Ở Việt Nam, Dầu Rái Trắng phân bố chủ yếu ở các vùng Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, khu vực Tây Nguyên thì ít gặp hơn, Bà Rịa Vũng Tàu. Dầu Rái Trắng cũng được trồng dọc ở các công viên, đường phố để lấy bóng mát ở thành phố Hof Chí Minh và 1 số vùng đô thị khác.
  • Dầu Rái Trắng thường mọc ở các vùng kiểu rừng thưa, rụng lá về mùa đông, ở độ cao 200-500m đôi khi lên tới 800m. Dầu Rái Trắng là cây ưa sáng và chịu được khô hạn, có thể chịu được bóng dâm trong 4-5 năm đầu. Dầu Rái Trắng ra hoa và quả trong nhiều năm quả có 2 cánh phát giúp phát tán nhờ gió để tái sinh tự nhiên.

Đặc điểm thực vật

  • Dầu Rái Trắng là cây mọc to thẳng có chiều cao 30-40 m, vỏ thân màu trắng mốc. Cành Dầu Rái Trắng non thì có lông. Lá cây mọc so le, hình trứng, dài 10-25cm gốc hơi hình tim, tròn, đầu nhọn, mặt dưới lá có lông, mép cũng có lông, mặt trên nhắn, lá kép dài và sớm rụng, có lông, cuống lá dài 3-4 cm.
  • Cụm hoa Dầu Rái Trắng mọc ở kẽ lá thành các chùm kép hay chùm đơn, dài 10-20cm hoa to không có cuống, đài có thùy dài và to có lông ở cả 2 mặt tràng có cánh nhẵn ở mặt trong nhị 28-32 có trung đới ngắn hơn chỉ bị, bầu hoa có lông.
  • Quả Dầu Rái Trắng có 2 cánh to, đài do lá đài phát triển thành, cánh có 5 gân.
Dầu Rái Trắng
Dầu Rái Trắng

Bộ phận dùng

Dầu Rái Trắng dùng phần nhựa dầu, lá và vỏ thân của cây.

Thu hái, chế biến

  • Thường khai thác nhựa của cây Dầu Rái Trắng vào mùa khô của Việt Nam từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Người ta sẽ đẽo lên thân cây những miếng vát dài có chiều dài từ 2-2,5 m sâu tới phần gỗ thứ cấp (thậm chí tới 1.3 đường kính của thân cây) phía dưới sẽ đẽo phẳng sau đó đào 1 lỗ để hững dầu. Trông nghiên vết đẽo giống miệng sáo. Đợi cho nhựa nhanh chảy người ta có thể đốt 1 ít rơm rạ vào nơi hõm hứng nhựa nhưng phải thật cẩn thận để tránh tình trạng cháy rừng. Dầu Dầu Rái Trắng chảy vào hõm và dùng thìa múc cho vào thùng to sức chứa 20kg.
  • Có nhiều nơi người ta không đẽo cây mà khoan cây 1 lỗ 45 độ sâu tới gỗ là nơi tập trung những ống tiết dầu. Dầu khi chảy ra được sẽ hứng vào thừng. Trung bình 1 cây cho khoảng 30kg dầu /năm và có khi lên tới 40-50 kg.
  • Thường 1 cây có độ tuổi 20-30 là có thể khai thác và thời gian khai thác kéo dài tới 60 năm. Theo nhiều tài liệu nói rằng hàng năm miền Nam khai thác được > 1000 tấn dầu, miền trung thì chưa rõ, Campuchia hàng năm cũng khai thác được 800 tấn dầu Dầu Rái Trắng.

Tính vị, quy kinh

  • Chưa có dữ liệu về tính vị quy kinh của dầu rái trắng.
  • Dầu Rái Trắng có thành phần chủ yếu và có giá trị nhất là nhựa dầu. Sau khi thu hoạch dầu Dầu Rái Trắng để lắng 1 thời gian sẽ thấy dầu nhựa phân tách thành 2 lớp có tỷ trọng khác nhau: lớp trên có màu nhạt hơn, lớp dưới đặc hơn. Dầu Dầu Rái Trắng hơi sền sệt có huỳnh quang, màu đỏ nâi nếu nhìn thằng có màu sẫm nhìn nghiêng có màu xanh xám, mùi hơi thơm gần giống mùi dấm.

Thành phần hóa học

  • Trong dầu Dầu Rái Trắng có chứa 79,1 % tinh dầu và nhựa 20,9%, trong tinh dầu chủ yếu là các chất sesquiterpen.
  • Tinh dầu được cất từ dầu rái không bay hơi có màu hơi vàng nhạt, mùi thơm tỷ trong 0,915-0,930 không toan hoàn toàn trong cồn 90% và chứa các thành phần các chất sesquiterpen cụ thể là α-gurjunene (30,31%), isoledene (13,69%), β-caryophyllene (3,14%). ), γ-gurjunene (3,14%), alloaromadendrene (3,28%) và spathulenol (1,11%).
  • Tannin và đường khử được tìm thấy trong chiết xuất lá, vỏ cây và cành cây.
  • Alkaloid và xanthones chỉ được tìm thấy trong vỏ cây, trong khi steroid được tìm thấy trong vỏ cây, cành cây và nhựa oleo.

Dầu Rái Trắng có tác dụng gì?

  • Nhựa của Dầu Rái Trắng gây độc tế bào ở mức độ khác nhau đối với bệnh bạch cầu tế bào T, tế bào ung thư biểu mô tế bào gan ở người, ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung. Dầu Rái Trắng thể hiện độc tính tế bào cao nhất trong tế bào HepG2 và độc tính tế bào thấp nhất trong tế bào Jurkat. Hoạt tính gây độc tế bào của nhựa có thể là do hàm lượng sesquiterpene
  • Dịch chiết thô etyl axetat-metanol của cành Dầu Rái Trắng ở nồng độ 20 và 40 mg/g cho thấy tác dụng phục hồi hàng rào bảo vệ da và biểu bì đồng thời giảm số lượng tế bào mast và Staphylococcus Aureus kháng methicillin ở chuột bị nhiễm Staphylococcus Aureus kháng methicillin.
  • Chiết xuất ethanol của lá Dầu Rái Trắng làm suy giảm anhedonia và suy giảm hành vi. Chiết xuất này làm giảm mức độ corticosterone trong huyết thanh, ức chế chọn lọc một phần đối với monoamine oxidase-A.
  • Chiết xuất từ lá, vỏ cây và cành cây Dầu Rái Trắng thể hiện hoạt động chống oxy hóa mạnh hơn nhựa Dầu Rái Trắng với chiết xuất vỏ cây cho thấy hoạt động chống oxy hóa cao nhất và hàm lượng phenolic cao nhất.
  • Chiết xuất lá, vỏ cây và cành cây cũng gây độc tế bào có liên quan đến tổng hàm lượng phenolic.
  • Các hợp chất hoạt tính sinh học của Dầu Rái Trắng có đặc tính phòng ngừa và/hoặc điều trị như chống ung thư, chống vi khuẩn, virus gây suy giảm miễn dịch, đặc tính chống viêm.
  • Các oligome resveratrol phân lập từ vỏ cây Dầu Rái Trắng cho thấy hoạt động gây độc tế bào chống lại tế bào ung thư HepG2 và SK-OV-3 ở mức cao hơn so với hóa trị liệu Adriamycin.
  • Axit ursolic, axit corosolic và isofouquierone triterpenes phân lập từ thân cây sesquiterpen và triterpen có tác dụng chống giun chỉ, chống viêm.
  • Dipterocarpol A phân lập từ cành Dầu Rái Trắng làm giảm nồng độ axit uric huyết thanh và cho thấy hoạt động chống viêm.
  • Vỏ cây Dầu Rái Trắng được dùng chữa các bệnh về gan, thấp khớp, bồi bổ sức khỏe, thải tạp chất và giảm đau răng, điều trị các bệnh ngoài da khác nhau.
Dầu Rái Trắng
Dầu Rái Trắng

Công năng chủ trị

Trong nhân dân, Dầu Rái Trắng được dùng chủ yếu trong tiêu viêm, kháng sinh, làm dịu, vỏ được dùng để lọc máu, bổ máu. Dầu Rái Trắng được dùng để bôi lên chân giúp dự phòng bệnh sán vịt, chữa vết loét. Nhựa Dầu Rái Trắng giúp chữa viêm niệu đạo, bệnh lậu, viêm cuống phổi nhưng chủ yếu dùng trong băng bó vết thương. Ở Ấn Độ, nhựa dầu được dùng thay capachu để chữa bệnh lậu. Dùng chồi non của lá Dầu Rái Trắng còn giúp chế ra thuốc xoa hay đắp lên bụng giúp chữa cơn đau gan dữ dội.

Một số bài thuốc có chứa Dầu Rái Trắng

  • Phòng bệnh sán vịt: dùng dầu rái bôi lên chân cho những người thường xuyên phải làm việc dưới nước để tránh và phòng ngừa bệnh sán vịt.
  • Chữa lậu: 2-4 g nhựa dầu Dầu Rái Trắng mỗi ngày dùng theo đường uống.
  • Chữa cơn đau gan dữ dội: 2-3 lá Dầu Rái Trắng đem giã nát và đắp lên bụng vùng ở gan và giữ lâu giúp giảm những cơn đau gan.
  • Các vết loét: dùng dầu nhựa của Dầu Rái Trắng đem đắp vào các vết loét giúp làm lành nhanh vết loét.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Dầu Rái Trắng . Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 627. Truy cập ngày 16/12/2023
  2. Đỗ Huy Bích (2006), Dầu Rái, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 233. Truy cập ngày 16/12/2023.
  3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Dầu Rái , trang 296. Truy cập ngày 16/12/2023.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.